Còn giời bổ vào thịt gà

Có thể tử vong vì ăn món kỵ nhau

Dân ấp Phong Mỹ (Cao Lãnh - Đồng Tháp) vẫn còn nhớ câu chuyện đau lòng của chị N.N, do nhà hết đường cát nên đã dùng mật ong cho vào tàu hũ cho mẹ chồng ăn. Vài giờ sau bà cụ kêu mệt, khó thở, một hồi sau thì hôn mê... trên đường đưa tới bệnh viện thì chết. Sau này mới biết rằng, trong tàu hũ thường có thạch cao, mật ong thì có đường. Khi hai thành phần này gặp nhau sẽ tạo hiện tượng vón cục đông cứng trong dạ dày làm người ăn khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Nếu người đó có bệnh về tim mạch thì thời gian dẫn đến tử vong càng nhanh.

Đầu tháng 4-2006, BV Nhi Đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) cấp cứu cho bé T.V.H, 6 tháng tuổi, từ Long An tới trong tình trạng khó thở, tim có dấu hiệu ngừng đập, toàn thân tím tái... Do bé ngán sữa mẹ nên gia đình đã dùng nước củ dền pha với sữa. Tuy nhiên, củ dền dùng với sữa sẽ gây ngộ độc vì rất dễ kết hợp với hồng cầu làm cản trở vận chuyển ô-xy trong cơ thể, gây tình trạng thiếu ô-xy, tím tái, đe dọa tính mạng. Các bác sĩ đã rất vất vả mới cứu được bé.

Trong "Mười yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em", dược sĩ Trương Tất Thọ đã viết hàng năm, các khoa nhi ở các bệnh viện phải tiếp nhận nhiều ca cấp cứu ngộ độc do cha mẹ dùng nước củ dền pha sữa, làm trẻ bị suy hô hấp. Trong củ dền có nitrat, nitric khi vào cơ thể sẽ bám vào hồng cầu, biến ion sắt hai (Fe 2+) thành ion sắt ba (Fe 3+), làm mất khả năng chuyên chở oxy trong tuần hoàn máu khiến cơ thể tím tái suy hô hấp, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Đặc biệt nguy hiểm là trẻ bị suy hô hấp nhưng lại không thở được bằng oxy vì không thể gắn kết oxy vào máu do nước củ dền gây ra.

Những món ăn kỵ nhau

Theo lương y Dương Xuân Mến (Phòng khám đông y Giảng Võ, Hà Nội): "Trách nhiệm của người nội trợ phải thuộc nằm lòng những món ăn quen thuộc nhưng lại kỵ nhau để tránh món ngon bổ thành thuốc độc". Tùy từng thể trạng mà những món ăn "kỵ" nhau sẽ làm người ăn bị khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy. Người yếu thì phát bệnh theo chứng của thận, người dạ dày yếu thì phát chứng dạ dày...

Theo đó thịt lợn không bao giờ được nấu chung với ốc bươu, cam thảo. Thịt bò, thịt trâu không ăn chung với lươn và hẹ. Gan dê không nên ăn với măng tre. Măng tre không dùng chung với mạch nha... Một số món ăn còn biểu hiện rõ như:

- Thịt chó nếu ăn với tỏi sẽ gây khó tiêu.

- Củ tỏi ăn chung với cá trắm dễ làm cho bụng trướng đầy hơi, hay sinh ra sán.

- Ăn cua không nên ăn cùng cam, quýt vì dễ gây buồn nôn. Cũng không nên ăn chung với bí đỏ vì là chất kỵ nhau.

- Cua không nên ăn với mật ong, kem, sẽ làm ứ trệ ở dạ dày.

- Cua không nấu với quả cà dái dê.

- Thịt gà, trứng gà không nên ăn với quả lý.

- Quả lý không nên nấu chung với cá trắm đen.

- Bí đỏ không nấu với tôm.

- Thịt dê không nên ăn chung với bí ngô, hoặc không nên dùng nồi đồng để nấu.

