Dac diem ngữ âm trong tiếng việt là gì năm 2024

Chuỗi lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài ngắn khác nhau. Đơn vị phát âm ngắn nhất là âm tiết (syllable).

Về phương diện phát âm, âm tiết có tính chất toàn vẹn, không thể phân chia được là bởi nó được phát âm bằng một đợt căng của cơ thịt của bộ máy phát âm.

Khi phát âm một âm tiết, các cơ thịt của bộ máy phát âm đều phải trải qua ba giai đoạn: tăng cường độ căng, đỉnh điểm căng thẳng và giảm độ căng.

Dựa vào cách kết thúc, các âm tiết được chia thành hai loại lớn: mở và khép. Trong mỗi loại lại có hai loại nhỏ hơn. Như vậy có 4 loại âm tiết như sau:

– những âm tiết dược kết thúc bằng một phụ âm vang (/m, n, ŋ/…) được gọi là những âm tiết nửa khép.

– những âm tiết được kết thúc bằng một phụ âm không vang (/p, t, k/) được gọi là những âm tiết khép.

– những âm tiết được kết thúc bằng một bán nguyên âm (/w, j/) được gọi là những âm tiết nửa mở.

– những âm tiết được kết thúc bằng cách giữ nguyên âm sắc của nguyên âm ở đỉnh âm tiết thì được gọi là âm tiết mở.

2. Đặc điểm âm tiết tiếng Việt

2.1. Có tính độc lập cao:

+ Trong dòng lời nói, âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng thể hiện khá đầy đủ, rõ ràng, được tách và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng biệt.

+ Khác với âm tiết các ngôn ngữ châu Âu, âm tiết nào của tiếng Việt cũng mang một thanh điệu nhất định.

+ Do được thể hiện rõ ràng như vậy nên việc vạch ranh giới âm tiết tiếng Việt trở nên rất dễ dàng.

2.2. Có khả năng biểu hiện ý nghĩa

+ Ở tiếng Việt, tuyệt đại đa số các âm tiết đều có ý nghĩa. Hay, ở tiếng Việt, gần như toàn bộ các âm tiết đều hoạt động như từ…

+ Có thể nói, trong tiến Việt, âm tiết không chỉ là một đơn vị ngữ âm đơn thuần mà còn là một đơn vị từ vựng và ngữ pháp chủ yếu. Ở đây, mối quan hệ giữa âm và nghĩa trong âm tiết cũng chặt chẽ và thường xuyên như trong từ của các ngôn ngữ Âu châu, và đó chính là một nét đặctrưng loại hình chủ đạo của tiếng Việt.

2. 3. Có một cấu trúc chặt chẽ

Mô hình âm tiết tiếng Việt không phải là một khối không thể chia cắt mà là một cấu trúc. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc hai bậc, ở dạng đầy đủ nhất gồm 5 thành tố, mỗi thành tố có một chức năng riêng.

3. Mô hình âm tiết tiếng Việt và các thành tố của nó

THANH ĐIỆU ÂM ĐẦU VẦN Âm đệm Âm chính Âm cuối

3.1. Thanh điệu

Có tác dụng khu biệt âm tiết về cao độ. Mỗi âm tiết có một trong 6 thanh điệu. Vd: toán – toàn

3.2. Âm đầu

Có những cách mở đầu âm tiết khác nhau (tắc, xát, rung), chúng có tác dụng khu biệt các âm tiết. Vd: toán – hoán

3.3. Âm đệm

Có tác dụng biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu, nó có chức năng khi biệt các âm tiết. Vd: toán – tán

3.4. Âm chính

Mang âm sắc chủ đạo của âm tiết và là hạt nhân của âm tiết. Vd: túy – túi

3.5. Âm cuối

Có chức năng kết thúc âm tiết với nhiều cách khác nhau (tắc, không tắc…) làm thay đổi âm sắc của âm tiết và do đó để phân biệt âm tiết này với âm tiết khác. Vd: bàn – bài

5 thành tố trên ở âm tiết nào cũng có, đó là 5 thành phần của âm tiết, mỗi thành phần làm thành một trục đối lập (các âm tiết đối lập nhau theo từng trục, hay còn gọi là đối hệ).

