Củ cải trắng phơi khô 1kg còn lại bao nhiêu năm 2024

Củ cải trắng được nhiều người ví là nhân sâm mùa đông bởi những tác dụng, giá trị của nó mang lại cho sức khỏe của chúng ta.

Theo đông y, củ cải có vị ngọt, hơi cay hăng, tính bình, không độc, có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, bảo vệ dạ dày… Củ cải được dùng làm thuốc dưới dạng khô hoặc tươi đều được.

Dưới đây là 1 số tác dụng tiêu biểu của củ cải:

  • Giảm cholesterol
  • Giảm đau hiệu quả
  • Hỗ trợ chức năng gan
  • Ngăn ngừa bệnh tim mạch
  • Tốt cho não
  • Ngăn ngừa ung thư: Củ cải càng cay, càng hăng thì tác dụng càng tốt. Trong củ cải có chứa dầu cải và glycosid giúp hình thành thành phần chống ung thư có vị cay cay.
  • Phòng tránh thiếu máu: Hàm
  • Chống lão hóa da
  • Giảm béo: Uống nước ép củ cải trước bữa ăn giúp thân hình thon gọn mà chẳng cần phải ăn kiêng.
  • Phòng thiếu máu: Thành phần vitamin B12 có trong củ cải giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, từ đó ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho cơ thể.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh trĩ
  • Giúp da trắng hồng: Mặt nạ củ cải trộn rau diếp cá sẽ giúp da mặt trắng hồng, hết khô nẻ trong mùa đông
  • Dưỡng ẩm cho da: Ngâm củ cải phơi khô trong nước nóng 15-20 phút, dùng nước này tắm sẽ giúp giữ ẩm cho da. Không những vậy, vitamin có trong củ cải sẽ thấm vào da giúp da sáng và khỏe hơn.

Cách sử dụng củ cải trắng

Nấu cháo củ cải: gạo tẻ 100g, củ cải 50g (thái lát) thêm chút muối là vị cứu tinh tuyệt vời dành cho người bị đầy bụng, khó tiêu

Củ cải hầm gừng: triệu chứng đại tiện xuất huyết rỉ rả liên quan đến trĩ và uống rượu thì lấy 10 phần củ cải cả lá và cuống, rửa sạch thái lát nấu nhừ, cho thêm nước gừng, bột gạo, dấm ăn, khuấy cho sôi để ấm rồi ăn.

Nước ép củ cải hấp đường phèn: củ cải tươi hoặc luộc chín 500g, ép lấy nước, thêm đường phèn lượng thích hợp, uống ngày 1 lần dùng cho người hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính, cảm sốt ho nhiều đờm.

Củ cải trắng phơi khô trộn mật ong: Trộn 50g củ cải phơi khô với 50ml mật ong rừng, ăn trong ngày giúp hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật, hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính.

Những lưu ý khi dùng củ cải trắng

Là loại thực phẩm phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cần phải có chế độ sử dụng phù hợp. Dưới đây là 1 vài lưu ý khi sử dụng:

  • Cần kiểm soát khối lượng khi dùng, cần cân bằng với các loại thực phẩm khác để có chế độ ăn lành mạnh, tránh lạm dụng.
  • Không ăn chung với táo, lê, nho: Vì khi dùng chung với táo, lê, nho sẽ gây nên các triệu chứng bướu cổ, nếu nặng có thể dẫn đến suy tuyến giáp nặng.

Giá củ cải khô bao nhiêu 1kg?

Giá củ cải khô phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như 1 vài yếu tố dưới đây:

  • Củ cải trồng theo hướng hữu cơ hay không. Nếu trồng theo hướng hữu cơ thì giá sẽ cao hơn nhiều so với loại thông thường.
  • Giá củ cải khô còn phụ thuộc vào giá củ tươi lúc vào vụ hay trái vụ.
  • Giá còn phụ thuộc vào chính sách giá của mỗi nơi cung cấp.

Trên đây là 1 vài yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá củ cải khô. Vậy giá bao nhiêu 1kg?

Thông thường, để thu được 1kg củ cải phơi khô thì cần 10kg củ tươi. Hiện nay, giá củ cải tươi thông thường được thu mua tại vườn với giá 10.000 – 12.000đ 1kg. Qua nhiều thương lái, khi đến tay người tiêu dùng giá dao động khoảng 21.000 – 25.000đ. Thêm chi phí nhân công chế biến, phơi khô nữa thì giá củ cải khô sẽ rơi vào mức giá 150.000đ đến 200.000đ.

Nếu là củ cải được trồng theo hướng hữu cơ thì khi đến tay người tiêu dùng giá củ tươi dao động từ 40.000 – 50.000đ/kg. Như vậy, củ cải trắng phơi khô hữu cơ sẽ có giá khoảng 450.000 – 600.000đ/kg.

Trên đây là giá tham khảo từ thị trường. Còn tại Annam Shop, củ cải trắng phơi khô được trồng theo hướng hữu cơ có giá 300.000đ/kg. Nếu bạn cần mua củ cải trắng, lá củ cải, ngưu bàng, nấm đông cô,…. hãy liên hệ ngay 090 868 0024

Trong củ cải trắng có đến 92% là nước, các thành phần còn lại như: protid, glucid… Củ cải trắng, có thành phần dinh dưỡng cao nhưng lại chứa ít calo.