- Kỵ việc dùng cành củi cây dâu tằm để nấu thịt lươn.

- Lươn kỵ nấu với táo đỏ.

- Thịt lươn trắng kỵ ăn với dấm.

- Bắp kỵ nấu với ốc.

- Ốc không nấu với mì để ăn.

Ngoài ra, cần lưu ý thêm:

- Cơm không đậy kỹ, để thằn lằn đái vào thì ăn sẽ bị ngộ độc...

- Thịt gà cần chặt ở thớt sạch và cất cẩn thận, nếu không rết chạm vào làm người ăn sẽ chết...

Zona thần kinh không chỉ gây tổn thương da mà còn khiến cho người bệnh mất tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Để kiểm soát căn bệnh này, bệnh nhân cần chú ý đến chế độ ăn uống. Vậy người bệnh zona thần kinh có ăn được thịt gà không? Câu trả lời sẽ được giải đáp rõ trong bài viết sau.

Còn giời bổ vào thịt gà
Thịt gà là thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe con người.

Bệnh zona thần kinh có ăn được thịt gà không?

Bệnh nhân mắc bệnh zona thần kinh là do virus Varicella-Zoster gây ra. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ bị xuất hiện các bóng nước nổi lên bề mặt da khiến làn da bị tổn thương, đau đớn và ngứa ngáy. Với căn bệnh này, ngoài việc thực hiện đầy đủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, chế độ ăn uống cũng có vai trò quan trọng giúp bệnh nhanh chóng khỏi.

Với căn bệnh zona thần kinh, người bệnh không nên ăn thịt gà. Theo các chuyên gia sức khỏe cho biết, thịt gà có chứa một lượng lớn chất đạm giàu Arginine. Thành phần này là một loại axit amin, tham gia trực tiếp vào quá trình tái tạo lượng ure ở gan. Đồng thời giúp điều hòa amoniac gây ra những phản ứng ngoài da của cơ thể. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh zona thần kinh ăn thịt gà sẽ khiến cho triệu chứng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, thịt gà còn tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn phát triển nhanh chóng hơn. Các nghiên cứu đã chứng minh, trong một miếng ức gà sẽ có đến 9 gram arginine. Mặc dù liều lượng của thành phần này không quá lớn nhưng khi người bệnh ăn vào sẽ khiến cho nồng độ ure trong gan tăng nhanh chóng, không tốt cho quá trình điều trị bệnh.

Ngoài ra, thịt gà còn khiến cho làn da rất dễ bị sẹo lồi do mụn nước bị vỡ ra. Nếu người bệnh ăn thịt gà vào thời điểm làn da đã tạo vảy và lành da non thì sẽ khiến bệnh da trở nên xấu xí và khó làm lành các tổn thương hơn. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh zona thần kinh cần chú ý trong chế độ ăn uống của bản thân mình, tránh làm tổn thương làn da và khiến bạn trở nên nặng hơn.

Người bệnh zona thần kinh nên ăn gì và kiêng gì?

Rất nhiều bệnh nhân đã nhầm lẫn bệnh zona thần kinh với giời leo bởi những vệt tấy đỏ phát triển ở dọc dây thần kinh trên cơ thể và một số vị trí khác như dọc cánh tay, thân sườn,… Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể khiến bệnh nhân đối diện với tình trạng viêm màng não, viêm tụy cắt ngang, xuất huyết giảm tiểu cầu,… Chính vì vậy, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống của bản thân mình hợp lý để có thể kiểm soát kịp thời căn bệnh này.

