Công thức tính dinh dưỡng trẻ em

Bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em có vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của trẻ. Dựa vào đó, ba mẹ có thể biết được trẻ có đang nằm trong nguy cơ suy dinh dưỡng hay thừa cân/béo phì không. Chính vì vậy, ba mẹ đừng quên tham khảo những thông tin về bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em trong bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em

Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ hơn 5 tuổi là vấn đề hay xảy ra hiện nay do trẻ kén ăn hoặc cha mẹ chưa có đủ kiến thức về chăm sóc trẻ. Vì vậy, để biết được tình trạng dinh dưỡng của trẻ thì cách tính suy dinh dưỡng qua  bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em vẫn là vấn đề các bậc phụ huynh hiện rất quan tâm.

1.1 Vai trò của việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em

Dinh dưỡng của trẻ ở những năm đầu đời thật sự rất quan trọng. Trẻ không chỉ cần đầy đủ năng lượng cho các hoạt động cơ bản. Mà còn cần nhiều dưỡng chất để phát triển trí thông minh và tăng trưởng thể chất. 

Chính vì vậy, việc thiếu dinh dưỡng làm cơ thể trẻ gầy còm, thể lực và khả năng miễn dịch yếu, nhiều khi trẻ còn bị phù, biến đổi về da, tóc và một số biểu hiện khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Do đó, việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em có vai trò quan trọng:

  • Từ việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng chúng ta sàng lọc được bệnh nhân suy dinh dưỡng để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn hợp lý và phòng ngừa bệnh lý ở trẻ. Ví dụ: Thay đổi khẩu phần ăn, tạo môi trường vận động hợp lý giúp trẻ cải thiện cân nặng.
  • Từ việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng chúng ta sàng lọc được bệnh nhân thừa cân béo phì để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý phòng ngừa bệnh lý do béo phì gây ra. Ba mẹ thay đổi chế độ ăn của con và kết hợp đan xen thêm vận động cho trẻ.
  • Theo dõi sát sao sự phát triển của trẻ về thể chất để có phương pháp điều chỉnh phù hợp thay vì để trẻ quá béo phì hay quá suy dinh dưỡng mới can thiệp.
  • Dựa vào việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ, ba mẹ sẽ xây dựng dễ dàng tháp dinh dưỡng nhằm đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và phát triển toàn diện, tạo đà cho sự phát triển ở giai đoạn sau.

1.2 Các bảng đánh giá dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi

Dinh dưỡng là một vấn được quan tâm đặc biệt nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Bởi đây là giai đoạn phát triển tốt nhất cả về chiều cao, cân nặng, trí tuệ. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng giai đoạn này sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và các hoạt động sau này, trẻ sẽ chậm lớn, miễn dịch kém và hay ốm…

Chính vì thế việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em thừa cân, thiếu cân dựa trên bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi có ý nghĩa quan trọng để giúp ba mẹ đưa ra được các biện pháp phù hợp cải thiện cân nặng của trẻ.

Theo đó, ba mẹ có thể đánh giá dựa trên các mối liên hệ giữa cân nặng và tuổi tác, tuổi tác và chiều cao, cân nặng và chiều cao với 5 thang điểm rõ ràng lần lượt là <-3SD, <-2SD, (-2SD- 2SD), >2SD, >3SD. Dựa trên các mối liên hệ để đánh giá suy dinh dưỡng ở mức độ diễn biến ra sao, tìm nguyên nhân và giải pháp hỗ trợ hợp lý.

