Củ ấu sống ở đâu

Hàng năm, cứ độ cuối thu đầu đông, khi gió heo may về, trên các cánh đồng, ao hồ, đầm trũng ở nhiều địa phương của Hưng Yên, nông dân lại bắt đầu vào mùa thu hoạch ấu. Củ ấu có vẻ ngoài đen đúa, xấu xí, gai góc nhưng bên trong lại trắng nõn, ngọt bùi chắt chiu từ “một nắng hai sương” nhọc nhằn của người trồng ấu.

Củ ấu sống ở đâu
Nông dân xã Cương Chính (Tiên Lữ) chèo thuyền thu hái củ ấu

Trước đây, cây ấu được nông dân các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, thành phố Hưng Yên trồng nhiều ở các ao, hồ, đầm trũng. Những năm gần đây, diện tích ao, hồ trên địa bàn tỉnh ngày một thu hẹp, diện tích trồng cây ấu giảm. Dù vậy, tại một số địa phương như: Tam Đa (Phù Cừ); Phương Chiểu, Thụy Lôi, Cương Chính (Tiên Lữ), Hồng Nam, Quảng Châu (thành phố Hưng Yên)... người dân vẫn tận dụng diện tích ao, hồ trồng ấu để có thêm thu nhập.

Ấu là cây thuỷ sinh, thích hợp sống ở các ao, đầm và những chân ruộng có nước quanh năm. Lá ấu mọc so le nổi trên mặt nước, hình tròn, mép có răng cưa thưa, sức vươn khá tốt. Ấu có thể xuống giống bằng dây hoặc trồng bằng củ. Hàng năm, vào khoảng tháng 2 âm lịch, tiết trời ấm áp, người dân lấy dây ấu để trồng. Cách đơn giản hơn nữa là vào cuối vụ ấu của năm trước, người ta lấy củ ấu già, vo tròn trong nắm đất, thả xuống ao, ruộng... đến năm sau ấu có thể nảy mầm, phát triển. Ðối với các ao, đầm đã trồng ấu từ vụ trước, củ ấu già chưa kịp hái sẽ rụng xuống bùn, đến mùa xuân ấm áp lại ngoi nước mà trổ cây, nước có cao đến mấy cây ấu cũng có thể ngoi lên mà ra lá, tỏa rễ và làm củ.

Cuối xuân sang hè, ấu khép tán xanh mặt nước và nở hoa. Khi ấu trưởng thành, hoa mọc ra từ cuống nhỏ tí xíu, trắng tinh. Hoa ấu nở chỉ trong một ngày rồi tàn, tự thụ phấn thành quả rồi rũ chìm trong nước và cứ thế ăn các chất dinh dưỡng từ cây và nước để phát triển.

Bà Nguyễn Thị Thơm, người có kinh nghiệm trên 20 năm trồng ấu ở xã Thuỵ Lôi (Tiên Lữ), cho biết: “Ấu rất dễ trồng, vốn đầu tư ít, chỉ cần mua dây giống về thả. Khi chăm sóc, chỉ cần bón phân, đạm và phun thuốc trừ sâu ăn lá, phòng bệnh cháy lá là đủ”.

Trồng ấu không khó, tuy vậy, việc thu hoạch ấu lại rất vất vả. Ấu thường chín rộ vào cuối thu đầu đông, lúc trời bắt đầu chuyển rét. Để thu hoạch ấu, người nông dân phải ngâm mình cả ngày dưới ruộng để hái củ. Những ruộng sâu, người hái ấu phải ngồi trên thuyền để thu hoạch. Nếu không kịp hái, chậm vài ngày, củ ấu già sẽ rụng và chìm xuống bùn. Lúc đó, người hái phải vục tay xuống bùn sâu để mò ấu. Chị Bùi Thị Hậu, ở xã Cương Chính (Tiên Lữ) cho biết: “Hàng ngày tôi chèo thuyền đi thu hoạch củ ấu từ sáng sớm. Hái ấu vào ngày trời rét thì tay, chân lạnh cóng, vào hôm trời nắng hanh thì mùi ấu sực lên khó chịu, nếu hôm nào quên không đeo găng tay hái ấu thì cả bàn tay hôm ấy đen sì, có khi còn bị gai củ ấu đâm cho tứa máu”.

Thường thì mỗi cây ấu ra được 5 - 7 củ. Củ ấu non có màu hồng, khi chín chuyển sang màu đen. Theo kinh nghiệm của người trồng, để biết củ ấu non hay ấu già chỉ cần nhấc cây ấu lên, nếu củ ấu rụng xuống chứng tỏ ấu đã đủ độ chín để thu hoạch. Cây ấu sẽ ít củ dần và tàn lụi sau 6 - 7 đợt thu hoạch.

