Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 2 tuần 24

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tuần 24

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tuần 24: Đề 2 hướng dẫn các em học sinh giải toàn bộ các bài tập tuần 24 lớp 4 phần Luyện từ và câu, Tập làm văn chuẩn bị cho các bài thi học kì sắp tới. Mời các bạn tham khảo chi tiết.

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 2 - trang 23, 24, 25 - Tuần 24 - Tiết 2

Câu 1. Đọc đoạn văn sau:

Thỏ mẹ dịu dàng nói:

- (1) Các con của mẹ đều là những đứa trẻ ngoan, biết vâng lời mẹ. (2) Nhưng Thỏ anh đáng khen hơn. (3) Thỏ em là người luôn nghĩ đến mẹ. (4) Thỏ anh, ngoài mẹ ra còn biết nghĩ đến người khác, còn biết hái thêm nấm, mộc nhĩ và mang quà về cho em, những việc tốt không phải để được anh khen mà trước hết vì niềm vui được làm việc giúp ích cho người khác. (5) Thỏ anh là người chu đáo.

(6) Thỏ em nghe xong nhanh nhảu nói:

- (7) Thỏ anh là anh mà mẹ!

a) Tô màu vào số trước câu kể Ai là gì? có trong đoạn văn.

b) Phân loại các câu kể Ai là gì? có trong đoạn văn vào nhóm thích hợp:

- Câu dùng để giới thiệu: …….

- Câu dùng để nhận định: …….

Câu 2. Với mỗi từ ngữ cho dưới đây hãy viết thành câu Ai là gì?

a) Bà ngoại em

b) Trường em

c) Quê hương em

Câu 3. Dựa vào bài viết dưới đây, hãy viết một đoạn văn miêu tả hoa và quả cau bằng lời văn của em.

Cây cau

Cây cau thuộc họ cau. Thân cây tròn, nổi rõ từng đốt, mấu, có cây cao trên mười mét. Tàu lá cau giống như tàu dừa, nhưng ngắn và nhỏ hơn.

Hoa cau nở thành chùm, trắng ngần, thơm dịu, thoang thoảng. Quả cau kết thành buồng, mỗi buồng có đến vài chục quả đến vài trăm quả. Quả cau hình trứng, có đầu nhọn, núm cau năm cánh, ôm chặt lấy quả. Vỏ cau xanh, ruột trắng ngà, bọc kín hạt cau. Hạt cau tròn, đỏ thẫm, khi bổ ra nổi rõ hoa văn rất đẹp.

Đố vui

Đầu tròn lông lốc

Khi thì ném xuống, khi ting lên trời

Lúc bị người đấm, lúc bị người đá

Lúc bị bỏ giỏ, lúc đau như dần

Trẻ già tíu tít ngoài sân

Cứ thấy nó đến co chân chạy dài.

Là cái gì?

*Cừng bạn giải câu đố trên.

*Sưu tầm thêm các câu đố về sự vật để đố bạn.

Đáp án: Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 24

Câu 1: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

a. Tìm câu kể Ai là gì? có trong đoạn văn:

Gợi ý:

Câu kể Ai là gì? gồm hai bộ phận:

- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

- Bộ phận thứ hai là vị ngữ trả lời câu hỏi: Là gì (là ai, là con gì)?

Lời giải:

Các câu kể Ai là gì? có trong đoạn văn là:

(1) Các con của mẹ đều là những đứa trẻ ngoan, biết vâng lời mẹ.

(3) Thỏ em là người luôn nghĩ đến mẹ.

(5) Thỏ anh là người chu đáo.

(7) Thỏ anh là anh mà mẹ.

b. Phân loại các câu kể Ai là gì? có trong đoạn văn vào nhóm thích hợp:

Gợi ý:

- giới thiệu: cho biết một vài điều, một vài thông tin cần thiết.

- nhận định: đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá về một vấn đề nào đó.

Lời giải:

- Câu dùng để giới thiệu: (7)

- Câu dùng để nhận định: (1), (3), (5)

Câu 2: Với mỗi từ đã cho dưới đây hãy viết thành câu Ai là gì?

Gợi ý:

Con suy nghĩ để đặt câu cho phù hợp.

Lời giải:

a. Bà ngoại em

-> Bà ngoại em là người vô cùng hiền từ.

b. Trường em

-> Trường em là trường tiểu học Nghĩa Hưng.

c. Quê hương em

-> Quê hương em là nơi đẹp nhất trong trái tim em.

Câu 3: Dựa vào bài viết dưới đây, hãy viết bài văn miêu tả hoa và quả cau bằng lời văn của em.

Gợi ý:

- Đọc bài văn đã cho để thu thập các thông tin.

- Dựa vào các thông tin đó, và các thông tin thu lượm được trong sách vở hoặc đời sống, viết thành đoạn văn.

