Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào là tốt

Nghi lễ cúng Rằm tháng 7 luôn được chuẩn bị công phu hơn và tiến hành long trọng hơn những ngày rằm khác, gồm cúng gia tiên, thần linh và cúng chúng sinh.

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào là tốt

Nghi lễ cúng Rằm tháng 7 nên được thực hiện trước 12 giờ ngày 15/7 Âm lịch.

Cúng ngày rằm tháng 7 vào ngày nào tốt?

Rằm tháng 7 năm nay vào thứ Tư, ngày 30/8/2023 Dương lịch. Theo quan niệm dân gian, việc cúng rằm tháng 7 có thể diễn ra từ mùng 2 đến trước chính ngọ (12h) ngày 15 tháng 7 Âm lịch (năm nay rơi vào khoảng từ ngày 17/8 đến 30/8 Dương lịch).

Ngày cúng Rằm tháng 7 đẹp nhất năm nay được cho là ngày 13/7 Âm lịch, tức ngày 28/8 Dương lịch. Theo lịch vạn niên, đây là ngày thuận lợi để cầu tài, xuất hành và đạt được nhiều may mắn.

Ngoài ra, tùy vào điều kiện của gia đình có thể chọn ngày cúng sao cho thuận tiện nhất, thường là ngày có nhiều thời gian rỗi để có thể chuẩn bị chu đáo, thể hiện sự thành tâm, miễn là cúng trước 12h ngày Rằm tháng 7.

Mâm lễ cúng Phật rằm tháng 7 thường có hoa sen.

Cúng rằm tháng 7 vào giờ nào tốt?

Nghi lễ cúng Rằm tháng 7 bao gồm cúng Chư phật và thần linh, cúng gia tiên và cúng chúng sinh (cô hồn) với thời điểm và cách thức thực hiện khác nhau.

Cúng chư phật và thần linh: Nghi lễ cúng chư phật và thần linh có thể diễn ra vào bất kỳ ngày nào trong tháng 7 Âm lịch, nhưng thường được chọn vào ngày rằm. Giờ cúng thường là vào buổi sáng hoặc trưa, từ 10h đến 12h.

Cúng gia tiên: Nên được thực hiện vào ban ngày, từ 10h đến 12h là hợp lý nhất. Người xưa cho rằng đây là giờ hoàng đạo, dương khí rất mạnh, ít ma quỷ xuất hiện hơn, còn linh hồn gia tiên sẽ được Thổ thần cho phép vào để thụ lộc.

Cúng chúng sinh: Nghi lễ này nên được thực hiện vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn. Theo quan niệm dân gian, các cô hồn thường sợ ánh sáng, thời điểm trời tắt nắng họ sẽ dễ nhận được đồ mà các gia đình cúng hơn.

Gia chủ có thể chọn cúng rằm tháng 7 cỗ chay hoặc mặn tùy theo điều kiện gia đình.

Mâm cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì?

Tùy thuộc vào niềm tin, phong tục và hoàn cảnh, điều kiện thực tế của mỗi gia đình có thể chọn mâm cúng Rằm tháng 7 chay hoặc mặn. Trong việc hương khói, yếu tố quan trọng nhất không phải cỗ bàn có gì mà là sự thành tâm.

Mâm lễ cúng Phật: Mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả được chuẩn bị đơn giản để cúng Phật, nên cúng vào ban ngày. Các món ăn chay trong mâm lễ cúng Phật thường có: giò, chả chay, nem chay hoặc nem nấm, canh nấm hoặc rau củ quả, đậu hũ...

Nếu dùng hoa tươi, các gia đình nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… tránh dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

Mâm cúng gia tiên: Đối với mâm lễ cúng gia tiên thường sắp xếp "trên chay dưới mặn" tức là trên hoa quả, dưới là cỗ mâm mặn. Các món ăn nấu tùy theo điều kiện gia đình, các món ăn cần đa dạng, tươi sạch để thể hiện lòng thành kính, biết ơn tổ tiên.