Bảng chiều cao cân nặng theo chuẩn WHO cho trẻ dưới 5 tuổi( *)

Công thức tính dinh dưỡng trẻ em

Bảng BMI theo WHO và IDI & WPRO(**)

Công thức tính dinh dưỡng trẻ em

Bảng đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi với Z-score( ***)

Công thức tính dinh dưỡng trẻ em

Bảng đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng dựa vào chỉ số cân nặng theo chiều cao ở trẻ dưới 5 tuổi

Công thức tính dinh dưỡng trẻ em

Bảng đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng dựa vào chỉ số chiều cao theo độ tuổi ở trẻ dưới 5 tuổi

Công thức tính dinh dưỡng trẻ em

Bảng đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng dựa vào chỉ số cân nặng theo chiều cao ở trẻ dưới 5 tuổi

Công thức tính dinh dưỡng trẻ em

​Bảng đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng dựa vào chỉ số BMI theo tuổi ở trẻ dưới 5 tuổi

2. Cách tính suy dinh dưỡng trẻ em

Bên cạnh bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em, ba mẹ có thể tự tính chỉ số suy dinh dưỡng của trẻ. Bộ Y tế và Viện Dinh Dưỡng Quốc gia áp dụng cách tính suy dinh dưỡng trẻ em dựa vào Z-Score (đơn vị đo độ lệch chuẩn) của 4 chỉ số: cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi (hoặc chiều dài nằm theo tuổi nếu trẻ dưới 2 tuổi), cân nặng theo chiều cao và BMI theo tuổi.

Công thức tính trẻ suy dinh dưỡng như sau:

  • Đầu tiên, ba mẹ cần xác định 4 chỉ số cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao và BMI của trẻ và so ở bảng (*)  
  • Tiếp đó, ba mẹ hãy đối chiếu các chỉ số đo ở bảng ( *) với chỉ số Z-Score ở các bảng 01, 02, 03, 04 để biết trẻ suy dinh dưỡng không.

Ví dụ:

Bé trai nặng 7,5kg, cao 74cm cm, 10 tháng, BMI là 13,69

So với bảng (*): cân nặng <-2SD, chiều cao: +2SD 

So với bảng chỉ số Z-score:

  • Cân nặng (7,5kg)  theo tuổi (10 tháng) là: >-2SD. Đối chiếu với bảng 01 thấy trẻ bình thường
  • Chiều cao (74cm) theo tuổi (10 tháng) là: <2SD và >-2SD. Đối chiếu với bảng 02 thấy trẻ bình thường.
  • Cân nặng (7,5kg): >-2SD, chiều cao (74cm): <2SD. Đối chiếu với bảng 03 thấy trẻ bình thường
  • BMI (13,69) theo tuổi (10 tháng)  so với bảng (**) thì trẻ có cân nặng thấp gầy.

Tuy nhiên, việc đánh giá BMI theo tuổi lại không có ý nghĩa trong việc phân loại trẻ. Bởi bảng (**) không phân loại theo tháng tuổi. Để xác định chính xác thì các bác sĩ sẽ phải theo dõi sự phát triển chiều cao, cân nặng và so sánh với bảng giá trị tiêu chuẩn từng quốc gia, thông qua một số kiểm tra mới đi đến kết luận.

Trên đây là bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em, ba mẹ có thể tham khảo để kiểm tra mức độ suy dinh dưỡng của trẻ. Các chỉ số giúp ba mẹ theo dõi sự phát triển của trẻ về chiều cao và cân nặng, từ đó có cơ sở để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, vận động sao cho phù hợp với trẻ.

Hiện nay, TGB Preschool đang xây dựng chương trình đào tạo áp dụng phương pháp dạy học theo dự án - phương pháp giáo dục sớm và dựa trên Thuyết Trí thông minh đa dạng của Tiến sĩ Howard Gardner. Các bé có thể khám phá bản thân mình bằng những trải nghiệm thực tế, tìm hiểu các chủ đề về cuộc sống từ nhiều góc độ qua các hoạt động “góc trí thông minh đa dạng”. Để tham gia trải nghiệm, ba mẹ có thể đăng ký cho bé ngay tại form dưới đây

Theo thông tin của PGS. Ninh Thị Ứng, Bệnh viện Nhi Trung ương, dinh dưỡng trẻ em phải đảm bảo yêu cầu cơ bản: đủ số lượng, chất lượng, các chất cần thiết và các chất dinh dưỡng phải ở một tỷ lệ cân đối theo lứa tuổi.

