Cl là kim loại hay phi kim vì sao

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Kim loại và phi kim là hai loại đơn chất cực kỳ quan trọng và phổ biến trong chương trình hóa học trung học. Trái ngược với kim loại là những nguyên tố cho e, phi kim là những nguyên tố hóa học nhận e khi tham gia phản ứng hóa học nên nó thường mang điện tích âm trong hợp chất.

Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn (I2, S, P, ...); lỏng (chỉ có Br2); khí (O2, Cl2, H2, N2,...).

Hầu hết các nguyên tố phi kim không có ánh kim, dẫn nhiệt kém, nhiệt độ nóng chảy thấp. Phần lớn các phi kim không dẫn điện; một số thì có sự biến tính, ví dụ như cacbon: dạng thù hình than chì có thể dẫn điện, còn dạng thù hình kim cương thì không dẫn điện. 

Phân loại các nguyên tố phi kim

Phi kim gồm có các loại sau:

Khí hiếm: Heli, Neon, Argon, Krypton,Xenon, Radon, Oganesson

Halogen: Flo, Clo, Brom, Iot, Astatin

Á kim: boron (B), silicon (Si), germanium (Ge), arsenic (As), antimony (Sb), tellurium (Te) và polonium (Po)

Các phi kim còn lại: ôxy, lưu huỳnh, selen, nitơ, phốtpho, cacbon, hiđrô

Tính chất hóa học của phi kim

1. Tác dụng với kim loại

Phi kim tác dụng với kim loại tạo muối hoặc oxit

2Na  +  Cl2 →  2NaCl (Natri clorua)

Fe  +  S → FeS (Sắt (II) sunfua)

2Na   +   H2   →    2NaH (Natri hidrua)

2Cu    +   O2   → 2CuO (Đồng II oxit)

3Fe +2O2 → Fe3O4 (Sắt (II) (III) oxit)

2. Tác dụng với hiđro:

Các phi kim tác dụng với hidro đa số đều tạo thành hợp chất khí, có thể hòa tan trong nước tạo thành axit.

H2   +   Cl2   → 2HCl

H2 + S → H2S

 H2 + Br2 → 2HBr

 2H2   +   O2  →   2H2O

3. Tác dụng với oxi:

Một số phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit
S  + O2  →  SO2

C + O2 → CO2

4P +  5O2  → 2P2O5

4. Một số tính chất riêng của phi kim

Một số phi kim tác dụng với dung dịch axit sunfuric, axit nitric đặc nóng

S + 2H2SO4  →  3SO2↑ + 2H2O

C + 4HNO3    →    2H2O    +    4NO2    +    CO2

2P + 5H2SO4 →  2H3PO4  +  5SO2↑  +  2H2O

Phi kim halogen tác dụng với NaOH

Tùy vào độ mạnh yếu của phi kim halogen mà tạo ra những sản phẩm khác nhau ở những điều kiện khác nhau:

F> Cl > Br > I

Flo phản ứng với NaOH loãng nồng độ 2% lạnh:

2F2 + 2NaOH → OF2 + 2NaF + H2O

Cl2   +    2NaOH    →    H2O    +    NaCl    +    NaClO

3Cl2    +    6NaOH    →to    3H2O    +    5NaCl    +    NaClO3

Br2   +    2NaOH đậm đặc, lạnh          →    H2O    +    NaBrO    +    NaBr

3Br2    +    6NaOH đậm đặc, nóng   →    3H2O    +    NaBrO3    +    5NaBr

I2   +   2NaOHđậm đặc, lạnh      →   H2O   +   NaI   +   NaIO                 

5. Mức độ hoạt động hóa học của phi kim:

Mức độ hoạt động hóa học của phi kim thường được xét dựa vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.

Flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động mạnh (flo là phi kim hoạt động mạnh nhất vì có độ âm điện cao nhất: 3,98).

Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn

Bài 1:

Nung hỗn hợp gồm 5,6g sắt và 1,6g lưu huỳnh trong môi trường không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A thu được hỗn hợp khí B.
Viết các phương trình hóa học và tính thể tích dung dịch HCl 1M đã tham gia phản ứng.