Mỗi vụ ấu, nhà trồng nhiều thu hoạch lên tới hàng tấn củ ấu. Năm nay củ ấu mua tại ruộng có giá dao động từ 10.000 – 15.000 đồng/kg. Trung bình, mỗi sào trồng ấu có thể cho thu lãi từ 3 – 5 triệu đồng, cao hơn so với cấy lúa. Một số hộ dân sau khi thu hoạch ấu tự vận chuyển rồi bán ngay trên đường đê sông Luộc.

Gia đình chị Nguyễn Thị Bình ở thôn Đặng Xá, xã Cương Chính (Tiên Lữ) có cách trồng ấu kết hợp với thả cá. Với diện tích 10 mẫu ao, hàng năm, cuối xuân, chị xuống giống ấu rồi chờ cây khép tán kín mặt nước mới thả cá vì lúc này cây ấu đã lớn, không sợ bị cá ăn. Chị Bình cho biết: “Trồng ấu kết hợp thả cá là cách làm mang lại hiệu quả “kép”, lá ấu phát triển tốt sẽ hứng nắng, làm giảm nhiệt độ, hạn chế tình trạng cá chết do nắng nóng vào mùa hè. Mặt khác, cá sục bùn tìm mồi ở đáy ruộng sẽ diệt cỏ dại, côn trùng, sâu bệnh hại ấu. Đồng thời, phân cá thải ra còn là nguồn dinh dưỡng để cây ấu phát triển...” Với cách làm này, mỗi năm gia đình chị thu được từ 5 – 10 tấn củ ấu bán với giá 10.000 – 15.000 đồng/kg và 2 – 3 tấn cá bán với giá trung bình 35.000 đồng/kg. Sau khi trừ mọi chi phí cho lãi từ 150 – 200 triệu đồng.

Ngoài các hộ trực tiếp trồng ấu, những người không trồng ấu cũng có thêm thu nhập từ việc hái thuê hoặc mua bán ấu. Trung bình một ngày, mỗi lao động hái được khoảng 20 - 30kg, thu nhập 100.000 đồng.

Mùa củ ấu không kéo dài như những loại củ, quả khác. Chính vì vậy nên cứ mỗi mùa ấu về là những người chuộng thứ quà quê này lại không quên mua một túi mỗi buổi đi chợ về.

Hương Giang

Skip to content

Ấu là loài cây sống dưới nước; thân ngắn, có lông. Cây có hai thứ lá: lá nổi có phao ở cuống, hình quả trám, mép trên có răng cưa, dài cỡ 4 – 5 phân, cuống từ một tấc đến tấc rưỡi, giữa có phao; lá chìm thì phiến lá giảm, phiến xẻ lông chim nhưng rất nhỏ nên trông chỉ còn có các đường gân. Bông ấu màu vàng mọc đơn độc hay ở kẽ lá. Trái ấu thường được dân gian gọi là “củ”. Củ có hai sừng, đầu sừng vót nhọn, sừng do các lá đài phát triển thành.

Củ ấu sống ở đâu

Dân gian thường dùng câu ca: “Thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau trái bồ hòn cũng ngọt” để gợi hình ảnh của củ ấu. Ấu hình thù là vậy nhưng khi đã thương nhau rồi thì củ ấu cũng sẽ biến đổi thành trọn vẹn. Một cách nói quá, ví von thật thú vị của người bình dân.

Củ ấu thường có hai giống: ấu gai cho trái có hai sừng nhọn như gai. Ấu trụi cho trái có hai sừng tù. Nếu trái ấu chưa quá già, màu nâu, chưa rụng xuống bùn, luộc ăn ngon, gọi là ấu nâng gương.

Nếu trái đã già, chuyển qua màu đen sẫm, vỏ cứng như sừng, có nhiều bột, gọi là ấu sừng trâu. Ấu luộc chín, cắn bỏ vỏ, ruột ấu có màu trắng ngà ăn vừa ngọt, vừa bùi.

Ngày xưa, khi đến vùng đất này khẩn hoang khai hóa, chính củ ấu là nguồn lương thực bổ sung quan trọng giúp con người no lòng ấm dạ.

Dân gian thường dùng câu ca: “Thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau trái bồ hòn cũng ngọt” để gợi hình ảnh của củ ấu. Ấu hình thù là vậy nhưng khi đã thương nhau rồi thì củ ấu cũng sẽ biến đổi thành trọn vẹn. Một cách nói quá, ví von thật thú vị của người bình dân.