Thành phần dinh dưỡng của Củ Cải Trắng:

Củ Cải Trắng là một loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất và tương đối ít calo. Giá trị dinh dưỡng 100 g:

Calo (kcal) 18 Lipid 0,1 g

Cholesterol 0 mg Natri 21 mg

Kali 227 mg Cacbohydrat 4,1 g

Protein 0,6 g Vitamin C 22 mg

Calci 27 mg Sắt 0,4 mg

Magnesi 16 mg

Bí quyết chọn và bảo quản Củ Cải Trắng ngon:

Bạn đừng tham to, hãy chọn củ cải trằng có độ lớn vừa phải thôi. Củ cải có hình dáng thon dài về phần đuôi. Và tốt nhất là còn nguyên vẹn rễ chúng tỏ chúng vừa được thu hoạch còn tươi ngon. Lí do chúng tôi khuyên bạn không nên chọn củ to vì chúng thường bị xốp, không có vị đậm đà.

Bạn hãy kiểm tra lá củ cái nhé. Nếu chúng hơi xoăn lại nhưng màu vẫn xanh đẹp là được. Sau đó bạn cũng nên ấn lên củ cải để kiểm tra thân. Tuyệt đối không chọn những củ mềm, bởi chúng đã được thu hoạch lâu. Chỉ chọn những củ rắn chắc, không mềm thôi.

Chú ý vỏ củ cải phải trắng, tươi, mịn đều. Nếu xuất hiện những vết nứt, đừng chọn vì những củ này chứa ít chất dinh dưỡng hơn.

Bạn kiểm tra rễ củ cái. Nếu thấy rễ của nó đã héo, hoặc mềm thì không nên mua. Nếu chúng hơi xoăn lại nhưng màu vẫn xanh đẹp là được.

Đừng chọn những quả có phần đuôi to bự. Những củ này thường là bị để trong đất lâu, thu hoạch muộn. Lúc này củ đã già không còn ngon và không đầy đủ dưỡng chất nữa.

Làm sao bảo quản bí đỏ được lâu?

Mua được củ cải ngon bạn cũng cần biết cách bảo quản chúng. Để củ cải ở nơi mát, ẩm, có thể xếp cạnh các chum, vại nước hoặc buộc kín trong túi nilon, bảo quản trong tủ lạnh vài ngày.

Cách 1: Củ cải đông lạnh

Thay vì đem phơi khô luôn các bạn có thể thái nhỏ từng khúc củ cải theo ý muốn rồi đem để vào ngăn đá của tủ lạnh một thời gian. Sau đó bạn mới mang ra phơi dưới nắng ròn. Làm theo cách này củ cải sẽ bảo quản được lâu hơn cũng như có mùi vị độc đáo hơn.

Cách 2: Bảo quản trong hố đất

Sau khi mua củ cải về bạn lọc bỏ hết các phần củ cải bị sâu, nứt hoặc xây sát, chỉ chọn những củ cải đều và đẹp. Tiếp đến bạn cắt bỏ đầu và đuôi. Đào 1 hố sâu khoảng 1m, rộng 1m xếp nghiêng của cải theo hướng đầu xuống dưới. Cứ xếp hết 1 tầng củ cải bạn lại lấp 1 tầng dất dầy khoảng 10cm lên. Làm theo cách này bạn có thể cất giữ được 1 năm sau cũng không bị hỏng.

Cách 3: Bảo quản bằng bùn

Cắt bỏ phần đầu củ cải rồi lăn củ cải vào bùn vàng nhão 1 vòng, đảm bảo dính được 1 lớp bùn ở bên ngoài củ cải. Sau khi lăn xong, cho củ cải xếp vào nơi râm mát để cất giữ.

Nếu đắp thêm 1 lớp đất ẩm ở bên ngoài đống củ cải thì càng tốt.

Cách 4: Bảo quản quanh thùng nước

Để 1 thùng hoặc chum đựng nước trong phòng. Thùng và chum đựng đầy nước. Đem củ cải xếp đống xung quanh thùng, chum, đắp thêm một lớp đất ẩm dày khoảng 15cm lên trên củ cải là được.

Cách 5: Bảo quản trong tủ lạnh

Nếu muốn ăn luôn thì bạn rửa sạch củ cải rồi để dáo nước. Tiếp đến cho củ cải vào trong túi nilon và buộc kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh vài tuần.

Cách 6: Bảo quản củ cải bằng cách phơi khô

Phương pháp thái lát mỏng rồi phơi khô cũng là cách bảo quản củ cải trắng tốt nhất được nhiều người sử dụng. Cách này đơn giản dễ làm lại bảo quản được lâu dài không lo bị hỏng. Củ cải khô sau đó bạn có thể dùng quanh năm để pha trà, nấu nước uống hoặc chế biến nhiều món ăn ngon.

Cách 7: Củ cải phên ủ muối

Củ cải phên thì được chế biến công phu, nhiều công đoạn hơn, sau khi rửa sạch, thái lát dày rồi ủ muối qua một đêm, củ cải được đem ra phơi nắng trên các phên, dây rồi tiếp tục được ủ muối, công đoạn này lặp lại trong nhiều lần sẽ cho ra sản phẩm củ cải phên có màu vàng, thơm giòn, vị hơi mặn và có thể dùng dần quanh năm.

Cách 8: Bảo quản củ cải bằng muối

Củ cải bảo quản bằng muối hay còn được gọi tên là củ cải mặn. các bạn phải lựa chọn củ cải tươi, non và không to quá, đem phơi vừa phải rồi tiếp tục cho vào luộc cùng với muối cho đến khi củ cải sánh lại, đem bảo quản và có thể sử dụng trong nhiều năm mà không hỏng