Hướng dẫn giải:

nFe = 0,1 mol; nS = 0,05 mol

Phương trình phản ứng:

Fe + S → FeS (1)

Theo phương trình: nFe pư = nS = 0,05 mol ⇒ nFe dư = 0,1 – 0,05 = 0,05 mol

nFeS = nS = 0,05 mol

Nên hỗn hợp chất rắn A có Fe dư và FeS

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2  (2)

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S  (3)

Dựa vào phương trình phản ứng (2) và (3), ta có:

nHCl = 2.nFe + 2.nFeS = 2. 0,05 + 2. 0,05 = 0,2 mol

VHCl = 0,2 /1 = 0,2 lít.

Bài 2

Đốt bột 13g Zn trong không khí, sau khi kết thúc phản ứng, người ta cho vào hỗn hợp một lượng dư dung dịch HCl thì thấy có khí 3,36l H2thoát ra (đktc). Tính hiệu suất đốt

2Zn + O2→ to 2ZnO 1

ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O 2

Zn dư: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑ 3

nZn=1365=0,2 mol

nH2=3,3622,4=0,15 mol

Dựa vào phương trình (1)( 2)( 3) ta thấy số mol hidro thoát ra bằng số mol kẽm không phản ứng cháy. Vậy hiệu suất cháy:

H%=0,150,2x100%=75%

Bài 3

Cho dung dịch chứa 0,4 mol HCl tác dụng với MnO2 dư thu được khí clo. Khí clo tạo ra phản ứng hết với Al

Tính khối lượng AlCl3 thu được

MnO2 + 4HCl →to MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O

3Cl2 + 2Al →to 2AlCl3

nCl2 = 0,1 mol => nAlCl3 = 0,2/3 mol

=> Khối lượng AlCl3 = 0,2x133,5/3 = 8,9 gam

Bài 4

Một hỗn hợp gồm O2 và CO2 có thể tích 4,48 lít (đktc) khi cho sục vào dung dịch NaOH dư. Tính khối lượng Na2CO3 tạo ra. Biết trong hỗn hợp đầu, thể tích O2 và CO2 bằng nhau 

Do NaOH dư, nên chỉ có phản ứng:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

nO2 = nCO2 = 0,1 mol

=> nNa2CO3 = 0,1 mol

Khối lượng Na2CO3 = 106 x 0,1 = 10,6 gam

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về tính chất hóa học của phi kim, hi vọng những kiến thức này giúp ích được bạn trong việc học. Các bạn nên làm các đề bài mình ra trước khi xem đáp án để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn muốn xem các bài viết có liên quan đến oxit hay kim loại có thể tham khảo các bài viết này.

Tìm hiểu về oxit và tính chất hóa học của oxit : Chúng ta biết oxit là hợp chất của oxi và một nguyên tố hóa học khác. Vậy các tính chất hóa học của oxit gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Kim loại và tính chất hóa học của kim loại  : Nhiều người cho rằng crom là kim loại cứng nhất thế giới, nhưng thực tế có đúng như vậy không? hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Cho 2 nguyên tố Cl (Z = 17); Al( Z=13)a. Viết cấu hình electronb. Cho biết chúng là kim loại, phi kim hay khí hiếm? vì sao?

Các câu hỏi tương tự

Clo là một halogen tiêu biểu và quan trọng. Chúng cũng có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Vậy tính chất hóa học của Clo là gì? Chúng có ứng dụng và cách điều chế ra sao?

Tính chất vật lý và tính chất hóa học của clo

Tính chất vật lý của clo

Clo là một phi kim và cụ thể là một nguyên tố thuộc nhóm halogen. Ở điều kiện thường, clo ở trạng thái khí. Chúng có màu vàng lục và mùi rất hắc. Đây là một halogen tương đối độc, giống với brom.

Clo ở trạng thái phân tử có khối lượng là 71, do đó, nó sẽ nặng hơn không khí gần 2,5 lần. Thông thường, clo có thể tan được trong nước. Tuy nhiên, chúng thường tan mạnh hơn trong các dung môi hữu cơ.

Trong tự nhiên, Clo thường tồn tại ở dạng hợp chất. Cụ thể là ở dạng muối clorua, đặc biệt là muối ăn NaCl. KCl cũng là một loại muối khá phổ biến, nó có trong một số loại khoáng vật như cacnalit và xinvinit.