Mâm cúng mặn thường gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm... Kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép...

Khi bày mâm cúng, nếu người cúng là trưởng tộc thường cúng xôi gà và 9 bát xếp chồng lên nhau, 9 đôi đũa. Nếu không có gà thì một miếng thịt hoặc một khoanh giò.

Số lượng bát xếp trên mâm cỗ phụ thuộc vào người cúng là con trưởng hay con thứ, tượng trưng cho các đời trong dòng tộc. Nếu là con trưởng trong nhà sẽ cúng một mâm cơm, tùy tâm và điều kiện, có ít cúng ít, có nhiều cúng nhiều, nhưng không thể thiếu 7 cái bát chồng lên nhau. Nếu không phải con trưởng thì cúng một mâm cơm gồm nhiều đồ ăn và 5 chiếc bát tượng trưng cho ngũ đại đồng đường, xếp 5 bát chồng lên nhau.

Mâm lễ cúng chúng sinh rằm tháng 7.

Mâm cúng chúng sinh: Lễ cúng chúng sinh thường có gạo muối, cháo trắng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước, ba ly cốc nhỏ, ba cây nhang, hai ngọn nến nhỏ. Lễ cúng chúng sinh không nên làm lễ mặn vì theo quan niệm có thể khơi dậy tham, sân, si.

Mâm cúng chúng sinh phải được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà. Gia chủ đọc văn khấn hoặc bài cúng nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Sau khi cúng xong, các vật phẩm cúng cô hồn không được đem vào nhà, cũng không được mang đồ cúng đó chia lộc cho bất cứ trẻ em hay hàng xóm, người thân nào trong gia đình để tránh chúng sinh đi theo đòi lại. Vẩy chút nước, cháo, toàn bộ đĩa muối, gạo rải ra tám hướng. Toàn bộ đồ ở trong mâm cúng chúng sinh còn lại (bỏng, bánh kẹo, hoa quả, cháo loãng còn lại..) đều mang ra hồ hoặc ao mát mẻ gần đó để bố thí cho chúng sinh ở dưới nước.

Rằm tháng 7 2023 là ngày nào dương lịch? Tháng 7 Âm lịch ngày nào đẹp để làm lễ cúng? PasGo Team đã tổng hợp thông tin về các ngày đẹp, ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo trong tháng 7 cô hồn này, để giúp bạn chọn được ngày đẹp, thích hợp cho cúng cầu bình an, may mắn, rước tài lộc, tránh vong theo vào nhà nhé!

Rằm tháng 7 âm là ngày bao nhiêu dương 2023?

Tháng 7 Âm lịch năm 2023 có 30 ngày. Ngày Rằm tháng 7 Âm lịch 2023 rơi vào Thứ Tư, ngày 30 tháng 8 Dương lịch năm 2023.

.jpg)

Tháng 7 ngày rằm còn được gọi là ngày lễ Vu Lan báo hiếu hay ngày lễ xá tội vong nhân.

Vào ngày này ở Việt Nam ta thường có nhiều hoạt động ý nghĩa để những con cháu có thể tỏ lòng biết ơn và thành kính đến cha mẹ, tổ tiên như: ăn chay, niệm Phật, đi chùa cầu an, tham gia lễ hội thả hoa đăng, bông hồng cài áo...

Đồng thời, mỗi gia đình cũng thường chuẩn bị những mâm cơm cúng rằm tháng 7 chuẩn hương vị truyền thống để cúng gia tiên, thần linh, mong cầu bình an, may mắn.

Cúng Rằm tháng 7 năm 2023 ngày nào đẹp?

Cúng Rằm tháng 7 thường diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 14 Âm lịch bởi vì người xưa vẫn thường quan niệm, từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch sẽ là thời điểm mà Diêm Vương cho mở cửa Quỷ Môn Quan (cửa địa ngục), để các vong hồn được về dương giới và thọ hưởng những lễ vật mà người thân và dân gian cúng tế.

