Cơm cha áo mẹ chữ thầy là gì năm 2024

Con người từ lúc còn là đứa trẻ đến khi trưởng thành được sự giáo dưỡng của cha, mẹ và thầy. Cha lo cho cơm no, mẹ lo cho mặc ấm, thầy dạy hiểu biết đạo lý làm người. Con người được gọi là thành người là người có học. Khi xưa, vị trí của người thầy trong xã hội được tôn vinh tuyệt đối. "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Một học trò thường chỉ học với 1-2 thầy, dù không thi đỗ đạt cũng được mọi người xem trọng là người có học. Bởi những gì học trò lĩnh hội được từ thầy dạy sẽ áp dụng, thể hiện trong cuộc sống, một lối sống chuẩn mực để không bị chê trách, hổ thẹn với lương tâm.

Để bắt kịp tri thức thời đại, nền giáo dục nước ta không còn khép kín mà tiếp thu học thuật bốn phương, mở rộng nhiều môn học tự nhiên và xã hội theo tri thức mới. Khi Tổ quốc độc lập, thống nhất, được đi học không còn hãn hữu ở một số người. Toàn dân đều được học tập. Một học trò được học với rất nhiều thầy. Thời lượng các môn học dạy làm người như giáo dục công dân và văn học chiếm tỉ trọng rất thấp trong chương trình học. Xã hội tiến lên với kiến thức đồ sộ để cạnh tranh, chinh phục hơn là nhân văn.

Tuy vậy, nhân cách nhà giáo vẫn được gìn giữ như vốn quý ở đa số người thầy trong hiện tại. Khi đã chọn nghề dạy học thì người thầy đã chọn cho mình một nghề không cho phép bản thân được sống buông thả. Dù giàu hay nghèo, tư cách người thầy vẫn phải được thể hiện chuẩn mực trong lối sống. Bởi thế, mỗi người thầy là một điểm sáng ảnh hưởng mạnh đến gia đình, xã hội trong một bán kính nào đấy, nhất là khi người mẹ là người thầy.

Sự giáo dưỡng con cái của những người mẹ theo nghề dạy học khác với những người mẹ khác bởi tính nghề nghiệp. Mẹ trở thành người thầy thật sự đầu tiên của đứa con. Đứa trẻ được sống trong môi trường sư phạm từ ấu thơ. Lối sống của người mẹ làm thầy ảnh hưởng trực tiếp, có tính giáo dục rất mạnh trong việc hình thành nhân cách của con. Những đứa con như thế lớn lên và truyền thống được nối tiếp. Những điểm sáng như thế tăng tiến theo cấp số nhân trong xã hội, bảo tồn tính nhân văn.

.jpg?w=1130)

Komexki từng nói: “Dưới ánh mặt trời, không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”. Tháng 11 về, chút nắng hanh hao cùng với làn gió se sẽ lạnh lại nhắc nhớ mỗi người về mùa tri ân. Trong không khí hân hoan của những ngày tháng 11, cả xã hội thể hiện tấm lòng trân trọng, tôn vinh công lao cao cả đối với nhà giáo, sáng ngày 23/11/2020, Chi đoàn 11A do cô giáo Đỗ Thị Hạnh chủ nhiệm đã thực hiện thành công chuyên đề CƠM CHA, ÁO MẸ, CHỮ THẦY!

.jpg?w=900)

Ban giám hiệu chụp cùng tập thể lớp và cha mẹ học sinh 11A

.jpg?w=900)

Thầy Hiệu trưởng chụp cùng GVCN và đại diện CMHS 11A

Mở đầu chuyên đề là màn hát múa ấn tượng: Người Thầy! Với những ca từ mượt mà, với những điệu múa uyển chuyển, các chàng trai, cô gái 11A đã đem đến cho quý cha mẹ học sinh, các thầy cô và các bạn học sinh những xúc cảm chân thành, nồng ấm.

.jpg?w=900)

Hát múa Người Thầy!

Tiếp theo là tiểu phầm Cô ơi! Con nợ cô một lời xin lỗi! Thông qua tiểu phẩm, 11A muốn gửi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy cô. Mỗi khi học trò lầm lỗi, bằng sự bao dung và tình yêu, bằng sự quan tâm và tấm lòng rộng lượng, thầy cô đã đã luôn mở rộng vòng tay chở che để chúng em nhận ra lỗi lầm. Lần đầu lên sân khấu, lần đầu trở thành diễn viên nên các bạn còn rất nhiều bỡ ngỡ, nhưng nhận được sự cổ vũ của cha mẹ, thầy cô và các bạn học sinh, tiểu phẩm đã diễn ra tốt đẹp với rất nhiều thông điệp mang ý nghĩa nhân văn.

.jpg?w=900)

Hình ảnh trong vở kịch

Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên trong cuộc đời của mỗi chúng ta, dìu dắt chúng ta những bước đi đầu tiên và bài học làm người đầu tiên. Trong chuyên đề, các bạn học sinh 11A đã gửi đến cha, đến mẹ lời tri ân sâu sắc. Các bạn hô vang câu nói: Chúng con yêu cha mẹ! Những giọt nước mắt rưng rưng, những nụ cười hạnh phúc nở trên môi mẹ cha chính là những niềm vui, niềm hạnh phúc mà quý cha mẹ cảm nhận được qua chuyên đề.

Mỗi mùa xuân sang

Mẹ tôi già thêm một tuổi.

Mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa Mẹ càng gần.

Rồi mùa xuân ấy, tóc trắng Mẹ bay

như gió, như mây bay qua đời con,

như gió, như mây bay qua thời gian.

Nhạc sĩ Trần Long Ẩn đã nói hộ tình cảm biết ơn của mỗi người con đến cha mẹ mình. Tình cảm ấy được thể hiện sự kết hợp ngọt ngào giữa cô giáo chủ nhiệm Đỗ Hạnh và bạn Hồng Thắm qua ca khúc Mừng tuổi mẹ.

.jpg?w=900)

Cô Đỗ Hạnh và bạn Hồng Thắm thể hiện ca khúc Mừng tuổi mẹ!

Chia tay với ca khúc trữ tình Mừng tuổi mẹ, tiếp đến là tiết mục nhảy vô cùng sôi động của các nam thanh nữ tú 11A. Cả sân trường như nóng lên với những tràng pháo tay giòn giã .

.jpg?w=900)

Ảnh các bạn học sinh trong tiết mục nhảy

Chuyên đề đã kết thúc nhưng để lại những ấn tượng và những xúc cảm khó phai trong lòng thầy cô và các bạn học sinh. Đây là dịp để học sinh thể hiện tấm lòng của mình đến các thầy cô, cha mẹ, đồng thời là sân chơi bổ ích để học sinh thể hiện khả năng, tự tin hơn, nỗ lực và cố gắng hơn trong các hoạt động tập thể

.jpg?w=900)

Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Quốc Nam nhận xét về chuyên đề.