Củ ấu thường có hai giống: ấu gai cho trái có hai sừng nhọn như gai. Ấu trụi cho trái có hai sừng tù. Nếu trái ấu chưa quá già, màu nâu, chưa rụng xuống bùn, luộc ăn ngon, gọi là ấu nâng gương.

Củ ấu sống ở đâu

Nếu trái đã già, chuyển qua màu đen sẫm, vỏ cứng như sừng, có nhiều bột, gọi là ấu sừng trâu. Ấu luộc chín, cắn bỏ vỏ, ruột ấu có màu trắng ngà ăn vừa ngọt, vừa bùi.

Ngày xưa, khi đến vùng đất này khẩn hoang khai hóa, chính củ ấu là nguồn lương thực bổ sung quan trọng giúp con người no lòng ấm dạ.

Củ ấu thực chất là quả của cây ấu nước thường được dùng để luộc ăn hay nghiền bột làm bánh. Tuy nhiên, ít ai ngờ, nó còn được sử dụng như một loại dược liệu xuất hiện trong nhiều bài thuốc. Điển hình như bài thuốc chữa trĩ ra máu, tỳ vị hư nhược, viêm loét dạ dày…

Củ ấu sống ở đâu
Cây củ ấu được xem là một dược liệu dễ kiếm góp mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh
  • Tên khác: Ấu nước, ấu trụi, lăng mác
  • Tên khoa học: Trapa bicornis L- Hydrocaryaceae
  • Họ: Trapaceae

Cây củ ấu là loài cây sống dưới nước, có thân ngắn và có lông ở phía ngoài thân. Cây có 2 loại lá. Lá nổi sẽ có phao ở cuống, hình quả trám, phần mép trên có răng cưa. Lá nổi dài khoảng 4 – 5cm, rộng khoảng 6 – 7cm, cuống lá dài 6 – 15cm, giữa có phao.

Còn lá chìm thì phiến lá giảm và xẻ lông chim, tuy nhiên đường xẻ rất nhỏ, quan sát chỉ thấy các đường gân. Hoa có màu trắng, thường mọc đơn độc hoặc ở kẽ lá. Phần hoa có 4 lá đài, 4 cánh hoa và 4 nhị bầu trung 2 ô, mỗi ô sẽ chữa một noãn.

Phần quả thì được gọi là củ, có 2 sừng, cao khoảng 35mm, rộng tầm 5cm, phần sừng dài tầm 2cm. Đầu phần sừng có hình mũi tên, sừng này do các lá đài phát triển thành. Ở bên trong quả có chứa một hạt ăn được.

Củ ấu sống ở đâu
Đông Trùng Hạ Thảo Khô 10Gr 755,000đ

Củ ấu sống ở đâu
Đông Trùng Hạ Thảo Ký Chủ Nhộng Tằm 3,050,000đ

Củ ấu sống ở đâu
Rượu Đông Trùng Hạ Thảo 750,000đ

Củ ấu sống ở đâu
Yến Chưng Đông Trùng Hạ Thảo 650,000đ

Củ ấu sống ở đâu
Trà Đông Trùng Hạ Thảo 250,000đ

Củ ấu sống ở đâu
Set Quà An Khang 1,550,000đ

Củ ấu sống ở đâu
Set Quà An Khang VIP 2,250,000đ

Củ ấu sống ở đâu
Set Quà Lộc Tiến Vinh Hoa 4,550,000đ

Củ ấu sống ở đâu
Set Quà Nghênh Xuân Ngũ Phúc 6,688,000đ

10+
sản phẩm

Khám phá tất cả

Quả dùng để ăn, còn vỏ quả và toàn cây thường được dùng để làm vị thuốc.

Cây củ ấu được trồng rất phổ biến ở các ao đầm ở trong khắp cả nước. Cả hạt hay chồi của cây đều có thể được dùng làm giống.

Phần quả của củ ấu thường được thu hái vào khoảng mùi thu hằng năm. Còn toàn cây thì có thể thu hái quanh năm để làm vị thuốc.

Sau khi thu hái thì thường được đem rửa sạch, có thể dùng được cả dạng tươi và dạng phơi khô. Thông thường nếu phơi khô để bảo quản dùng dần thì cần phơi trong bóng râm hoặc dưới nắng nhẹ.

Dạng dược liệu đã phơi khô nên được để trong túi kín và bảo quản nơi khô ráo và thông thoáng.

