Cụm từ là như thế nào tiếng Việt

1. Đơn vị dùng làm chất liệu cơ sở để tạo ra câu – đơn vị giao tiếp – không phải chỉ có từ. Ngoài từ ra, còn có một loại đơn vị gọi là cụm từ cố định. Có thể nêu một khái niệm giản dị cho cụm từ cố định điển hình như sau:

Cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại, tồn tại với tư cách một đơn vị có sẵn như từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ.

Chính vì thế cụm từ cố định được gọi là đơn vị tương đương với từ. Chúng tương đương với nhau về tư cách của những đơn vị được làm sẵn trong ngôn ngữ, và tương đương với nhau về chức năng định danh, chức năng tham gia tạo câu. Chẳng hạn, các cụm từ: to hold the balance even between two paties, to speak by the book,… của tiếng Anh; ruộng cả ao liền, qua cầu rút ván, tóc rễ tre, con gái rượu,… của tiếng Việt,… đều là những cụm từ cố định. Chúng được tái hiện và tái lập cũng như các từ vậy.

2. Cụm từ cố định cần được phân biệt với những đơn vị lân cận, dễ lầm lẫn với chúng, là từ ghép và cụm từ tự do.

Trước hết, nếu so sánh một từ ghép điển hình với một cụm từ cố định điển hình ta thấy chúng đều giống nhau ở chỗ:

– Cùng có hình thức chặt chẽ, cấu trúc cố định;

– Cùng có tính thành ngữ;

– Cùng là những đơn vị làm sẵn trong ngôn ngữ.

Ví dụ: sinh viên, học tập, đỏ rực, ngon lành, hoa hồng,… ăn ốc nói mò, mặt trái xoan, vênh váo như bố vợ phải đấm,…

Ở đây, cần nói thêm về cái gọi là tính thành ngữ. Thực ra, khái niệm này chưa phải là đã tuyệt đối rõ ràng. Nói chung, thường gặp nhất là cách hiểu như nhau: Giả sử có một kết cấu X gồm các yếu tố a, b, c,… hợp thành X = a + b + c +… Nếu ý nghĩa của X mà không thể giải thích được bằng ý nghĩa của từng yếu tố a, b, c,… thì người ta bảo kết cấu X (hoặc tổ hợp X) có tính thành ngữ.

Vậy chứng tỏ rằng tính thành ngữ có các mức độ cao, thấp khác nhau trong các tổ hợp, kết cấu khác nhau, bởi vì cách tổ chức nội dung và hình thức của chúng theo những con đường, những phương sách rất khác nhau. Đối chiếu với các ví dụ nêu trên, ta sẽ thấy điều đó.

Từ ghép với cụm từ cố định phân biệt, khác nhau ở chỗ:

– Về thành tố cấu tạo: Thành tố cấu tạo của từ ghép là hình vị, còn thành tố cấu tạo của cụm từ cố định là từ. So sánh:

news + paper – newspaper ễnh + ương – ễnh ương speak + by + the + book – speak by the book

bán + bò + tậu + ễnh + ương – bán bò tậu ễnh ương

– Về ý nghĩa: Nghĩa của cụm từ cố định được xây dựng và tổ chức theo lối tổ chức nghĩa của cụm từ, và nói chung là mang tính hình tượng. Chính vì vậy, nếu chỉ căn cứ vào bề mặt, vào nghĩa của từng thành tố cấu tạo thì nói chung là không thể hiểu được đích thực của toàn cụm từ. Ví dụ: anh hùng rơm, đồng không mông quạnh, tiếng bấc tiếng chì,…

Trong khi đó, đối với từ ghép, thì nghĩa định danh (trực tiếp hoặc gián tiếp) theo kiểu tổ chức nghĩa của từ lại là cái cốt lõi và nổi lên hàng đầu.

Ví dụ: mắt cá (chân), đầu ruồi, chân vịt, đen nhánh, xanh lè, tre pheo, thuyền trưởng,…

3. Đối với cụm từ tự do, cụm từ cố định cũng có những nét giống nhau và khác nhau.

Chúng giống nhau bởi lẽ đương nhiên thứ nhất: cả hai đều là cụm từ, được tạo lập bằng sự tổ hợp của các từ.

Nét giống nhau thứ hai là giống nhau về hình thức ngữ pháp. Điều này dẫn đến hệ quả là quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố cấu tạo cũng giống nhau. Ví dụ:

nhà ngói cây mít; nhà tranh vách đất;… (cụm từ cố định)

cháo gà cháo vịt; phở bò miến lươn;… (cụm từ tự do)

Tuy vậy, quan sát kĩ thì thấy chúng khác nhau ở những mặt quan trọng.

– Cụm từ cố định hiện diện với tư cách là đơn vị của hệ thống ngôn ngữ, ổn định và tồn tại dưới dạng làm sẵn. Trong khi đó, cụm từ tự do được đặt ra trong lời nói, trong diễn từ (discourse). Nó hợp thành đấy, rồi tan đấy, vì nó không tồn tại dưới dạng một đơn vị làm sẵn. Cụm từ tự do chỉ là một sự lấp đầu từ vào một mô hình ngữ pháp cho trước mà thôi.

