Công ty hòa bình phỏng vấn như thế nào

Phỏng vấn là quá trình trao đổi thông tin có chủ đích (cụ thể là quá trình hỏi và trả lời) giữa 2 hay nhiều người. Thường được chia thành 2 dạng, bao gồm: đặt các câu hỏi về thông tin xung quanh người được phỏng vấn, hoặc các câu hỏi về lĩnh vực mà người được phỏng vấn là chuyên gia và có trách nhiệm phải trả lời. Mục đích của buổi phỏng vấn là để người phỏng vấn khai thác thông tin mà mình muốn một cách trực tiếp từ người được phỏng vấn.

Phỏng vấn tuyển dụng là hình thức vấn đáp trực tiếp hoặc gián tiếp giữa bạn và nhà tuyển dụng, với mục đích lựa chọn những ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng của doanh nghiệp. Thông qua việc phỏng vấn sẽ giúp nhà tuyển dụng xem xét, đánh giá năng lực làm việc, thái độ ứng xử, kỹ năng xử lý tình huống,... cũng như mức độ phù hợp với yêu cầu công việc của ứng viên để đưa ra quyết định tuyển dụng thích hợp nhất.

Ngoài ra, việc phỏng vấn cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với ứng viên. Bởi đó là cơ hội để ứng viên thể hiện những kỹ năng, kinh nghiệm mà mình có nhằm gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, cũng như tạo sự nổi bật so với những ứng viên khác. Từ đó giúp tăng khả năng trúng tuyển và chinh phục được công việc mơ ước của mình.

Tìm việc làm, tuyển dụng Nhân sự có thể bạn quan tâm:

- Nhân viên HR Data Analyst/ HR Data Admin

- Thực tập sinh Nhân Sự

- Tuyển dụng hành chính nhân sự

- Nhân viên đào tạo

II. Yêu cầu trong buổi phỏng vấn

1. Đối với ứng viên

yêu cầu với ứng viên trong buổi phỏng vấn

- Có sự chuẩn bị trước khi tham gia phỏng vấn: Để giúp cho buổi phỏng vấn diễn ra thuận lợi và không quá bối rối, bạn nên chuẩn bị trước câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp, tìm hiểu các thông tin xoay quanh vị trí công việc cũng như văn hóa doanh nghiệp mà mình đang ứng tuyển. Khi đã có sự chuẩn bị trước, tinh thần bạn sẽ phần nào thoải mái và có thể tự tin trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà nhà tuyển dụng đặt ra.

- Phản xạ nhanh với tình huống đặt ra: Đôi khi nhà tuyển dụng sẽ đặt ra các tình huống để kiểm tra sự nhạy bén, kỹ năng phân tích và xử lý tình huống của bạn. Do do, bạn nên trong trạng thái sẵn sàng tiếp nhận và phản xạ nhanh với tình huống được đặt ra. Thể hiện được rằng, bạn có sự bình tĩnh cùng kỹ năng phân tích nhạy bén. Đồng thời, chứng tỏ được bạn là một ứng viên tiềm năng và sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng.

- Trung thực và khiêm tốn với kinh nghiệm, năng lực của bản thân: Trong quá trình phỏng vấn, sự tự tin là điều cần có, tuy nhiên bạn nên giữ sự tự tin ở mức vừa phải. Tránh việc quá tự tin về kinh nghiệm, năng lực của bản thân gây ra sự khó chịu và để lại ấn tượng xấu cho nhà tuyển dụng. Ngoài ra, bạn nên trung thực khi cung cấp các thông tin cho nhà tuyển dụng để họ có được sự đánh giá đúng nhất về năng lực làm việc của bạn.

- Có trách nhiệm với những thông tin mình cung cấp: Khi cung cấp các thông tin nổi bật về kỹ năng, kinh nghiệm làm việc của bản thân, bạn nên có trách nhiệm về những thông tin đó. Bằng việc cung cấp minh chứng về giải thưởng, chứng chỉ,... mà mình đạt được hoặc có người tham chiếu để xác thực thông tin về năng lực làm việc của bạn. Với việc thể hiện được trách nhiệm khi cung cấp các thông tin, bạn sẽ càng khiến cho nhà tuyển dụng tin tưởng và thấy được sự nghiêm túc, chuyên nghiệp trong tác phong làm việc của bạn.