Vd:

Đối hệ Ví dụ t w a n đối lập theo trục thanh điệu toàn, toản, toán 2, 4, 5 đối lập theo trục âm đầu toán, hoán h – – – đối lập theo trục âm đệm toán, tán – Ø – – đối lập theo trục âm chính toan, tuôn – – o – đối lập theo trục âm cuối toán, toáng – – – ŋ

Trong mỗi trục đối lập có nhiều vế đối lập nhau, mỗi vế là một âm vị.

Trong trường hợp “toán” và “tán” ta cũng có sự đối lập ở trục âm đệm, ở đây có 2 vế, một vế được gọi là vế có, một vế được gọi là vế không (zero). Vì vậy ta có hai âm vị làm chức năng âm đệm: vế không được gọi là âm đệm zero; vế có là âm vị /w/.

Các bậc trong sự phân định thành tố âm tiết

Những đường ranh giới đi qua thanh điệu và âm đầu khác nhau về số lượng và cũng khác về chất lượng so với những đường ranh giới phân chia trong bộ phận còn lại của âm tiết. Đường ranh giới đi qua âm đầu và phần còn lại còn có thể nói là một đường ranh giới bán hình thái học (xét trong trường hợp nếu coi [iek] như một hình vị. Trong âm tiết, âm đầu luôn giữ một trường độ riêng, còn các bộ phận nằm trong phần còn lại thì có quan hệ nhân nhượng, nếu nguyên âm dài thì phụ âm cuối ngắn, nếu nguyên âm ngắn thì phụ âm cuối dài, cũng để đảm bảo cho tính cố định cho trường độ âm tiết.

Như vậy, tỏ ra rằng tính độc lập của âm đầu rất cao, còn các yếu tố làm nên bộ phận phía sau thì tính độc lập thấp, thậm chí không có cho mình một kích thước riêng.

Trong khi nghiên cứu về thanh điệu, Gordina thấy rằng đường cong biểu diễn âm điệu của thanh điệu đi qua các vần [an], [aŋ], và các vần [aw], [aj] đều như nhau. Như vậy, có nghĩa là thanh điệu độc lập với các thành phần chiết đoạn.

Students also viewed

  • Lược khảo về chữ Hán và minh giải văn bản Hán văn Trung Hoa
  • Triết học Mác-Lênin - Chương I
  • Get ielts band 9 in writing task 1 data charts and graphs
  • Bài về thì - tai lieu nganh su pham tieng anh
  • UNIT 9 - tai lieu nganh su pham tieng anh
  • Đề 1 - tai lieu nganh su pham tieng anh
  • Reported speech - tai lieu nganh su pham tieng anh
  • MỆNH ĐỀ QUAN HỆ - tai lieu nganh su pham tieng anh
  • GA - tai lieu nganh su pham tieng anh
  • GIAO AN MAU - tai lieu nganh su pham tieng anh
  • MỘT SỐ TIPS HIỆU QUẢ ĐỂ CÓ KỸ NĂNG Networking TỐT HƠN
  • ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Speaking

Preview text

A. LÝ THUYẾT

  1. Từ vựng tiếng Việt
  1. Nêu đặc điểm của từ tiếng Việt

Đặc điểm ngữ âm:

  • Tính cố định, bất biến ở mọi vị trí trong câu

Ví dụ: Từ “đọc” trong các ngữ đoạn khác nhau: “Tôi đọc sách/ Đọc sách là sở

thích của tôi/...”

  • Một số từ có quan hệ ngữ âm với cái được biểu hiện

Ví dụ: ầm ầm, ào ào,...