Tính chất hóa học của clo

Tính chất hóa học của clo lớp 9 chúng ta đã được tìm hiểu bước đầu. Khi lên đến trung học phổ thông, chúng ta sẽ được tìm hiểu thêm về phi kim này ở lớp 10. Vậy clo có những tính chất gì?

Nhắc tới tính chất hóa học của clo, chắc chắn không thể bỏ qua tính oxi hóa của phi kim này. Clo là một chất có tính oxi hóa mạnh. Trong các hợp chất như NaCl, KCl… Clo thường có mức oxi hóa là -1. Tuy nhiên, clo cũng là một chất có tính khử. Tính khử của clo được thể hiện trong trường hợp tác dụng với Oxi. Các mức oxi hóa của clo thường là +1, +3, +5 hay +7…

Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về một số tính chất hóa học quan trọng của halogen này nhé.

Giống như những phi kim khác, clo sẽ tác dụng với kim loại để tạo ra muối. Người ta gọi muối này là halogenua. Tức là chúng sẽ được đọc bằng việc ghép tên của halogen với đuôi ua.

Clo sẽ tác dụng với hầu hết các kim loại chỉ trừ Au và Pt.

Ví dụ:

2Na+Cl22NaCl

2Fe+3Cl22FeCl3

Clo sẽ tác dụng với hidro để tạo ra một hợp chất khí.

H2+Cl22HCl

HCl khi được hòa tan vào nước sẽ tạo ra một axit. Vậy tính chất hóa học của HCl là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở những bài viết sau nhé.

Cl2 là chất có phản ứng thuận nghịch hay còn gọi là phản ứng hai chiều với nước.

H2O+Cl2HCl+HClO

Cl2+2NaBr2NaCl+Br2

2FeCl2+Cl22FeCl3

Tính chất hóa học của clo cũng có nhiều điểm tương đồng với tính chất hóa học của flo và tính chất hóa học của brom. Bởi đây cũng là những chất halogen hoạt động mạnh. Các em hãy dựa trên sự tương đồng này để viết các phương trình tương ứng với flo và brom nhé.

Cl là kim loại hay phi kim vì sao
Tính chất hóa học của Clo – Ứng dụng và Điều chế Clo

Những cách điều chế Clo

Điều chế trong phòng thí nghiệm

Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học sẽ điều chế clo bằng cách cho HCl tác dụng với những chất oxi hóa mạnh. Thông thường những chất thường được dùng như MnO2KMnO4 ngoài ra còn có K2Cr2O7KClO3.

Ví dụ: MnO2+4HClMnCl2+Cl2+2H2O

2KMnO4+16HCl2KCl+2MnCl2+5Cl2+6H2O

Điều chế trong công nghiệp

Trong công nghiệp, cách điều chế clo sẽ khác với trong phòng thí nghiệm. Do trong công nghiệp đòi hỏi một lượng clo lớn, vì thế cần sử dụng những nguyên liệu giá rẻ và phổ biến để điều chế.

Trong công nghiệp, clo sẽ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối Natri clorua.

2NaCl2Na+Cl2

Ngoài ra, người ta cũng có thể sử dụng phương pháp điện phân dung dịch muối có màng ngăn.

2NaCl+2H2OH2+2NaOH+Cl2

Cl là kim loại hay phi kim vì sao
Tính chất hóa học của Clo – Ứng dụng và Điều chế Clo

Ứng dụng của clo trong đời sống

Ứng dụng chủ yếu nhất của clo là dùng để điều chế nhựa PVC cũng như các chất dẻo hay cao su. Ngoài ra, với tính oxi hóa và tính khử, CLORAMIN còn được dùng để khử trùng nước sinh hoạt.

Clo còn là một trong những thành phần để điều chế nước javen tẩy trắng quần áo, vải sợi… Đồng thời chúng cũng được dùng để sản xuất clorua vôi.

Tuy nhiên, clo được biết tới là một chất có độc tố. Chúng có thể gây các bệnh về đường hô hấp, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng con người. Vì thế, khi sử dụng clo, chúng ta cần hết sức lưu ý tới vấn đề bảo hộ để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Nguồn: https://dinhnghia.vn/hoa-hoc/