- Tránh trả lời lan man, dài dòng: Trong văn viết, bạn có thể dễ dàng sửa lại câu văn, từ ngữ sao cho ngắn gọn và súc tích. Tuy nhiên trong văn nói, việc trình bày lê thê với nhà tuyển dụng sẽ khiến cho bạn trở nên bối rối và câu văn lủng củng. Dẫn đến trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi hay tệ hơn là trả lời sai mục đích mà câu hỏi hướng đến. Điều này sẽ khiến bạn trông thiếu sự tự tin và chuẩn bị, dễ dàng gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng khi phỏng vấn. Do đó, bạn nên bình tĩnh tiếp nhận câu hỏi và trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm các câu hỏi được nhà tuyển dụng đặt ra.

- Có quyền trả lời hoặc khéo léo không trả lời câu hỏi phỏng vấn, song phải có thái độ cởi mở, hợp tác trong đối thoại: Đôi khi bạn sẽ nhận được những câu hỏi khó hay những câu hỏi tình huống nhưng bạn chưa biết cách xử lý từ nhà tuyển dụng. Thay vì cứ ậm ừ, không trả lời hay giữ sự im lặng một lúc lâu, bạn nên xin phép được trả lời câu hỏi ở cuối buổi phỏng vấn hay xin phép được đổi câu hỏi khác với thái độ tự tin, thoải mái. Việc làm này vừa không làm mất thời gian của bạn và nhà tuyển dụng, vừa gây được ấn tượng bởi sự linh hoạt trong cách xử lý tình huống trước câu hỏi khó. Càng cho thấy được năng lực và phong thái làm việc bình tĩnh, có sự suy tính kỹ lưỡng của bạn.

2. Đối với nhà tuyển dụng

yêu cầu với nhà tuyển dụng

Có sự chuẩn bị trước buổi phỏng vấn: Nhà tuyển dụng nên chuẩn bị và phân loại những hồ sơ có tiềm năng để thấy được năng lực của ứng viên rõ hơn và đưa ra được lựa chọn thích hợp nhất cho vị trí công việc. Ngoài ra để tránh làm mất thời gian khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên xem qua và nắm những thông tin cơ bản của ứng viên qua CV đã gửi từ trước. Và dựa vào đó để đặt các câu hỏi phù hợp với từng ứng viên nhằm khai thác thông tin, kỹ năng chuyên môn một cách tối ưu nhất.

Tôn trọng ứng viên và các quy tắc giao tiếp: Đôi lúc sẽ có những câu hỏi ứng viên không trả lời được hoặc tạm thời chưa thể trả lời, thay vì cố gắng để nhận được câu trả lời, nhà tuyển dụng nên đổi sang câu hỏi khác hoặc chuyển sang trò chuyện để ứng viên của mình bớt đi sự lo lắng và thoải mái hơn. Nhờ vậy, ứng viên cũng sẽ có thể bình tĩnh lại và tự tin thể hiện tốt phần phỏng vấn, giúp nhà tuyển dụng không bỏ sót bất kỳ một nhân lực tiềm năng nào.

Cần biết lắng nghe, phân tích câu trả lời để phát triển mạch phỏng vấn: Trong quá trình phỏng vấn cần có sự tương tác giữ người hỏi và người trả lời để buổi phỏng vấn diễn ra thoải mái, thuận lợi. Vì lẽ đó sau khi đặt câu hỏi, nhà tuyển dụng nên lắng nghe, phân tích câu trả lời từ ứng viên để có thể phát triển mạch phỏng vấn và khai thác thêm nhiều thông tin hơn nữa.

Tránh những câu hỏi quá khó, chung chung: Phần lớn, các câu hỏi được nhà tuyển dụng đặt ra để tìm hiểu về thông tin nổi bật và cho thấy được những kỹ năng, kinh nghiệm cũng như phong cách ứng xử của ứng viên. Do đó khi đặt câu hỏi, nhà tuyển dụng nên lưu ý đặt các câu hỏi đúng với mục tiêu của vị trí tuyển dụng và phù hợp với khả năng của ứng viên mà mình dự đoán. Tránh các câu hỏi quá khó và mang ý nghĩa chung chung, chưa cho thấy được thông tin nổi bật cũng như kinh nghiệm của ứng viên. Bởi như vậy khó có thể đánh giá chính xác năng lực và không thể đưa ra quyết định tuyển dụng phù hợp cho vị trí công việc.

