Cây xương cá có ở đâu

 Cây xương cá - một vị thuốc nam thường được người dân trồng làm cảnh. Không những vậy, cây xương cá còn được trồng làm thuốc điều trị viêm xoang, hắc lào, ghẻ lở, ngứa ngoài da. Cây có nhựa trắng khá độc nên trâu bò không cho ăn được. Vậy cách dùng cây xương có làm thuốc điều trị bệnh như thế nào? Hay cùng Thảo dược Thanh Bình tham khảo trong bài viết này nhé!

1. Đặc điểm nhận dạng vị thuốc cây xương cá.

Cây xương cá còn được gọi là a giao, san hô xanh, san hô xanh, cây xương khô, lục ngọc thụ, cành giao, thanh san hô, cây kim dao…

Cây xương cá thường có chiều cao chừng 1 đến 1,5m, cây thuộc họ của xương rồng, không có gai, có nhiều cành nhỏ hình những chiếc đũa gắn lại với nhau rất giống xương, cây có rất nhiều nhựa trắng. Cành màu xanh lục, lá rất nhỏ và ít hoặc rụng sớm nên ít khi nhìn thấy lá trên cây. Hoa nhỏ mọc thành cụm. Quả nang, có nhiều lông phủ, hạt nhẵn có hình trái xoan.

Trong đông y, cây có vị cay, hơi chua, tính mát và có độc.

Bộ phận dùng làm thuốc: Từ rễ cho đến thân, cành xương cá đều có thể điều chế biến làm thuốc dùng dần.

Cây xương có có nguồn gốc từ Châu Phi. Hiện nay, cây đã được di thực vào nước ta và được trồng ở nhiều tỉnh thành để làm cảnh và làm dược liệu chữa bệnh.

Cây được thu hoạch nhiều lần quanh năm. Tùy vào mục đích của người sử dụng mà có thể dùng ở dạng phơi khô hoặc dùng tươi.

Cây xương cá có chứa các thành phần như: isoeuphorol, cycloeucalenol, euphorbon, Y – taraxasteryl acetat, resiniferonol, triterpen cycloeuphordenol, alcol ingenol,…

Cây xương cá có ở đâu

Hình ảnh sản phẩm cây xương cá tươi

2. Tác dụng của cây xương cá, cây xương cá trị bệnh gì?

Cây xương cá có tính sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, khử phong. Do nhựa của cây (hơi độc) và có tính sát trùng mạnh, nên thường chỉ được dùng bôi ngoài da chứ không dùng uống trong. Dưới đây là một số tác dụng của cây xương cá (cây giao) mang lại:

✎ Tác dụng điều trị viêm xoang.

✎ Tác dụng điều trị mụn thịt và mụn cóc.

✎ Tác dụng điều trị chứng ghẻ lở và hắc lào.

✎ Tác dụng chữa nấm da, đau nhức xương khớp.

✎ Tác dụng chữa côn trùng cắn, chữa đau răng.

✎ Tác dụng chữa bong gân, sưng tay chân.

✎ Tác dụng điều trị liệt dương và táo bón.

3. Cách sử dùng cây xương cá trong trị bệnh:

✚ Chữa bệnh viêm xoang: Dùng 70g cây xương khô hoặc tươi.

Cách làm: Đem nguyên liệu này đun sôi cùng 1 lít nước chừng 10 phút, rồi trùm khăn xông mũi. Mỗi một lần xông kéo dài khoảng chừng 20 phút. Duy trì đều đặn và liên tục từ 3 – 4 lần xông sẽ cảm thấy hiệu quả rõ rệt.

✚ Chữa mụn thịt, mụn cóc: Mủ cây giao (nên dùng mủ cành mới, không để mủ quá lâu vì có thể làm giảm tác dụng điều trị bệnh).

Cách làm: Dùng tăm bông thoa mủ cây giao vào vùng nốt mụn cóc. Thực hiện như vậy từ 2 – 3 lần một ngày.

Lưu ý: Chỉ nên áp dụng khoảng 1 tuần sẽ thấy mụn thịt rơi ra. Nếu vẫn không có tiến triển, bạn nên đến bác sỉ để được thăm khác và tư vấn.

✚ Dùng điều trị các bệnh ngoài da: Cắt đôi cành xương cá để nhựa chảy ra, bôi nhựa trực tiếp vào vùng da bị ngứa, ghẻ lở, hắc lào.

Chú ý khi dùng cây xương cá:
+ Nhựa của cây có độc, vì vậy nếu không có phương pháp sử dụng hợp lý sẽ có thể sẽ khiến người dùng bị mù mắt tạm thời hoặc phổng rộp da.

+ Những làn da nhạy cảm, dùng các bài thuốc từ mủ của cây xương cá có thể gây kích ứng da nặng như: phồng rộp, nổi mụn nước, phát ban…

+ Độ an toàn của vị thuốc này chưa được thiết lập đối với trẻ em và phụ nữ có thai.