Bạn có thể chọn ngày bất kỳ theo sắp xếp thời gian của mình cho hợp lý miễn sao cũng trước ngày 15 Âm lịch là được. Nếu cúng vào ngày 15 tháng 7 người âm sẽ rất khó để trở về hay không được nhận đồ thờ cúng do đến giờ “đóng cửa” Quỷ Môn Quan.

Tuy nhiên nếu có thể sắp xếp được bạn nên chọn ngày đẹp cúng Rằm tháng 7 là tốt nhất, nên tránh cúng Rằm tháng 7 vào những ngày hắc đạo. Dưới đây, PasGo Team xin gợi ý cho bạn một số ngày đẹp, ngày Hoàng đạo tháng 8 dương lịch 2023, thích hợp để làm lễ cúng Rằm tháng 7 Âm lịch, giúp đem lại nhiều bình an, tài lộc và may mắn nhé..

1. Ngày Hoàng đạo tháng 7 Âm lịch đẹp nhất để làm lễ cúng

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào là tốt

  • Ngày 2/7 Âm lịch tức ngày 17/8 Dương lịch năm 2023

Giờ Hoàng đạo

Dần: 3:00-4:59 Mão: 5:00-6:59 Tỵ: 9:00-10:59 Thân: 15:00-16:59 Tuất: 19:00-20:59 Hợi: 21:00-22:59

  • Ngày 7/7 Âm lịch tức ngày 22/8 Dương lịch năm 2023

Giờ Hoàng đạo

Tí: 23:00-0:59 Sửu: 1:00-2:59 Mão: 5:00-6:59 Ngọ: 11:00-12:59 Thân: 15:00-16:59 Dậu: 17:00-18:59

  • Ngày 8/7 Âm lịch tức ngày 23/8 Dương lịch năm 2023

Giờ Hoàng đạo

Dần: 3:00-4:59 Mão: 5:00-6:59 Tỵ: 9:00-10:59 Thân: 15:00-16:59 Tuất: 19:00-20:59 Hợi: 21:00-22:59

  • Ngày 12/7 Âm lịch tức ngày 27/8 Dương lịch năm 2023

Giờ Hoàng đạo

Sửu: 1:00-2:59 Thìn: 7:00-8:59 Ngọ: 11:00-12:59 Mùi: 13:00-14:59 Tuất: 19:00-20:59 Hợi: 21:00-22:59

  • Ngày 14/7 Âm lịch tức ngày 29/8 Dương lịch năm 2023

Giờ Hoàng đạo

Dần: 3:00-4:59 Mão: 5:00-6:59 Tỵ: 9:00-10:59 Thân: 15:00-16:59 Tuất: 19:00-20:59 Hợi: 21:00-22:59

2. Ngày Hắc đạo đại kỵ trong tháng 7 - không nên làm lễ

Tháng 7 Âm lịch còn gọi là Tháng cô hồn. Tương truyền tên gọi này cũng bắt nguồn từ câu chuyện Diêm Vương mở cửa Quỷ môn Quan vào tháng 7 âm lịch để cho các vong hồn được trở về dương gian thụ hưởng lộc của người thân và nhân gian cúng tế, bao gồm cả những vong hồn lang thang, không nơi nương tựa.

Bởi vậy, nhiều gia đình cũng thường làm lễ cúng cô hồn vào tháng 7 này. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại cúng cô hồn không cách lại còn bị vong nhập vào nhà. Nên mọi người cũng thường tránh cúng Rằm tháng 7 vào những ngày hắc đạo, để mong cầu được bình an, hạnh phúc.

