Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật những năm 40 của thế kỷ 20 phát triển quá máy giai đoạn

Mục lục

  • 1 Lược sử khái niệm
  • 2 Nội dung của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại
    • 2.1 Đặc tính
    • 2.2 Thành tựu
    • 2.3 Ảnh hưởng
  • 3 Xem thêm
  • 4 Chú thích
  • 5 Tham khảo

Ý nghĩa của cách mạng khoa họcSửa đổi

Làm sự biến đổi triệt để về chất của lực lượng sản xuất, biến khoa học kĩ thuật thành nhân tố chủ đạo của sự phát triển nền sản xuất xã hội, thành lực lượng sản xuất trực tiếp, dẫn đến sự biến đổi cách mạng trong cơ sở vật chất kĩ thuật của xã hội, trong tính chất và phân công lao động xã hội. CMKH - KT tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, đòi hỏi ngày càng nâng cao trình độ học thức chuyên môn, trình độ văn hoá, tổ chức, làm thay đổi thói quen, tập tục lỗi thời; thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội.

Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đạiSửa đổi

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại được coi như bắt đầu giữa những năm 40 thế kỉ 20[cần dẫn nguồn]. Những phát minh trong khoa học - kĩ thuật cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 là tiền đề của cuộc CMKH - KT hiện đại. Cuộc cách mạng trong giai đoạn này chủ yếu về công nghệ với sự ra đời của máy tính điện tử thế hệ mới được sử dụng trong mọi hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, về phát triển tin học. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này:

  • Sự phát triển của ngành năng lượng mới.
  • Những vật liệu mới cho phép đổi mới và chế tạo những máy móc mới, trong đó có các tên lửa cực mạnh mở ra kỉ nguyên vũ trụ.
  • Cách mạng sinh học.
  • Máy tính có thể làm hàng triệu đến vài tỉ phép tính trong một giây.

Việc áp dụng những công nghệ hoàn toàn mới đã tạo điều kiện cho sản xuất phát triển theo chiều sâu, giảm hẳn tiêu hao năng lượng và nguyên liệu, giảm tác hại cho môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của sản xuất. Trong giai đoạn trước, máy móc thay thế lao động cơ bắp; trong giai đoạn cách mạng tin học, máy tính làm nhiều chức năng của lao động trí óc. Một đặc điểm nổi bật của cuộc CMKH - KT ở giai đoạn này là nó diễn ra trên cơ sở những thành tựu của khoa học hiện đại, trên cơ sở kết hợp rất chặt chẽ khoa học và kĩ thuật, khoa học và sản xuất vật chất. Song song với việc đi sâu vào từng khoa học riêng lẻ là sự xuất hiện của những lý thuyết ngày càng bao trùm hơn, của càng nhiều khoa học cụ thể khác nhau, cho phép sử dụng các thành tựu của khoa học này phục vụ khoa học kia, dù các ngành khoa học có khi rất xa nhau. Cho nên ngày nay, sản xuất chịu ảnh hưởng không phải là của những ngành khoa học riêng biệt nữa. Các thành quả của sản xuất là sản phẩm của một phạm vi nghiên cứu rộng lớn, và ngày càng rộng lớn hơn, bao trùm không chỉ các ngành khoa học tự nhiên, kĩ thuật và công nghệ, mà còn cả các ngành khoa học xã hội nữa: kinh tế học, quản lý sản xuất, quản lý xã hội, xã hội học, tâm lý học xã hội, mĩ học sản xuất, dự báo tiến bộ xã hội và khoa học kĩ thuật.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ "Scientific Revolution" in Encarta. 2007. [1] Lưu trữ 2003-12-05 tại Wayback Machine
  2. ^ Shapin, Steven (1996). The Scientific Revolution.

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ

I. Cuộc cách mạng Khoa học- công nghệ

1. Nguồn gốc và đặc điểm:

* Nguồn gốc:

- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

- Do sự bùng nổ dân số, sự vơi cạn tài nguyên thiên nhiên, do nhu cầu của chiến tranh…

- Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học - kỹ thuật lần II và cách mạng công nghệ bùng nổ.

* Đặc điểm:

- Khoa học - kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

- Khoa học gắn liền với kỹ thuật, đi trước mở đường cho kỹ thuật. Đến lượt mình, kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất.

- Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.

* Hai giai đoạn cách mạng khoa học – kĩ thuật:

- Giai đoạn 1: từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

- Giai đoạn 2: từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật nên giai đoạn này còn được gọi làcách mạng khoa học – công nghệ.