Cây xương cá có ở đâu

Cây xương cá chữa bệnh viêm xoang

>> Xem thêm:

Địa điểm bán quả la hán tại Tphcm uy tín chất lượng

Cây mật nhân trị bệnh tiểu đường

Tác dụng của hoa hòe khô

4. Mua cây xương cá ở đâu uy tín nhất?

✔ Hàng chục cây thuốc quý có công dụng tương đương với cây xương cá chữa bệnh ngoài da đã được chắt lọc trọn vẹn dược tính trong thuốc như: cây đậu săng, cây ngải dại, cây cỏ sữa, bồ công anh, cây thuốc bỏng, cây nhân trần... đem lại hiệu quả tốt trong điều trị bệnh.

✔ Mua cây xương cá ở đâu tại TpHCM? Thảo dược Thanh Bình là điểm bán cây xương cá chất lượng tại TpHCM. Vị thuốc xương cá (a giao) được người dân chế biến theo đúng quy trình, không chứa chất độc hại.

CÔNG TY TNHH TRÀ THẢO DƯỢC THANH BÌNH

Website: caythuocquytribenh.com

Hotline: 0931 665 345 - 0963 665 345 - 0945 695 345 ( Mr Bình )

Địa chỉ: 185/6 đường 28, Phường 6, Quận Gò Vấp, TpHCM

Khách hàng có thể MUA CÂY XƯƠNG CÁ TRỰC TUYẾN tại website: caythuocquytribenh.com của Thanh Bình. Bên cạnh sản phẩm cây xương cá, chúng tôi còn cung cấp nhiều các loại thảo dược quý như: dây thìa canh, xác ve, cây dứa dại, giao cổ lam, diệp hạ châu, cây cỏ ngọt…

Trên đây là một số thông tin về đặc điểm, tác dụng và cách dùng cây xương cá ( cây giao) trị bệnh được nhiều người quan tâm. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về vị thuốc “cây xương cá”.

Cây xương cá có nguồn gốc từ các nước Châu Phi, Ả Rập, có các khu vực có khí hậu nhiệt đới. Cây xương cá rất dễ trồng và chăm sóc, nên được trồng hầu hết ở các tỉnh thành trên cả nước, hoặc thường mọc hoang ở các vùng quê.

Cây xương cá có tên khoa học là Euphorbia tirucalli, là 1 loài thực vật có hoa trong họ Đại kích, trong họ lớn thầu dầu (Euphorbiaceae). Xương cá còn có nhiều tên gọi khác tùy theo từng vùng miền như: cây kim dao, cây san hô xanh, cây càng tôm, cây nọc rắn,…

Đặc điểm hình dáng cây xương cá

Cây xương cá là một loại cây thuộc nhóm xương rồng, nhưng không có gai, có chiều cao trung bình từ 1 – 2m. Thân có gồm nhiều đốt nhỏ có đường kính giống như chiếc đũa mọc tua tủa ở ở các phía, mỗi nhánh có độ dài khác nhau, thân khi bẻ thường chảy nhiều mủ trắng đặc đục như sữa. Lá xương cá nhỏ, hẹp và thường rụng rất sớm, nên chỉ còn cành và nhánh trơ trọ. Hoa thường mọc thành cụm chung nhỏ, có hình dầu dục, mỗi hoa có 5 tuyến, nhụy có 3 vòi chẻ làm đôi, có rất nhiều nhị. Quả nang gồm có 3 mảnh lồi, thường có 1 lớp lông mỏng phủ bên ngoài, hạt có hình trái xoan nhẵn.

Đặc điểm sinh trưởng cây xương cá

Cây xương cá có thể sống trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, giống như cây xương rồng từ đồi cỏ, các vách núi, mặt đá, dọc các con sông,  đến các vùng có địa chất sao thạch, sa mạc,… Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, giống như cây xương rồng có thể chịu được hạn hán, cường độ nhiệt độ cao, tuy nhiên cây rất dễ bị thối gốc, thân do bị ngập úng, chế độ thoát nước không kịp.

Cây xương cá có ở đâu
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây xương cá

Công dụng của cây xương cá

Trong y học

Cây xương cá được biết đến với tác dụng chủ yếu là điều trị chứng bệnh viêm xoang mũi, theo thống kê hiện nay có khoảng hơn 90% người bệnh sử dụng phương pháp này đều chữa khỏi. Trong y học dân gian của Trung Quốc, cây xương cá được sử dụng để chữa trị các bệnh ngoài da như: nấm, ghe, lăng ben,… Nhựa cây xương có tác dụng chữa các bệnh về đường hô hấp như trị ho, hen suyễn,… trị mụn cóc, viêm tay chân, đau tai. Trong y học của nước ta, cành xương cá được dùng để làm thuốc chữa trọ các bệnh táo bón, đầy bụng, khó tiêu, liệt dương. Rễ được dùng để điều trọ các bệnh về da như: lở loét, nấm, và bệnh trĩ. Đồng thời, theo những nghiên cứu gần đây cho thấy, cây xương cá có các hoạt chất đẩy lùi các khối u, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào gây ung thư ở người.

Trong cuộc sống

Cây xương cá được xem là chiếc hàng rào được trồng xung quanh nhà, ao vườn, các trang trại,… nhằm chống lại các loại con trùng như: muỗi, bọ xít,… Các đặc điểm không bị sâu mọt tấn công, nên cây xương cá thường được dùng để làm cột chống mái nhà.