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào là tốt

  • Ngày 3/7 Âm lịch tức ngày 18/8 Dương lịch năm 2023
  • Ngày 4/7 Âm lịch tức ngày 19/8 Dương lịch năm 2023
  • Ngày 6/7 Âm lịch tức ngày 21/8 Dương lịch năm 2023
  • Ngày 10/7 Âm lịch tức ngày 25/8 Dương lịch năm 2023
  • Ngày 13/7 Âm lịch tức ngày 28/8 Dương lịch năm 2023

Đồng thời vào ngày Rằm tháng 7 mọi người thường chọn ăn chay để tránh sát sinh, tích đức làm phúc cho bản thân và gia đình gặp nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào.

Ngày mùng 5, 9, 11 tháng 7 Âm lịch sẽ là 3 ngày bình thường, không đẹp cũng không xấu

Đây là những ngày "bình hòa". Nếu bạn không thể sắp xếp cúng rằm tháng 7 vào những ngày hoàng đạo được, thì chọn cúng vào những ngày bình hòa này cũng là một lựa chọn an toàn, thích hợp.

Trên đây PasGo Team đã chia sẻ cho bạn một số ngày đẹp, ngày Hoàng đạo trong tháng 7 Âm lịch để làm lễ cúng. PasGo mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn chọn được một ngày thích trong tháng 8 Dương lịch này để chuẩn bị một mâm cơm cúng rằm tươm tất, thành kính nhé.

Chúc gia đình bạn luôn bình an, hạnh phúc, nhiều tài lộc.

Ngoài ra bạn có thể nhấp vào mục BÀI VIẾT LIÊN QUAN bên dưới để tìm hiểu chi tiết về từng nghi thức, lễ nghi trong ngày Rằm tháng 7 cần có nhé.

Đừng quên PasGo là nền tảng đặt bàn Nhà hàng trực tuyến, với hơn 2000 Nhà hàng ngon khắp Việt Nam, kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn khi đặt bàn trước.

Nếu bạn có nhu cầu đặt bàn đi ăn những ngày này, đừng quên các Bộ sưu tập các nhà hàng chay trên PasGo nhé.

Cúng rằm tháng 7 2023 ngày nào đẹp?

Rằm tháng 7 âm lịch năm nay rơi vào thứ tư ngày 30/8. Việc cúng rằm tháng 7 có thể diễn ra từ ngày 2 đến trước 12h ngày rằm tháng 7 âm lịch, tức từ ngày 17/8 đến ngày 30/8 dương lịch. Theo lịch vạn niên, thời điểm cúng rằm tháng 7 đẹp nhất năm 2023 là ngày 13/7 âm lịch, tức ngày 28/8 dương lịch.

Cúng rằm tháng 7 ngày nào là đẹp nhất?

Theo quan niệm dân gian, việc cúng Rằm tháng 7 có thể diễn ra từ mùng 2 đến trước chính ngọ (12 giờ) ngày 15/7 âm lịch (năm nay rơi vào khoảng từ ngày 17/8 đến 30/8 dương lịch). Năm nay, ngày cúng Rằm tháng 7 đẹp nhất được cho là ngày 13/7 âm lịch, tức ngày 28/8 dương lịch.

Cúng cô hồn rằm tháng 7 vào ngày nào?

Lễ cúng cô hồn tháng 7 thường được thực hiện vào từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch sau lễ cúng Phật, cúng gia tiên. Cúng cô hồn phải cúng vào tầm chiều tối khoảng giờ Dậu từ 17h đến 19h, nếu cúng ban ngày ánh sáng sẽ làm cho các linh hồn bị suy yếu không thể nhận lễ vật, đồ cúng.

Rằm tháng 7 2023 là ngày bao nhiêu âm?

Rằm tháng 7 âm là ngày bao nhiêu dương 2023? Tháng 7 Âm lịch năm 2023 có 30 ngày. Ngày Rằm tháng 7 Âm lịch 2023 rơi vào Thứ Tư, ngày 30 tháng 8 Dương lịch năm 2023.