5 trào lưu hot đang “hút hồn” các mẹ nuôi con nhỏ

Dưới đây là cách tính và lưu ý cụ thể để biết được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Nhu cầu năng lượng:

Trẻ dưới 1 tuổi: 100 - 200 Kcal/Kg/ngày

Trẻ lớn cách tính: 1000 Kcal + 100 x tuổi. ( X là số tuổi).

Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu là chất bột đường, có ở trong gạo, bột mỳ, khoai, đường, mật.

Nhu cầu chất bột đường 10 - 15gram /kg/ngày, 1 gram bằng 4Kcal

Chất béo: một gram cho 9 Kcal

Chất đạm: một gram cho 4 Kcal

Nhu cầu chất protein (đạm):

Trẻ em cần nhiều đạm để xây dựng chất myelin, phát triển các mô, đổi mới tế bào, tổng hợp các men cho chuyển hoá các hooc môn, các khoáng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật.

Chất đạm bao gồm các loại axit amin. Trứng, sữa, thịt, cá tôm, chứa axit amin cơ bản thiết yếu. Chất đạm của đậu nành và các loại đậu khác có chất lượng gần bắng đam thịt .

100 ml sữa mẹ cung cấp 61 Kcal , 88,3 gram nước, 1,5 gram protein, 3 gram lipid, 7 gram glucid. 100 gram thịt lợn cá nạc cung cấp trung bình 20gram protein; thịt bò 100gram cho 26 gram protein.

Cách tính nhu cầu protein: trọng lượng cơ thể x 3.

Trung bình 2-3 gram/kg/ngày.

Nhu cầu chất đạm chiếm 12-14% nhu cầu năng lượng một ngày.

Trẻ 6-7 tháng khi đã ăn bổ xung, mỗi ngày chỉ cần ăn khoảng 20 gram protein ( 70 gam thịt, hoặc cá, tôm). Nếu ăn trứng tương đương nửa lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng chim cút.

Công thức tính dinh dưỡng trẻ em

Ảnh minh họa

Nhu cầu chất béo (lipid):

60% thành phần của não là chất béo, axit photpho chứa nhiều nhất trong não. Chất này không chuyển thành năng lượng mà nó tạo thành chất myelin góp phần vào dẫn truyền các xung động thần kinh.

Dầu, bơ, lạc, vừng, dầu thực vật, sữa chứa axit béo chuỗi dài và không nọ rất cần cho sự phát triển, tăng trưởng não bộ.

Trẻ càng nhỏ nhu cầu về chất béo so với % năng lượng càng cao.

Người ta thấy nhu cầu lipit có thể tính tương đương như lượng protein.

0-12 tháng : 1,5 - 2,3 gram /kg cân nặng/ngày.

1-3 tuổi : 1,5 - 2 g ram 1 kg cân nặng/ngày.

Axit béo còn để hoà tan các vitamin A, D, E, K.

Chất đường:

Chất đường sẽ cung cấp năng lượng chính trong bữa ăn, giúp người no lâu. Glucid chủ yếu do ngũ cốc ( cơm), rau, của, quả cung cấp. Năng lượng do glucid nên chiếm khoảng 55-60% tổng số năng lượng của khẩu phần ăn hàng ngày.

Nhu cầu sinh tố (vitamin):

Trong các vitamin thì vitamin A, B1, B2, B12, C, E là các vitamin mà não trực tiếp cần đến.

Vitamin A liên quan đến sự hợp thành abbumin của hệ thần kinh. Nếu thiếu vitamin A mắt sẽ nhìn không rõ. Vitamin A có nhiều trong gan gà, lươn, lá tía tô, rau chân vịt, rau cải, lá su hào, cây cải dầu, cà rốt, trứng gà.

Vitamin B1: là chất không thể thiếu được cho sự phát triển của não và khả năng tư duy. Có nhiều trong gạo, men rượu, lạc, nấm, thịt lợn, hạt đậu, tằm, sữa tách bơ, tỏi.