Sau đây là một số thành phần được ghi nhận có trong 100g củ ấu:

  • 48,2g nước
  • 32,1g chất bột đường
  • 730 calorie
  • 3,4g protein
  • 3,3g đường
  • 468mg kali
  • 17,6g canxi
  • 0,8mg natri
  • 0,7g sắt
  • 0,4g kẽm
Củ ấu sống ở đâu
Củ ấu không chỉ được dùng trong ẩm thực mà còn là vị thuốc chữa bệnh

Ngoài ra, dược liệu này còn chứa làm lượng carbohydrate lớn, ít chất béo và không có cholesterol. Hàm lượng chất xơ có trong củ ấu còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn probiotic. Từ đó giúp sản sinh enzyme tiêu hóa rất tốt cho hệ đường ruột.

Theo các tài liệu Đông y ghi nhận thì củ ấu có vị ngọt, tính mát

Loại dược liệu này được quy vào 2 kinh Tỳ và Vị.

Theo y học cổ truyền:

  • Ích khí kiện tỳ.
  • Trừ phiền chỉ khát.
  • Thanh thử giải nhiệt lương huyết.

Theo y học hiện đại:

  • Phòng chống u bướu, ung thư
  • Phù hợp cho người cơ thể suy nhược, phụ nữ bị kinh nguyệt quá nhiều
  • Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ xuất huyết
  • Trừ rôm sảy, chống nóng, giải rượu

Củ ấu có thể được sử dụng theo rất nhiều cách khác nhau. Thông thường là dùng luộc ăn hay chế thành bột rồi trộn với mật hoặc đường để làm bánh.

Trong chữa bệnh, có thể dùng ở dạng thuốc sắc, sao cháy tán bột, nấu cháo. Tùy thuộc vào từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu riêng lẻ hay kết hợp với các vị thuốc khác.

Về liều lượng, thường căn cứ vào mục đích sử dụng, trong đó liều được khuyến cáo ở vào khoảng 10 – 16g dưới dạng thuốc sắc. Còn nếu dùng ngoài thì không kể đến liều lượng, có thể lên đến 250g/ngày.

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian quen thuộc có sử dụng dược liệu củ ấu:

  • Chuẩn bị: Phần vỏ của củ ấu sấy khô
  • Thực hiện: Tiến hành đốt tồn tính dược liệu đã chuẩn bị rồi tán thành bột mịn. Trộn đều với một ít dầu mè rồi đắp trực tiếp lên hậu môn. Mỗi ngày áp dụng từ  3 – 4 lần để nhận được kết quả tốt nhất.
  • Chuẩn bị: Khoảng 250g củ ấu.
  • Thực hiện: Tiến hành nấu chín dược liệu trong vòng 1 giờ đồng hồ sau đó ép lọc lấy nước. Cho thêm chút đường vào khuấy tan rồi chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị 20 – 30g củ ấu đã loại bỏ phần vỏ. Tiến hành cho thêm nước rồi bắc lên bếp đun trên lửa nhỏ để cho ra hỗn hợp dạng canh cháo. Chia làm 2 lần ăn trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị một ít phần vỏ củ ấu. Đem nguyên liệu đi sao vàng trên lửa nhỏ cho đến khi thấy mùi thơm. Sau đó đem đi sắc cùng với nước để uống.
  • Chuẩn bị: 30g thịt củ ấu, 100g gạp nếp, 16g hòa sơn, 10g bạch cập, 6g táo đỏ, 20g mật ong.
  • Thực hiện: Các nguyên liệu (trừ mật ong) cho vào nồi rồi cho thêm nước và nầm trên lửa nhỏ thành cháo. Khi ăn thì trộn đều với mật ong. Có thể chia ra làm 2 – 3 lần ăn trong ngày.
  • Chuẩn bị: 10g bột củ ấu, 10g đảng sâm, 10g hoàng kỳ.
  • Thực hiện: Tiến hành sắc đảng sâm và hoàng kỳ trên lửa nhỏ với 500ml nước trong khoảng 20 phút. Sau đó chắt lấy phần nước và bỏ phần bã đi. Cho bột củ ấu vào khuấy đều đun sôi lên và uống khi nước thuốc còn ấm.
  • Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị 30g củ ấu tươi bỏ vỏ và 30g gạo nếp. Nấu nguyên liệu thành cháo rồi nêm đường vừa ăn. Có thể chia đều làm 2 lần ăn trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Cần chuẩn bị 50g phần thịt củ ấu, 16g hoài sơn, 16g bạch truật, 10g sơn tra, 6g màng mề gà, 3g cam thảo. Các dược liệu đem cho hết vào nồi sắc chung với 750ml nước trên lửa nhỏ. Tắt bếp khi lượng nước trong nồi còn khoảng 300ml. Chia thuốc ra làm 2 – 3 lần uống/ngày. Thời điểm uống thuốc thích hợp nhất là khi bụng đói.
Củ ấu sống ở đâu
Dược liệu củ ấu có thể được dùng làm vị thuốc chữa chứng đau lạnh bụng
  • Chuẩn bị: 50g phần thịt củ ấu tươi, 10g cam thảo, 10g hoàng cầm, 10g câu kỷ tử, 20g địa cốt bì.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên đem cho hết vào ấm và sắc chung với 600ml nước trên lửa nhỏ. Sắc đến khi lượng nước còn 300ml thì đạt. Chia nước thuốc ra làm 2 lần uống/ngày, dùng liên tục với liệu trình kéo dài 1 tuần.
  • Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị khoảng 20g vỏ củ ấu. Đem sắc chung với khoảng 400ml nước trên lửa nhỏ đến khi nước còn phân nửa. Chia làm 2 lần uống/ngày, uống khi nước thuốc còn đủ độ ấm.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 60g vỏ củ ấu, 8g trắc bá diệp, 8g cỏ mực, 8g hoa hòe, 8g gương sen. Các dược liệu trên đem cho hết vào ấm và sắc chung với 750ml nước trên lửa nhỏ. Đến khi còn 300ml nước thì ngưng chắt bỏ bã và chia làm 2 lần uống/ngày. Nên uống trước các bữa ăn.
  • Chuẩn bị: 150 – 230 phần thịt của củ ấu tươi.
  • Thực hiện: Nhai trực tiếp nguyên liệu trên rồi nuốt dần. Trường hợp thấy khó ăn thì có thể giã nát ra rồi chế nước nguội và uống.
  • Chuẩn bị: 150 củ ấu đã già.
  • Thực hiện: Đem luộc chín nguyên liệu trên rồi ăn phần thịt phía trong. Chia làm 2 lần ăn/ngày.
  • Chuẩn bị: 50g phần thịt củ ấu tươi, 15g địa cốt bì, 6g câu kỷ tử, 6g hoàng cầm, 6g cam thảo.
  • Thực hiện: Tất cả các dược liệu trên đem cho hết vào ấm sắc chung với 1 lít nước trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút. Loại bỏ phần bã và uống nước thuốc khi còn ấm nóng. Có thể chia ra làm nhiều lần uống trong ngày, mỗi ngày chỉ sắc uống 1 thang.
  • Bài thuốc 1: Trường hợp trẻ bị nóng hoặc nổi ghẻ nhọt thì lấy củ ấu đem đốt thành than. Sau đó thêm chu sa và băng phiến vào rồi nghiền thành bột. Tiếp đến hòa nước sôi để nguội vào đến khi thấy sền sệt thì uống. Ngoài ra, có thể nấu cháu ruột củ ấu cho trẻ ăn. Đồng thời sử dụng hỗn hợp thuốc bột ở trên để bôi trực tiếp lên vị trí tổn thương để giúp làm giảm sưng ngứa.
  • Bài thuốc 2: Trường hợp bị mụn nhọt hay lên đinh ở ngón tay thì lấy vỏ củ ấu đem đi sao tồn tính rồi tán mịn. Sau đó thêm một chút tinh dầu thơm rồi bôi bên ngoài vùng da cần điều trị.
  • Bài thuốc 3: Trường hợp bị mụn cóc, mụn cơm thì có thể dùng phần tai, đế hay cuống cây. Tiến hành giã nát ra rồi đắp trực tiếp lên nốt mụn.

Củ ấu mặc dù được đánh già là có rất nhiều công dụng hữu ích nhưng bạn vẫn luôn phải thận trọng khi dùng. Bởi sử dụng không đúng cách trong một số trường hợp có thể sẽ phát sinh nhưng vấn đề không mong muốn.

Tránh lạm dụng hay ăn nhiều củ ấu trong cùng một thời điểm. Bạn sẽ rất dễ gặp tình trạng đầy hơi hoặc đau trướng vùng bụng do dược liệu này có tính hàn.

Ngoài ra, sau khi ăn củ ấu không nên uống nước liền bởi sẽ gây cảm giác khó chịu. Bên cạnh đó, những người đại tiện lỏng hay tỳ vị hư yếu cũng cần tránh sử dụng dược liệu này ở dạng sống.