2. Những thành tựu tiêu biểu (giảm tải)

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật những năm 40 của thế kỷ 20 phát triển quá máy giai đoạn

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật những năm 40 của thế kỷ 20 phát triển quá máy giai đoạn

3. Tác động

* Tích cực:

- Tăng năng suất lao động, mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Từ đó dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, sự hình thành một thị trường thế giới và xu thế toàn cầu hóa.

* Hạn chế:

- Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ cũng gây nên những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do chính con người tạo nên) như:

+ Ô nhiễm môi trường, hiện tượng Trái Đất nóng dần lên;

+ Tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới,...

+ Nhất là việc chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt nhiều lần sức sống trên hành tinh.

4. Mở rộng: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ:

- Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ đã đưa con người bước sang một nền văn minh mới, văn minh thông tin.

- Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là làm xuất hiện xu thế toàn cầu hóa, đó là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược.

=> Thông qua quá trình hội nhập, Việt Nam cần học hỏi trình độ quản lí, các thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tiến đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


ND chính

- Những nét chính về nguồn gốc, đặc điểm, những thành tựu tiêu biểu và tác động củacuộc cách mạng khoa học - công nghệ.

- Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.

Sơ đồ tư duyCuộc cách mạng khoa học - công nghệ

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật những năm 40 của thế kỷ 20 phát triển quá máy giai đoạn

Loigiaihay.com

  • Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật những năm 40 của thế kỷ 20 phát triển quá máy giai đoạn

    Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó

    Tóm tắt mục II. Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó. Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học- công nghệ.

  • Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật những năm 40 của thế kỷ 20 phát triển quá máy giai đoạn

    Hãy nêu đặc điểm và những thành tựu chính của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau thế kỉ XX

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 69 SGK Lịch sử 12

  • Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật những năm 40 của thế kỷ 20 phát triển quá máy giai đoạn

    Xu thế toàn cầu hóa được thể hiện trên những lĩnh vực nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 70 SGK Lịch sử 12

  • Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật những năm 40 của thế kỷ 20 phát triển quá máy giai đoạn

    Hãy giải thích thế nào là khoa học đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp

    Giải bài tập Bài 1 trang 70 SGK Lịch sử 12

  • Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật những năm 40 của thế kỷ 20 phát triển quá máy giai đoạn

    Vì sao nói: Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển ?

    Giải bài tập Bài 2 trang 70 SGK Lịch sử 12

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII, đẩu thế kỷ XIX, gắn liền với các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lẩn thứ nhất, mở đầu từ ngành dệt ở Anh, sau đó lan tỏa sang nhiều ngành sản xuất khác và tới nhiều nước khác, trước hết là Mỹ, các nước châu Âu và Nhật Bản. Mở đầu cuộc cách mạng này, nền sản xuất hàng hóa trong ngành dệt ban đầu dựa trên công nghệ thủ công giản đơn, quy mô nhỏ, lao động chân tay chuyển sang sử dụng các phương tiện cơ khí và máy móc trên quy mô lớn nhờ áp dụng các sáng chế kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp.
Trong số những thành tựu kỹ thuật có ý nghĩa then chốt trong giai đoạn này trước hết phải kể đến sáng chế “thoi bay” của Giôn Kây vào năm 1733 có tác dụng tăng năng suất lao động lên gấp đôi. Năm 1764, Giôn Ha-gơ-rếp sáng chế xe kéo sợi, làm tăng năng suất gấp 8 lần. Năm 1769, Ri-sác Ác-rai cải tiến công nghệ kéo sợi bằng súc vật, sau đó là bằng sức nước Năm 1785, Ét-mun Các-rai sáng chế máy dệt vải, tăng năng suất dệt lên tới 40 lần. Năm 1784, Giêm Oát sáng chế máy hơi nước, tạo động lực cho sự phát triển máy dệt, mở đầu quá trình cơ giới hóa ngành công nghiệp dệt.
Năm 1784, Hen-ry Cót tìm ra phương pháp luyện sắt từ quặng. Năm 1885, Hen-ry Bét-xen-mơ sáng chế lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép đáp ứng được về yêu cầu rất lớn khối lượng và chất lượng thép đế chế tạo máy móc thời kỳ đó. Năm 1814, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước ra đời, khai sinh hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mỹ. Năm 1807,
Rô-bớt Phu-tông chể tạo thành công tàu thủy chạy bằng hơi nước.
Sau những bước khởi đầu ở nước Anh, cách mạng công nghiệp đã nhanh chóng lan rộng ra phạm vi thế giới và trở thành hiện tượng phổ biến đồng thời mang tính tất yếu đối với tất cả các quốc gia tư bản.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật những năm 40 của thế kỷ 20 phát triển quá máy giai đoạn