Vitamin B2: Đường Gluco được dùng làm nguồn năng lượng cho não, khi đường Gluco tiến hành quá trình trao đổi chất, cần một lượng Vitamin nhóm B rất lớn. Vitamin B2 có nhiều trong men, gan bê, gan lợn, thịt gà, xúc xích thịt cá, cá tươi, sữa bò, cá chạch, lá su hào.

Vitamin B6: Chủ yếu liên quan đến quá trình trao đổi chất của An-bu-min, có tác dụng bổ trợ cho các chất xúc tác trong não, có nhiều trong các loại cá, hạnh đào, yến, hạt đậu, , gạo chưa giã.

Vitamin B12: Nếu thiếu Vitamin này sẽ dẫn đến thiếu máu, làm cho não không lấy được ôxy và các chất dinh dưỡng. Nó có trong gan bò, gan lợn, sữa tách bơ, dê, cá trích.

Vitamin C: Là nguyên tố rất cần thiết cho việc hợp thành và liên kết các tế bào não. Nó có trong rau cần hà lan, cải bắp, súp lơ, ớt tròn, lá su hào, cải dầu, rau chân vịt, quả hồng ngọt.

Vitamin E: Có thể cản trở quá trình lão hoá của não. Có nhiều trong hạt đậu, lạc, vừng đen, trứng gà, bánh mì, bột tiểu mạch, gan bò, đậu Hà Lan.

Nhu cầu về chất khoáng và các yếu tố vi lượng

Sắt: Cấu thành các sắc tố hồng cầu. Nhiệm vụ chính của nó là đưa ô-xy lên não. Có nhiều trong rau câu, cá, tôm, gan lợn, hải thảo, vừng, sợi cà rốt,, hạt đậu, đậu phụ miếng, cần Hà Lan, bột đậu vàng v..v..

Canxi: Có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh. Có trong tôm khô, cá khô, hải thảo, sữa tách bơ, vừng, tôm nõn, tảo quần đới, v..v..

Phốt pho: 80% lượng phốt pho thường kết hợp với canxi. Mỡ phốt pho là thành phần trọng yếu của não. Có trong gạo, cá khô, bột cá, cá ướp muối rồi phơi khô, phôi tiểu mạch, cá mực khô, và một số loại cá khác.

Kẽm: Trong não chứa rất nhiều chất dung môi, mà kẽm là thành phần cấu tạo nên các dung môi này, có tác dụng rất quan trọng. Có trong đậu phụ bì, đậu phụ miếng, cá khô, con hầu, rau câu, men, thịt lợn, chân giò, cam , hạt đậu, nấm, sò biển v..v..

Đồng: Có liên quan đến việc hấp thụ sắt, nó là vật chuyển ôxy tới não, có tác dụng rất quan trọng.

Men: Có trong mộc nhĩ, con hàu, rau câu, cá khô, trứng gà, sữa tách bơ, thịt lợn.

Mar-gar: Nó có tác dụng làm linh hoạt hoá các chất dung môi. Có chứa trong mộc nhĩ, rau câu, đậu phụ, rau câu xanh, mạch phiến, vừng, hạnh đào, cá khô.

Nhu cầu về nước

Trẻ sơ sinh nước chiếm 75% khối lượng cơ thể, trẻ lớn chiếm 65%. Do tầm quan trọng như vậy nên cần cung cấp hàng ngày đủ nước cho trẻ em.

Trẻ nhỏ trung bình 120 - 150ml/Kg. Trẻ lớn 50ml/Kg. Trời nóng cần gấp 2 gấp 3. H. Tỷ lệ cân đối các chất dinh dưỡng chính trong khẩu phần ăn.

Chất đạm 10 - 14% tổng năng lượng (trong đó đạm động vật nên 50%) - Chất béo 30 - 40%, trong đó chât béo thực vật nên 30% tổng số chất béo đưa vào.

Chất bột, đường: 50-60%, trong đó đường chỉ nên dưới 30% tổng số chất bột đường.

(Theo VnMedia)