Cây xương cá có ở đâu
Cây xương cá có nhiều tác dụng trong cuộc sống

Đất trồng

Đối với các loại cây thuộc họ xương rồng, không nhất thiết phải chọn những loại đất có dộ dinh dưỡng cao, tuy nhiên, nên lưu ý về độ ẩm cũng như khả năng thoát nước trong cơ chế đất. Đặc biệt, không nên trồng cây xương cá ở những nơi đất nhiễm phèn, bị chua, độ pH thích hợp nên ở khoảng giữa 6 – 7 độ.

Chọn giống

Cây xương giao thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành, vì vậy, cần chọn những cành đang phát triển tốt, chắc, khỏe, không bị sâu bệnh gây hại.

Dùng dao sắc cắt cẩn thận, mỗi cành giống nên có độ dài từ 3 – 4 đốt trở lên, tránh để cành giống bị dập, nát hoặc bị tòe vết cắt, như vậy cành giống sẽ không phát triển, bén rễ được, mà sẽ bị thối rữa khi giâm giống. Sau khi cắt rời được đoạn giống khỏi cây mẹ, thì nên chờ cho cây khô hẳn mủ rồi mới tiến hành giâm, trong lúc đợi mủ khô có thể để cành giống trong bóng râm khoảng 2 ngày. Đợi cho cây khô mủ xong, tiến hành giâm cành giống xuống đất ẩm khoảng 20cm. Sau khi trồng xong, cần tưới nước ngay cho cây để thích nghi với môi trường mới, cũng như hồi phục vết cắt.

Cây xương cá có ở đâu
Hướng dẫn trồng cây xương cá

Cách chăm sóc cây xương cá

Bón phân

Thực chất, cây xương cá có thể sống trong các vách đá, sa mạc,… vì vậy cây không yêu cầu quá cao về phân bón, hoặc có thể không cần bón phân cũng được. Tuy vậy, để cây phát triển tốt hơn và cho chất lượng tốt hơn, bạn nên bón thêm phân chuồng hữu cơ cho cây 1 tháng/lần để cây có thêm khoáng chất dinh dưỡng phát triển mạnh hơn. Ngoài ra, cứ 3 tháng/ 1 lần, vào những hôm trời mưa nhỏ bạn có thể rải thêm 1 ít phân đạm hoặc phân NPK (16 – 16- 8), xung quanh gốc của cây.

Tưới nước

Đối với họ xương rồng, bên trong thân đã chứa rất nhiều nước, vì vậy bạn cần lưu ý trong quá trình cung cấp nước cho cây. Trong giai đoạn mới trồng giống, nên tưới nước 1 lần/ ngày cho cây, nên chọn lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tưới, tránh tưới vào trưa nắng gắt gây sẽ bị nóng, hầm cây. Sau khi cây đã phát triển rễ, thân, cành, thì nên giảm lượng nước tưới xuống, 3 ngày/1 lần, lưu ý lượng nước cũng phải phù hợp, không nên tưới quá nhiều cây sẽ rất dễ bị ngập úng, gây thối gốc.

Thường xuyên làm cỏ

Để cây phát triển tốt nhất, việc làm cỏ xung quanh gốc cũng rất cần thiết, định kỳ 2 tháng/1 lần cần tiến hành làm cỏ, vun xới xung quanh gốc, nhằm giúp cây tập trung được dinh dưỡng vừa phòng ngừa được các mầm bệnh cho cây.

Cắt tỉa thường xuyên

Định kỳ 4 tháng/ lần, nên cắt tỉa bớt những cành bị khô, cành già, cành mọc vượt, hoặc những cành bị sâu bệnh cho cây, vừa có thể tránh được sâu bệnh tấn công, vừa có thể tạo tính thẩm mỹ cũng như kiểm soát được chiều cao của cây.

Cây xương cá có ở đâu

Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh trên cây xương cá

Bệnh thối rễ trên cây xương cá

Loại bệnh này thường bắt nguồn từ cách chăm sóc, đặc biệt là quá trình cung cấp nước cho cây quá nhiều, dẫn đến cây bị dư nước, thoát nước không kịp, gây ứ đọng nước, làm cây bị thối rễ.

Để phòng trừ loại bệnh này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần chú ý quan sát tình trạng của cây, điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp là được, đồng thời cũng nên chú trọng đến cơ chế thoát nước của cây cho kịp thời.

Bệnh rầy, rệp trên cây xương cá

Tuy cây xương cá không bị sâu đục gây hại, tuy nhiên vẫn thường hay bị rầy, rệp tấn công, nguyên nhân chủ yếu do đổ ẩm cũng như môi trường sinh trưởng của cây. Để phòng tròng tránh bệnh rầy rệp cho cây xương cá, cần lưu ý đến quy trình chăm sóc cây cho hợp lí, ngoài ra, nếu phát hiện cây bị bệnh cần tiến hành cắt bỏ những phần bị rệp tấn công.

Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây xương cá. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!