Đánh giá năng lực và con người ứng viên khách quan: Với mục tiêu tuyển dụng được những ứng viên có năng lực làm việc tốt và phù hợp với yêu cầu công việc đã đặt ra. Nhà tuyển dụng nên có sự xem xét và đánh giá khách quan nhất để mang đến sự công bằng cũng như sàng lọc được những ứng viên có năng lực làm việc thực sự, có tiềm năng đóng góp cho doanh nghiệp và cùng đội ngũ nhân viên đưa doanh nghiệp ngày một đi lên. Điều này góp phần mang đến những giá trị, lợi ích tương lai cho doanh nghiệp khi tuyển dụng được nguồn nhân lực có tiềm năng.

III. Một số kiểu phỏng vấn tuyển dụng thường gặp

một số kiểu phỏng vấn thường gặp

1. Phỏng vấn năng lực

Phỏng vấn năng lực là kiểu phỏng vấn trực tiếp, được sử dụng nhằm mục đích đánh giá ứng viên có đủ kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn để đảm nhận tốt vị trí đang tuyển dụng hay không. Trong buổi phỏng vấn năng lực, ứng viên sẽ được nhà tuyển dụng đặt các câu hỏi tình huống như: “Theo bạn, kỹ năng nào mà bạn cho là thích hợp với vị trí chúng tôi đang tuyển dụng?”, “Trong quá trình làm việc từ trước đến nay, kinh nghiệm nào khiến bạn thấy tự nhiên nhất?”,... để đánh giá năng lực nhận định của ứng viên.

2. Phỏng vấn kỹ thuật

Đối với những vị trí tuyển dụng đòi hỏi tính thực tiễn, thì hình thức phỏng vấn kỹ thuật sẽ được áp dụng bằng cách cho ứng viên thao tác công việc trực tiếp để đánh giá năng lực. Với hình thức này, bạn và ứng viên khác sẽ cùng làm một bài test về chuyên môn như: viết một đoạn code, làm một mẫu báo cáo,...

Thông thường, tất cả ứng viên tham gia sẽ cùng làm một đề bài hoặc nếu khác thì về bản chất vẫn có sự tương đồng để thuận tiện trong việc đánh giá năng lực. Hình thức phỏng vấn kỹ thuật nhằm mục đích đối chiếu và so sánh trực tiếp năng lực giữa các ứng viên với nhau, từ đó lựa chọn ra người thích hợp nhất.

3. Phỏng vấn hành vi

Phỏng vấn hành vi được áp dụng cho những vị trí không đòi hỏi kinh nghiệm cao, chủ yếu để nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng thông qua các tình huống giả định. Trong buổi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra những tình huống và yêu cầu ứng viên xử lý.

Qua đó quan sát thái độ, phản ứng khi tiếp nhận tình huống, từ đó đánh giá năng lực hành vi, hướng tư duy cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề của mỗi ứng viên để đưa ra quyết định thích hợp. Trong một số buổi phỏng vấn hành vi cũng có thể được kết hợp với việc kiểm tra tâm lý, tính cách để có cái nhìn bao quát hơn về ứng viên.

4. Phỏng vấn hội đồng

Phỏng vấn hội đồng là hình thức được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn, quá trình phỏng vấn diễn ra trong một hay nhiều ngày tùy vào số lượng ứng viên và sự sắp xếp của nhà tuyển dụng. Thông thường, hội đồng phỏng vấn sẽ có từ 4 - 5 người cùng đánh giá ứng viên và đưa ra cái nhìn khách quan nhất, đảm bảo lựa chọn được người thích hợp nhất cho vị trí công việc.

Mục đích của hình thức phỏng này để có thể đưa ra góc nhìn tổng quan và toàn diện nhất về năng lực và phẩm chất của ứng viên. Cũng là cơ hội để ứng viên và nhà tuyển dụng có thể thuận lợi trao đổi, thảo luận thông tin về nhau.