– Vì tồn tại dưới dạng làm sẵn nên thành tố cấu tạo cụm từ cố định có số lượng ổn định, không thay đổi. Ngược lại, số thành tố cấu tạo cụm từ tự do có thể thay đổi tuỳ ý. Ví dụ: mẹ tròn con vuông, mồm năm miệng mười,… số thành tố cấu tạo luôn luôn ổn định. Thế nhưng, một cụm từ tự do "những người cười" chẳng hạn, có thể thêm bớt các thành tố một cách tuỳ ý để cho ta những cụm từ có kích thước khác nhau: những người này – những người chưa nói đã cười này – những người vừa mới đến mà chưa nói đã cười này,…

– Về ý nghĩa, cụm từ cố định có ý nghĩa như một chỉnh thể tương ứng với một chỉnh thể cấu trúc vật chất của nó. Có nghĩa là nó có tính thành ngữ rất cao, còn cụm từ tự do thì không như vậy. Ví dụ, chỉnh thể ý nghĩa của cụm từ cố định: rán sành ra mỡ, méo miệng đòi ăn xôi vò, say như điếu đổ,… có tính thành ngữ cao đến mức tối đa, còn những cụm từ tự do như rán mỡ, miệng cười, say thuốc lào,… thì tính thành ngữ của chúng chỉ là zero.

Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 1997, trang 153–155.

1.Danh từ và cụm danh từ

            *  Danh từ.

   a.Nghĩa khái quát: Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng,  khái niệm…

   b.Đặc điểm ngữ pháp của danh từ:

       -Khả năng kết hợp:Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, nọ, ấy, kia,…và một số từ khác ở sau để tạo thành cụm danh từ.

       -Chức vụ ngữ pháp của danh từ:

           +Điển hình là làm chủ ngữ:   Công nhân // đang làm việc.                      

           +Khi làm vị ngữ phải có từđi kèm :  Tôi// là người Việt Nam.

        -Các loại danh từ: (Xem mô hình danh từ sau)

        +Danh từ đơn vị:nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật

        +Danh từ chỉ sự vật: nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm…

          Danh từ chung : là tên gọi một loại sự vật

          Danh từ riêng:tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương

-  Cách viết hoa danh từ riêng.  (Quy tắc viết hoa ) ghi nhớ sgk T-109

      * Cụm danh từ:

  a. Nghĩa khái quát: Là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

  b. Đặc điểm ngữ nghĩa của cụm danh từ: nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn một danh từ (công nhân/chú công nhân kia)                          

  c. Chức vụ ngữ pháp của cụm danh từ: giống như danh từ

*Mô hình cụm danh từ đầy đủ:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

t2

t1

T1

T2

s1

s2

Tất cả

những

em

học sinh

yêu quý

này

        * Trong thực tế CDT có khi chỉ có 2 phần:

              VD:   một  con mèo  /  con mèo  đen

                        Pt        TT             TT         ps

   2. Động từ và cụm động từ

      * Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.

      - Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ… để tạo thành cụm động từ.

      - Chức vụ ngữ pháp của động từ:

       + Chức vụ điển hình là làm vị ngữ.

       + Khi làm chủ ngữ, động từ thường mất hết khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, hãy….

-         Động từ chia làm hai loại:

      + Động từ tình thái (thường đòi hỏi có động từ khác đi kèm): dám, toan, định,…

      + Động từ chỉ hành động, trạng thái : động từ chỉ hành động (đi, đứng, nằm, hát…) và động từ

         trạng thái(yêu, ghét, hờn, giận…, vỡ, gãy, nát…)

     *Cụm động từ ( CĐT) là tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành

               VD :   đang học bài

     - Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ và có cấu tạo phức tạp hơn một động từ

     - Chức vụ ngữ pháp của cụm động từ:  giống như động từ

        + Làm vị ngữ

        + Làm chủ ngữ: không có phụ ngữ trước (ví dụ:  Đi // là hành động quả quyết.)

      -Cụm động từ có cấu tạo đầy đủ gồm ba phần: Xem SGK/148

     *Mô hình:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

cũng/còn/đang/chưa

tìm

được/ngay/câu trả lời

·         Trong thực tế CĐT có khi chỉ có 2 phần:

              VD:   đang  học bài  /  học bài  xong rồi

                        Pt        TT             TT         ps

3.Tính từ và cụm tính từ:

     * Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.

      - Các loại tính từ:

           + Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối: trắng bóc, đỏ chót…. (không kết hợp với các từ chỉ mức

               độ,)

           +  Tính từ chỉ đặc điểm tương đối: đỏ, xanh, vàng… (kết hợp được với từ chỉ mức độ)

      - Tính từ và cụm tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.

       Ví dụ: Vàng // là màu của lá.

                     Tt

      *Cụm tính từ ở dạng đầy đủ nhất gồm 3 phần: (Có thể vắng phụ trước, phụ sau nhưng phần TT không thể vắng mặt)

      *Mô hình:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

sẽ

xinh

lắm