Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác như thế nào

Bài 16 QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA vụ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC Đặt vấn để * Tìm hiểu tình huông đặt vấn đề Câu hỏi: Theo em, trong sô': người chủ chiếc xe máy, người được giao giữ xe (người trông xe), người mượn xe, ai là người có quyền: Giữ gìn bảo quản xe; Sử dụng xe để đi; Bán, tặng, cho người khác mượn; Hưởng dẫn trả lời: Người chủ chiếc xe máy mới là người có quyền sở hữu chiếc xe, có quyền bán, tặng, cho người khác mượn. Người được giao giữ xe (người trông xe), chỉ giữ gìn bảo quản xe. Người mượn xe chỉ được sử dụng xe để đi. Câu hỏi: Bình cổ ông An tìm được có thuộc về ông An không? Theo em, ông An có quyền đem bán chiếc bình cổ đó không? Vì sao? Hướng dẫn trả lời: Bình cổ ông An tìm được không thuộc về ông An mà thuộc về nhà nước, là tài sản của nhà nước. Vì thế ông An không có quyền đem bán chiếc bình cổ đó mà ông An phải có trách nhiệm đem nộp chiếc bình cổ đó cho Sở Văn hoá - Thông tin hoặc Viện bảo tàng. Nội dung bài học Câu hỏi: Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? Hướng dẫn trả lời: Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân (chủ sở hữu) đốì với tài sản thuộc sở hữu của mình. Câu hỏi: Quyền sở hữu tài sản của công dân bao gồm những gì? Hướng dẫn trả lời: Quyền sở hữu tài sản của công dân bao gồm: Quyền chiếm hữu và quyền trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sản; Quyền sử dụng: là quyền khai thác giá trị tài sản và hưởng lợi từ giá trị sử dụng tài sản. Quyền định đoạt: quyết định đốì với tài sản như mua, tặng, cho để lại kế thừa, phá huỷ, vứt bỏ. Câu hỏi: Công dân có các quyền sỡ hữu nào? Cho ví dụ? Hướng dẫn trả lời: Công dân có các quyền: + Thu nhập hợp pháp (lương tháng, buôn bán, chăn nuôi, trồng trọt...); + Để dành của cải (tiền, vàng, kim loại quý..); + Sở hữu nhà ở (nhà nhà nước bán, cha mẹ cho, bản thân tự xây dựng...); + Sở hữu tư liệu sinh hoạt (tủ lạnh, ti vi, máy tính...); + Sở hữu vốn và tài sản trong các doanh nghiệp. Câu hỏi: Tôn trọng tài sản cưa người khác thể hiện qua những hành vi nào? Vì sao phải tôn trọng tài sản của người khác? Hướng dẫn trả lời: Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, của tổ chức tôn trọng tài sản của người khác thể hiện qua những hành vi (của tập thể và của nhà nước). + Có trách nhiệm đôi với tài sản được giao quản lý. + Giữ gìn cẩn thận không để mất mát hư hỏng. + Nhặt được .của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật. + Khi vay, nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn. + Khi mượn giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả cho chủ sở hữu. Nếu làm hư hỏng phải sữa chữa và bồi thường tương ứng với giá trị tài sản. + Nếu gây thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Phải tôn trọng tài sản của người khác đó là nghĩa vụ của công dân, nếu xâm phạm tài sản của người khác là vi phạm pháp luật và bị pháp luật xử lý theo luật định. Câu hỏi: Tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức nào của công dân? Hướng dẫn trả lời: Tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức thật thà, trung thực, liêm khiết của công dân. Câu hỏi: Nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu là gì? Cho ví dụ. Hướng dẫn trả lời: Bộ Luật Dân sự quy định chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đôi với tài sản, nhưng không được làm thiệt hại và ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Ví dụ: khi xây dựng nhà ở của mình không được đào rãnh thoát nước (thuộc phần đất nhà mình) sát móng tường nhà hàng xóm vì điều đó có thể làm ảnh hưởng tới độ an toàn của nhà hàng xóm. Câu hỏi: Những tài sản nào thuộc sở hữu của công dân? Hướng dẫn trả lời: Còng dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vỗh và tài sản khác trong doanh nghiệp, trong các tổ chức kinh tế. Câu hỏi: Trong các tài sản sau, tài sản nào thuộc sở hữu của công dân? Hướng dẫn trả lời: + Phần vôn, tài sản trong doanh nghiệp tư nhân; + Đất đai; + Đường quốc lộ; + Trường học; + Bệnh viện; + Rừng núi; + Khoáng sản; + Tài nguyên trong lòng đất; + Di tích lịch sử văn hoá - danh lam thắng cảnh. Trong các tài sản trên, phần vốn, tài sản trong doanh nghiệp tư nhân là tài sản thuộc sở hữu công dân. Câu hỏi: Những tài sản nào Nhà nước quy định phải đăng ký quyền sở hữu? Hướng dẫn trả lời: Những tài sản nhà nước quy định phải đăng ký quyền sở hữu: .