5. Phỏng vấn nhóm

Phỏng vấn nhóm cũng được xem là hình thức khác phổ biến trong các công ty lớn. Với hình thức này, ứng viên sẽ được tham gia phỏng vấn theo nhóm từ 2 - 3 người trong cùng một lần, nhận cùng một câu hỏi từ nhà tuyển dụng và lần lượt trả lời theo quan điểm của mình. Thông thường, các câu hỏi đặt ra cho phỏng vấn nhóm là dạng đánh giá, kiểm tra tính nhạy bén, linh hoạt của mỗi ứng viên để xem xét phong cách làm việc của mỗi người và đưa ra quyết định cuối cùng.

Khi phỏng vấn nhóm, ứng viên cần bình tĩnh, đợi đến lượt và trả lời nhanh gọn. Tránh ngắt lời của các ứng viên khác, có thể sẽ khiến bạn trông thiếu tính chuyên nghiệp và gây ra ấn tượng xấu trong mắt mọi người. Đây cũng là hình thức giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm được phần lớn thời gian mà vẫn đưa ra được quyết định phù hợp cho vị trí tuyển dụng. 

6. Phỏng vấn trực tiếp

Phỏng vấn trực tiếp là hình thức được triển khai trong một hoặc nhiều giai đoạn khác nhau, tùy vào quy định và quy mô tổ chức của doanh nghiệp. Với hình thức này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá năng lực của bạn qua từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn, các ứng viên sẽ được người có liên quan đến vị trí tuyển dụng phỏng vấn và cứ như thế tăng dần chức vụ lên. Đến giai đoạn cuối cùng mà bạn vẫn được tham gia thì nghĩa là đã nằm trong top những ứng viên tiềm năng của doanh nghiệp.

7. Phỏng vấn qua điện thoại

Đây là hình thức phỏng vấn khá thông dụng, với mục đích sàng lọc ứng viên phù hợp cho buổi gặp mặt trực tiếp. Việc phỏng vấn qua điện thoại có thể được sắp xếp lịch hẹn trước. Nếu thời đó không thuận tiện để thực hiện cuộc phỏng vấn, bạn có thể hẹn lại và bố trí cuộc gọi phỏng vấn ở thời điểm khác thích hợp hơn.

IV. Câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn

các câu hỏi phỏng vấn thường gặp

1. Giới thiệu về bản thân bạn?

2. Ba từ để miêu tả về bản thân bạn là gì?

3. Kinh nghiệm của bạn trong công việc này là gì?

4. Mô tả một chút về cách làm việc của bạn ?

5. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

6. Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty chúng tôi?

7. Loại môi trường làm việc nào giúp bạn thúc đẩy năng suất làm việc của bạn nhiều nhất? Tại sao?

8. Bạn có sẵn sàng làm việc tăng ca hoặc đi công tác xa không?

9. Vì sao bạn quyết định tìm công việc mới tại thời điểm này?

10. Bạn nghĩ như thế nào về vị trí được đề xuất ? Làm công việc này thì có gì dễ và khó ?

11. Bạn nghĩ mình có những tố chất hoặc kỹ năng nào phù hợp với công việc này?

12. Điều gì bạn nghĩ là quan trọng cho sự thành công trong công việc của bạn ?

13. Mọi người mô tả về bạn như thế nào?

14. Bạn thích làm gì mỗi khi rảnh rỗi?

15. Bạn xử lý áp lực như thế nào?

16. Tại sao bạn muốn rời bỏ vị trí hiện tại của mình?

17. Bạn thấy bản thân mình ở đâu trong 5 năm tới?

18. Bạn nghĩ gì về được làm việc trong một nhóm?

19. Khi nào bạn cảm thấy hài lòng với công việc nhất?

20. Vị trí nào bạn muốn đạt được trong 10 năm nữa ?

21. Một số thành tựu bạn đã đạt được trong công việc là gì?

22. Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

23. Bạn kỳ vọng điều gì từ cấp trên của mình?

24. Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn vào vị trí này?

25. Bạn có bất kỳ câu hỏi nào dành cho tôi hay không?

Xem thêm:

>> Cách giới thiệu bản thân ấn tượng với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn

>> 50+ câu hỏi hay nhất bạn nên hỏi nhà tuyển dụng khi phỏng vấn

>> Những lưu ý khi phỏng vấn online giúp ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng

Bạn vừa tìm hiểu về khái niệm phỏng vấn là gì và một số hình thức phỏng vấn phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin thú vị và hữu ích. Đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!