Lời giải:

Cây cau thuộc họ nhà cau. Thân cây cau thẳng đứng, cao dài, có cây cao trên mười mét. Trên thân cây còn nổi rõ từng đốt, từng mấu với khoảng cách rất đều nhau. Tàu lá cau thì ở tít trên cao, giống như tàu dừa, nhưng ngắn và nhỏ hơn. Hoa cau có mùi thơm dìu dịu, thoang thoảng. Chúng nở thành chùm, trắng ngần, nhìn vô cùng tinh khiết. Quả cau khi sinh ra được kết lại thành buồng, mỗi buồng có đến vài chục, vài trăm quả. Quả cau giống quả trứng phiên bản màu xanh. Khi bóc lớp vỏ màu xanh ra ta sẽ lấy ruột cau màu trắng ngà, bao bọc kín lấy hạt cau. Hạt cau tròn, đỏ thẫm, khi bổ ra nổ rõ hoa văn rất đẹp.

VUI HỌC: Giải đố

- Cùng bạn giải câu đố trên.

Gợi ý:

Con chú ý một số dữ kiện như: “tròn lông lốc”, bị đấm, bị đá, thấy nó là co chân chạy dài,…

Lời giải:

Đáp án là quả bóng.

- Sưa tầm thêm các câu đố về sự vật để đố bạn

“Quanh năm đứng ở vệ đường

Người qua, kẻ lại hãy thương cho cùng

Cái gì các vị chẳng dùng

Đưa tôi giữ hộ, vứt vung người cười?”

(Đố là cái gì?)

Đáp án là cái thùng rác.

“Vừa bằng một đốt ngón tay

Day đi day lại mất bay hình thù?”

(Đố là cái gì?)

Đáp án là cái cục tẩy.

Trên đây là Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tuần 24: Đề 2 cho các bạn tham khảo. Ngoài ra các bạn có thể theo dõi chi tiết đề thi các môn học kì 2 lớp 4 luyện tập các dạng bài tập SGK Toán 4 và SGK Tiếng Việt 4 chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 đạt kết quả cao. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo, cập nhật đề thi, bài tập mới nhất trên VnDoc.com.

Tàn nhang

Trong một góc của công viên, rất nhiều trẻ con đang xếp hàng chờ đợi để được một họa sĩ trang trí lên trên mặt để hóa thân thành những “người da đỏ” hay “người ngoài hành tinh” … Một cậu bé cũng nắm lấy tay bà và xếp hàng chờ đợi đến lượt mình. Mặt cậu bé có rất nhiều đốm tàn nhang nhỏ, nhưng đôi mắt thì sáng lên vì cậu đang rất háo hức.

- Mặt cậu lắm tàn nhang thế, làm gì còn chỗ nào trên mặt nữa mà vẽ! – Cô bé xếp hàng phía sau cậu bé nói to.

Ngượng ngập, cậu bé liền cúi gằm mặt xuống. Thấy vậy, bà cậu ngồi xuống bên cạnh cậu.

- Sao cháu lại buồn thế? Bà yêu những đốm tàn nhang trên mặt của cháu mà. Hồi còn nhỏ lúc nào bà cũng mong mình có tàn nhang đấy! – Rồi bà cụ đưa những ngón tay gầy và nhăn nheo vuốt má cậu bé. – Tàn nhang cũng xinh lắm, chắc chắn chú họa sĩ sẽ rất thích đốm tàn nhang của cháu!

Cậu bé mỉm cười:

- Thật không bà?

- Thật chứ! – Bà cậu đáp. – Đấy, cháu thử tìm xem còn thứ gì đẹp hơn những đốm tàn nhang chứ!

Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một lát rồi thì thầm:

- Những nếp nhăn, bà ạ!

(Theo Internet)

a) Trong công viên cậu bé và nhiều trẻ em khác đã làm gì?

Hướng dẫn giải:

- đang xếp hàng chờ được 1 hoạ sĩ vẽ trang trí lên mặt.

b) Điều gì đã xảy ra khiến cậu bé ngượng ngùng?

Hướng dẫn giải:

- Một cô bé cất giọng chê bai những nốt tàn nhang trên gương mặt cậu bé.

c) Bà cậu bé đã nói gì để an ủi cậu?

Hướng dẫn giải:

- “Bà yêu những đốm tàn nhang trên mặt cháu mà. Hồi còn nhỏ lúc nào bà cũng mong sao mình có tàn nhang đấy! ”/ “Tàn nhang cũng xinh lắm, chắc chú hoạ sĩ sẽ rất thích những dốm tàn nhang của cháu. ”

d) Cậu bé thấy thứ gì đẹp hơn những đốm tàn nhang của cậu?

Hướng dẫn giải:

- những nếp nhăn

e) Tình cảm của 2 bà cháu như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- 2 bà cháu rất yêu thương nhau.

Bài 2 (trang 23 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2): Đọc đoạn văn dưới đây:

(1) Cô giáo dẫn 1 bạn gái vào lớp và nói với chúng tôi: “Đây là bạn Ngọc Anh học sinh mới của lớp ta. (2) Bạn Ngọc Anh từng học tại trường tiểu học Đoàn Thị Điểm. (3) Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy. (4) Các em hãy làm quen với bạn ấy đi”. (5)Cả lớp tôi vỗ tay rào rào để đón chào người bạn mới.

a) Tô màu vào số đứng trước câu kể Ai là gì? có trong đoạn văn.