# Thực phẩm người bệnh cần kiêng:

Bên cạnh việc kiêng thịt gà, bệnh nhân mắc bệnh zona thần kinh cần kiêng một số thức ăn có chứa hàm lượng arginine cao trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Một số loại thực phẩm người bệnh zona thần kinh không nên ăn như:

Còn giời bổ vào thịt gà
Người bệnh zona thần kinh không nên ăn thịt lợn.
  • Sườn lợn, thịt lợn (14 g Arginine/100 gram sườn lợn)
  • Hạt bí (7 gram Arginine/200 gram hạt bí)
  • Đậu nành (4.6 gram arginine/100 gram đậu nành)
  • Tảo Spirulina (4.6g Arginine/100 gram tảo)
  • Thức ăn chế biến sẵn (xúc xích, đồ đóng hộp, thịt nguội,…)
  • Thức ăn ngọt, chiên, rán, nhiều dầu mỡ
  • Đồ uống chứa nhiều carbohydrate, chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…
  • Ngũ cốc tinh chế (lúa mì, bánh ngọt, mì gói,…)

# Thực phẩm người bệnh nên ăn:

Bổ sung các loại thức ăn có lợi cho cơ thể sẽ giúp người bệnh kiểm soát được triệu chứng khó chịu do bệnh zona thần kinh gây ra. Bệnh nhân mắc bệnh zona thần kinh có thể bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm sau:

  • Thức ăn giàu vitamin C từ rau quả, trái cây, tía tô,…
  • Thức ăn giàu thành phần Lysine (cá, sữa, pho mát, củ tỏi,…)
  • Thức ăn giàu chất sắt và kẽm (hải sản, thịt đỏ)
  • Cam thảo, chuối, sữa chua,…

Cách kiểm soát khi mắc bệnh zona thần kinh

Khi mắc bệnh zona thần kinh, người bệnh cần sớm tiến hành thăm khám, điều trị bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc uống và thuốc bôi bên ngoài để ngăn ngừa các tổn thương do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, để bệnh nhanh chóng khỏi, bệnh nhân nên thực hiện một số yêu cầu sau.

Còn giời bổ vào thịt gà
Bệnh nhân mắc bệnh zona thần kinh cần chú ý vệ sinh da sạch sẽ.
  • Vệ sinh làn da sạch sẽ, tránh làm tổn thương da bởi các vật dụng hàng ngày
  • Không được dùng tay làm trầy xước, vỡ các mụn nước vì chúng sẽ khiến cho các mụn nhanh chóng lây lan sang vùng da xung quanh và dễ nhiễm trùng hơn
  • Thực hiện đúng các hướng dẫn của bác sĩ để giảm cơn đau rát, ngứa ngáy, sưng tấy ở làn da
  • Người bệnh có thể chườm đá lạnh lên vùng da đã bị đau ngứa thường xuyên để giảm cảm giác khó chịu.
  • Nếu muốn dùng thảo dược điều trị bệnh, bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Giữ ấm cơ thể, nên tắm bằng nước ấm để tránh tổn thương da
  • Với những nốt mụn đã bị tổn thương trên diện rộng, người bệnh cần dùng băng gạc để bảo vệ da tránh bị vi khuẩn tấn công.
  • Sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát trùng để ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm sang vùng da khác.
  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh khiến bệnh không khỏi mà biến chứng nặng hơn
  • Không được đắp đậu xanh, lá thuốc nam, gạo nếp,… lên da bị nổi mụn vì dễ gây viêm loét, kích ứng da, nhiễm trùng,…
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để tránh gây loét vết thương, lây lan sang vùng da khác

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bệnh nhân giải đáp được thắc mắc: Người bệnh zona thần kinh có ăn được thịt gà không? Chế độ ăn uống giúp kiểm soát bệnh zona thần kinh. Tuy nhiên, nếu bổ sung không đúng thực phẩm sẽ khiến bệnh càng trầm trọng hơn. Do đó, khi mắc phải căn bệnh này, ngoài việc tiến hành thăm khám, người bệnh không nên chủ quan trong việc lựa chọn các loại thức ăn bổ sung cho cơ thể của mình.

Có thể bạn quan tâm: 

  • Bệnh zona thần kinh có lây không?
  • Bệnh zona thần kinh trên mặt – Dấu hiệu và cách điều trị
  • Bệnh zona thần kinh ở mắt có nguy hiểm không, cách điều trị?