+ Nhà ở; + Đất đai; + ô tô; + Xe máy. Câu hỏi: Vì sao pháp luật quy định các tài sản có giá trị như: nhà ở, đất đai, ô tô, xe máy phải đăng ký quyền sở hữu? Hướng dẫn trả lời: Bởi vì, có đăng ký quyền sở hữu thì Nhà nước mới bảo vệ tài sản của công dân khi bị xâm phạm. Câu hỏi: Đăng kỷ quyền sở hữu có phải là biện pháp để công dân tự bảo vệ tài sản không? Vì sao? Hướng dẫn trả lời: Đăng ký quyền sở hữu là biện pháp để công dân tự bảo vệ tài sản. Vì, có đăng ký quyền sở hữu thì công dân mới có cơ sở pháp lý để tự bảo vệ tài sản của mình. Câu hỏi: Nêu một sô' biện pháp Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu của công dân? Hướng dẫn trả lời: Các biện pháp của nhà nước bảo vệ quyền sở hữu của công dân: + Quy định quyền và nghĩa vụ về tài sản; + Cách thức bảo vệ tài sản: đãng ký quyền sở hữu tài sản; + Quy định các biện pháp vấ hình thức xử lý đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản; + Quy định trách nhiệm và cách thức bồi thường dân sự; + Tuyên truyền giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình và có ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác. Bài tập Bài tập 1 Khi trông thây bạn cùng lứa tuổi với em đang lấy trộm tiền của một người, em sẽ làm gì? Hướng dẫn trả lời: Em sẽ tìm cách báo cho người có tài sản biết mình đang bị mất cắp và • sau đó giải thích, khuyên can bạn làm như vậy là không tốt, không thật thà; xâm phạm tài sản của người khác (tội trộm cắp) sẽ bị pháp luật xử lí. Bài tập 2 Bình nhặt được một túi xách nhỏ trong đó có tiền, một giấy chứng minh nhân dân mang tên Nguyễn Văn Hà và các giấy tờ khác. Do đánh mất tiền đóng học phí, Bình đã vứt giấy chứng minh nhân dân và các giấy tờ, chỉ giữ lại tiền. Bình hành động như vậy là đúng hay sai? Vì sao? Nếu em là Bình, em sẽ hành động như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Hành động của Bình như vậy là sai. Vì, đó là tài sản của người khác, nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sơ hữu hoặc báo cho cơ quan có trách nhiệm; ở trường hợp này, túi xách có chủ sỡ hữu là Nguyền Văn Hà, Bình phải trả lại cho ông Hà, hành động của Bình vi phạm đạo đức của người học sinh là phải thật thà, trung thực, liêm khiết và vi phạm pháp luật là không tôn trọng tài sản của người khác. ■ - Nếu là em, em sẽ tìm cách liên lạc để trẵ lại túi xách cho ông Nguyễn Văn Hà. Bài tập 3 Do có việc gấp, chị Hoa đem chiếc xe đạp của mình ra cửa hàng cầm đồ đề vay tiền. Đến hẹn, chị mang tiền đến trả để lấy lại xe nhưng chiếc xe củạ chị đã bị Hà - con trai ông chủ cửa hàng - đem sử dụng làm gãy khung. Theo em, Hà có quyền sử dụng chiếc xe đạp đó không? Vì sao? Ông chu cửa hàng có quyền gì đôi với chiếc xe của chị Hoa, căn cứ vào đâu? Chị Hoa có quyền đòi bồi thường chiếc xe không? Ai sẽ phải bồi thường? Hướng dẫn trả lời: Hà không có quyền sử dụng chiếc xe đó, vì chị Hoa gửi xe cho ông chủ cửa hàng. Hai bên đã có sự thỏa thuận thời gian, chị Hoa trả tiền và nhận lại xe. Như vậy, trong thời gian đó chủ cửa hàng có quyền chiếm hữu quản lý xe, giữ gìn cẩn thận không để mất mát, hư hỏng, trong thời gian chị Hoa gửi xe. Căn cứ vào Điều 180 Bộ luật Dân sự, chị Hoa có quyền đòi bồi thường xe đó. Ông chủ cửa hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho chị Hoa. Bài tập 4 Theo em, nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức nào trong các phẩm chất sau đây: Trung thực; Thật thà; Liêm khiết; Tự trọng. Hướng dan trả lời: Theo em, nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện cả bốn phẩm chất đạo đức trên. Bài tập 5 Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tôn trọng tài sản của người khác? Hướng dẫn trả lời: , Tục ngữ: Cha chung không ai khóc - Bán ruộng kiện bờ Ca dao: "Của mình thì giữ bo bo Của người thì để cho bò nó ăn”.

Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác:Nhặt được của rơi trả lại, khi vay nợ phải trả đầy đủ đúng hẹn.. Bài 2 trang 63 Sách bài tập (SBT) GDCD 8 – Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

Bài 2: Em hiểu thế nào là nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng tài sản của người khác ?

Trả lời 

Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác: -Nhặt được của rơi trả lại.-Khi vay nợ phải trả đầy đủ đúng hẹn. -Khi mượn giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả cho chủ sở hữu. Nếu làm hỏng phải sửa chữa và bồi thường tương ứng giá trị tài sản.

-Nếu gây thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo qui định.

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 18: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Lời giải:

Quyền sở hữu của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.

Ví dụ: Ông A có một căn nhà đứng tên sổ đỏ là ông, ông A có quyền mua, bán, tặng, cho căn nhà đó; có thể sử dụng ngôi nhà theo ý muốn.

Lời giải:

Không xâm phạm tài sản của cá nhân, tập thể, tổ chức và của nhà nước.

Xử sự đúng đắn khi nhặt được của rơi, vay mượn, làm hư hỏng tài sản người khác.

Lời giải:

Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật.

Tuyên truyền giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản

(Lựa chọn câu trả lời đúng nhất)

A. Quyền chiếm hữu tài sản của mình

B. Quyền sử dụng và định đoạt tài sản của mình

C. Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của mình

D. Quyền bán tài sản của mình cho người khác

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

A. Công dân không có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của mình.

B. Chỉ cần tôn trọng tài sản của mình, không cần tôn trọng tài sản của người khác.

C. Việc tôn trọng tài sản của người khác là nghĩa vụ của mọi công dân.

D. Nhặt được của rơi không biết của ai thì có thể sử dụng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Lời giải:

Hành vi Đúng Sai
A. Chỉ người nào là chủ sở hữu tài sản thì mới có quyền sử dụng tài sản ấy. x
B. Người không phải là chủ sở hữu cũng có thể có quyền sử dụng tài sản của người khác. x
C. Chỉ người nào là chủ sở hữu mới cần giữ gìn cẩn thận tài sản của mình. x
D. Người mượn tài sản của người khác cũng cần giữ gìn tài sản ấy. x

Câu hỏi:

1/ Trong trường hợp này Linh có quyền quyết định (quyền định đoạt) cho Hằng mượn xe của Liên không?

2/ Theo em, khi mượn xe của Liên, Linh có quyền và nghĩa vụ gì?

Lời giải:

1/ Linh không phải là chủ sở hữu của chiếc xe đạp này nên chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền cho người khác mượn.

2/ Linh có quyền trả xe đúng thời hạn, giữ gìn và bảo quản xe, trả đúng người.

– Tài bảo Định : “Chúng mình nên mang ví đến đồn công an để trả lại cho người mất”.

– Định nói: “Chúng mình nhặt được ví người ta đánh rơi chứ có lấy cắp đâu. Theo tớ, cứ lấy hết số tiền này, còn ví thì trả lại nguyên chỗ cũ”.

Câu hỏi:

1/ Tài và Định có quyền lấy tiền trong ví đó không? Vì sao?

2/ Em sẽ xử sự thế nào nếu gặp trường hợp tương tự?

Lời giải:

1/ Cả số tiền và ví đều không phải của Tài và Định nên hai bạn không có quyền sử dụng nó.

2/ Nếu gặp trường hợp giống hai bạn, em sẽ tìm cách liên hệ để trả lại cho người bị mất.

Lời giải:

– Quyền chiếm hữu: chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản, được giao tài sản thông quan giao dịch dân sự, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên.

– Quyền sử dụng: chủ sở hữu khai thái công dụng, hoa lợi tức từ tài sản.

– Quyền định đoạt: là quyền của chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác hoặc cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.

1/ Vì sao Xuân Anh đem trả lại tiền cho người đánh mất?

2/ Hành vi của Nguyễn Thuý Hồng đã nói lên điều gì về nghĩa vụ của công dân?

Lời giải:

1/ Xuân Anh rất kiên định, Xuân Anh chỉ cười không nói trước những lời khuyên của các bạn trong lớp, rồi đứng dậy xin phép cô Ngọc ra ngoài để trả cho người mất.

2/ Tấm gương sáng con ngoan, trò giỏi “nhặt được của rơi trả lại người mất” của Nguyễn Thuý Hồng đã nói về nghĩa vụ của công dân là tôn trọng tài sản của người khác. Đó là hành vi đáng để các bạn học sinh học tập và noi theo.