Hướng dẫn giải:

- Tô màu vào câu (1), (2), (3).

b) Hoàn thành bảng về tác dụng của những câu kể Ai là gì? có trong đoạn văn.

Hướng dẫn giải:

Câu số Tác dụng (chỉ điền từ để giới thiệu hoặc nhận định)
1 Giới thiệu về tên của bạn gái mới.
2 Giới thiệu Ngọc Anh từng là học sinh của Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm.
3 Nhận định bạn gái là một họa sĩ có tài năng.

Bài 3 (trang 23 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2): Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

(1) Chim bồ câu là một loài chim tượng trưng cho hòa bình. (2) Nó có bộ lông có màu trắng tinh, đôi mắt tròn xoe giống như hai hạt nhãn tiêu. (3)Bồ câu là một chú chim biết đưa thư. (4) Ban ngày bồ câu bay đi kiếm ăn. (5) Nó thường ăn các loại hạt đậu, hạt thóc. (6) Buổi tối bồ câu lại bay về làm tổ trên những thân cây.

a) Tô màu vào số đứng trước câu kể Ai là gì? có trong đoạn văn.

Hướng dẫn giải:

- Tô màu vào câu (1), (3)

b. Phân loại các câu kể Ai là gì? có trong đoạn văn vào nhóm thích hợp:

Hướng dẫn giải:

- Câu sử dụng để giới thiệu: (1)

- Câu sử dụng để nhận định: (3).

Gợi ý:

- Giới thiệu: cho biết một vài điều hay một vài thông tin cần thiết.

- Nhận định: đưa ra ý kiến nhận xét và đánh giá về 1 vấn đề nào đó.

Bài 4 (trang 23 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2): Với mỗi từ đã cho sau đây hãy viết thành câu Ai là gì?

Hướng dẫn giải:

a) Mẹ em

- Mẹ em là một giáo viên dạy Toán.

b) Nhà em

- Nhà em là ngôi nhà ở cuối ngõ.

c) Quê em

- Quê hương em là nơi đẹp nhất trong trái tim em.

Bài 5 (trang 24 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2): Dựa vào bài viết sau đây, hãy viết bài văn miêu tả cây cam qua lời văn của em.

Cây cam

Cam là một loài cây ăn quả có cùng họ với bưởi. Là một loài cây thân to, cao trung bình khoảng 3-4m khi đạt đến tuổi trưởng thành, vỏ thân có có màu vàng nhạt. Là một loài cây thân gỗ. Cành vươn dài. Lá hình trứng và có màu xanh lục. Hoa thuộc loại hoa kép có màu trắng nhỏ mọc thành từng chùm 6 – 10 bông và có mùi hương khá dễ chịu. Quả nhỏ hơn quả bưởi và vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam có vị ngọt hoặc hơi chua. Cam thường được trồng rộng rãi ở nơi có khí hậu ấm áp. Vị cam có thể biến đổi từ chua đến ngọt.

Hướng dẫn giải:

Cây cam

Cam là một loài cây ăn quả cùng họ hàng với bưởi. Nó đã được trồng từ xa xưa, lai giống giữa loài bưởi và loài quýt. Cây cam có thân to, chiều cao trung bình khoảng từ 3-10m ở tuổi trưởng thành, vỏ thân có màu vàng nhạt. Là một loại cây thân gỗ. Cành vươn dài và có gai. Lá hình trứng và có màu xanh lục. Hoa thuộc loại hoa kép có màu trắng nhỏ mọc thành từng chùm 6 – 10 bông và có mùi hương khá dễ chịu. Quả nhỏ hơn so với quả bưởi, khi chín thường có màu da cam và có vị ngọt hoặc hơi chua. Vỏ cam mỏng và có vị đắng, thường bị vứt đi nhưng có thể chế biến thành thức ăn dành cho cho súc vật. Cam được trồng rộng rãi ở vùng có khí hậu ấm áp. Vị cam có thể biến đổi từ chua đến ngọt.

Vui học (trang 24 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2):

Giải đố

Đầu tròn lông lốc

Khi thì ném xuống, khi tung lên trời

Lúc bị người đấm, lúc bị người đá

Lúc bị bỏ giỏ, lúc đau như dần

Trẻ già tíu tít ngoài sân

Cứ thấy nó đến co chân chạy dài.

Là cái gì?

*Cùng bạn giải câu đố ở trên.

Hướng dẫn giải:

Đáp án là quả bóng.

- Sưa tầm thêm các câu đố về sự vật để đố bạn

Hướng dẫn giải:

“Quanh năm đứng ở vệ đường

Người qua, kẻ lại hãy thương cho cùng

Cái gì các vị chẳng dùng

Đưa tôi giữ hộ, vứt vung người cười? ”

(Đố là cái gì?)

Bài trước: Tuần 23 trang 19, 20, 21 (trang 20 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2) Bài tiếp: Tuần 25 trang 25, 26, 27 (trang 26 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2)