Công văn về chứng chỉ hành nghề thận nhân tạo

Bà Như đã có bằng chuyên khoa I phẫu thuật tạo hình, đăng ký hành nghề trong thời gian học chuyên khoa 1, có 48 tiết đào tạo y khoa liên tục (CME) nội khoa.

Theo bà Như tham khảo, hiện mỗi Sở Y tế có cách vận hành khác nhau. Có Sở Y tế yêu cầu phải có giấy 18 tháng thực hành phẫu thuật tạo hình mới được (trong khi Điều 11 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi Điều 7 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP không yêu cầu phải có giấy 18 tháng khi nộp bổ sung chứng chỉ hành nghề). Một số Sở Y tế lại không bổ sung với lý do Nội và Phẫu thuật tạo hình không bổ sung được do không cùng hệ (dù Điều 1 Công văn số 787/2021 của Bộ Y tế cho phép bổ sung khác hệ miễn là có bằng chuyên khoa I).

Vì những khó khăn trên, bà Như đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vấn đề sau:

Thẩm quyền cấp, cấp lại do mất, hư hỏng, cấp bổ sung giấy phép hành nghề đang có do Bộ Y tế cấp thì vẫn thực hiện tại Bộ Y tế dù người hành nghề có làm việc ở đâu.

Khi bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn sẽ thu hồi giấy phép hành nghề cũ và cấp giấy phép hành nghề mới có kèm chuyên khoa được bổ sung (vì hiện nay, cấp bổ sung được cấp dưới dạng quyết định rất khó khăn khi đăng ký hành nghề vì số chứng chỉ hành nghề cấp cho 1 chuyên khoa, còn chuyên khoa được bổ sung cấp theo số quyết định).

Về vấn đề này, Bộ Y tế trả lời như sau:

Tại Khoản 1 Công văn số 787/BYT-KCB ngày 2/2/2021 ban hành hướng dẫn về việc thực hiện cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề là bác sĩ quy định:

- Tiếp tục cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn cho bác sĩ (bác sĩ có phạm vi hoạt động chuyên môn là đa khoa hoặc chuyên khoa) đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sau khi có thêm văn bằng chuyên khoa I, chuyên khoa II và người hành nghề có đơn đề nghị theo quy định thì được bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn chuyên khoa theo đúng văn bằng chuyên môn đã được đào tạo.

Điểm 2.2 Khoản 2 Công văn số 787/BYT-KCB: Đối với bác sĩ đã được cấp chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa (trừ bác sĩ răng hàm mặt, bác sĩ y học dự phòng), khi có thêm chứng chỉ, chứng nhận đào tạo từ 6 tháng trở lên tùy theo từng chuyên khoa (trong đó có chứng chỉ định hướng chuyên khoa bắt đầu đào tạo trước ngày 9/7/2019 là ngày ban hành Công văn số 3928/BYT-K2ĐT của Bộ Y tế về việc không đào tạo định hướng chuyên khoa) thì được bổ sung chuyên khoa đó vào phạm vi hoạt động chuyên môn và chỉ được cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn chuyên khoa cùng hệ với chuyên khoa đã được cấp.

Các chuyên khoa theo quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 13/12/2013 của Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phân theo hệ như sau:

- Các chuyên khoa thuộc hệ Nội: Hồi sức cấp cứu và Chống độc, Nội khoa, Nhi khoa, Da liễu, Tâm thần, Nội tiết, Gây mê hồi sức, Ung bướu, Huyết học - truyền máu, Phục hồi chức năng, Nội soi chẩn đoán;

- Các chuyên khoa thuộc hệ Ngoại: Ngoại khoa, Lao (ngoại lao), Bỏng, Phụ sản, Nội soi chẩn đoán - can thiệp, Vi phẫu, Phẫu thuật nội soi, Tạo hình thẩm mỹ, Mắt, Tai Mũi Họng;

- Các chuyên khoa thuộc hệ Cận lâm sàng: Điện quang (bao gồm chẩn đoán hình ảnh), Y học hạt nhân, Thăm dò chức năng, Huyết học, Hoá sinh, Vi sinh, Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh - Tế bào học.

Theo quy định trên, bà đã có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa (chuyên khoa thuộc hệ Nội theo quy định tại Mục a Điểm 2.2). Tuy nhiên, bà học chuyên khoa I Phẫu thuật tạo hình (chuyên khoa thuộc hệ Ngoại theo quy định tại Mục b Điểm 2.2), do đó bà không được bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo hướng dẫn quy định tại Công văn số 787/BYT-KCB ngày 2/2/2021.

Chị Lê Thị Hằng (Đông Anh, Hà Nội) hỏi: Xin cơ quan bảo hiểm xã hội cho biết về mức chi trả bảo hiểm y tế cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo?

Công văn về chứng chỉ hành nghề thận nhân tạo
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Ảnh: Phạm Chính

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội trả lời:

Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, chạy thận nhân tạo tại cơ sở khám chữa bệnh có kí hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội, có chỉ định của bác sỹ điều trị có đủ điều kiện pháp lý (chứng chỉ hành nghề, phạm vi hoạt động chuyên môn), dịch vụ kỹ thuật chạy thận nhân tạo được cơ quan có thẩm duyền phê duyệt cho cơ sở khám chữa bệnh đó, máy chạy thận, thuốc, vật tư y tế mua sắm đúng quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 5.7.2019 của Bộ Y tế về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30.11.2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp: 1 lần chạy thận nhân tạo được thanh toán 556.000 đồng (bao gồm cả quả lọc và dây máu dùng 6 lần).

Các trường hợp được hưởng đủ quyền lợi theo mức hưởng của từng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế:

+ Bệnh nhân sử dụng dịch vụ chạy thận nhân tạo được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng khi khám chữa bệnh đúng nơi đăng ký ban đầu, hoặc cấp cứu hoặc có giấy chuyển viện đúng quy định.

+ Khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến huyện, hoặc điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến thành phố (ngoại trú không thanh toán).

Trường hợp chạy thận nhân tạo trái tuyến ngoại trú tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến thành phố và Trung ương không được thanh toán; chạy thận nhân tạo khi đang điều trị nội trú trái tuyến tại tuyến Trung ương được hưởng 40% quyền lợi thẻ bảo hiểm y tế.