Con mèo kêu meo meo Con chuột kêu chút chít...

  • Có giá trị gợi tả, khả năng biểu hiện cao

Ví dụ:

  1. Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh (Lượm- Tố Hữu)

\=>Gợi nên hình ảnh chú bé giao liên nỏ bé nhưng nhí nhảnh, tháo vát

  1. Từ "xanh" có thể được sử dụng để miêu tả nhiều màu sắc khác nhau, từ màu

xanh lá cây, xanh biển, xanh da trời cho đến xanh lá bài, xanh lá cây chín, xanh

nhạt, xanh đậm...

Ngoài ra, từ "xanh" cũng có thể biểu hiện nhiều ý nghĩa khác nhau, như

"xanh mướt" để miêu tả một thứ gì đó tươi tốt, tươi mát; "xanh xao" để miêu tả

một trạng thái mơ hồ hoặc không chắc chắn; "xanh rờn" để miêu tả một người mới

nổi, không kinh nghiệm...

Đặc điểm ngữ pháp:

  • Đặc điểm ngữ pháp không thể hiện trong từ mà qua mối quan hệ với các từ trong

câu, thực hiện các chức năng ngữ pháp trong câu

Ví dụ: + rất/ hơi/ khá/..ẽ kết hợp với các từ chỉ tính chất , đặc điểm

+sẽ/ đang/ vừa/..ẽ kết hợp với các từ chỉ hành động

  • Đặc điểm ngữ pháp gắn với ý nghĩa của từ trong câu

So với từ của các ngôn ngữ Ấn – Âu thì từ của tiếng Việt có những đặc điểm

sau:

  • Từ tiếng Việt là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa.

Ví dụ: từ “nhà” là đơn vị nhỏ nhất để biểu thị khái niệm cho nhà, khi tách ra như

ngôn ngữ Ấn – Âu /n/ /h/ /a/ thì n, h, a không có nghĩa, khi kết hợp vào thành chữ

“nhà” thì mới có nghĩa vì từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa

  • Từ tiếng Việt có thể có biến thể ngữ âm

Ví dụ:

  • Ý nghĩa của từ tiếng Việt thường có tính chất trừu tượng, khái quát

Ví dụ:

  1. Các thành phần nghĩa của từ

Nghĩa sở chỉ:

  • Là mối quan hệ giữa từ với đối tượng (sự vật hiện tượng; quá trình; tính

chất,hành động..) mà từ biểu thị.

  • Cái sở chỉ có thể là thuộc ngôn ngữ hoặc ngoài ngôn ngữ.
  • Nghĩa sở chỉ thể hiện trong lời nói nên không có tính ổn định, cái sở chỉ sẽ thay

đổi theo thời gian.

  • Là nghĩa cơ bản, trực tiếp và chính xác của một từ hoặc cụm từ. Nghĩa sở chỉ

không mang sắc thái cảm xúc hay ý nghĩa phụ thuộc vào ngữ cảnh.

Ví dụ: Từ "mèo" có nghĩa sở chỉ là một con mèo

Nghĩa sở biểu:

  • Là mối quan hệ giữa từ và ý
  • Là sự phản ánh của cái sở chỉ trong nhận thức của con người
  • Mỗi cái sở biểu có thể ứng với nhiều cái sở chỉ - 1 cái sở chỉ chỉ ứng với 1 cái sở

biểu

  • Là nghĩa phụ thuộc vào ngữ cảnh, văn hoá hoặc cảm xúc và có thể khác với nghĩa

sở chỉ.

Ví dụ:

  • Cái sở chỉ "mèo" có nghĩa sở biểu là loài động vật có bốn chân, lông mềm và

thích săn mồi.

  • Cái sở chỉ “Phuocnguyen" ⇔ cái sở biểu: có thể là một anh thanh niên, anh trai

mưa, chồng iu,...

Nghĩa sở dụng:

  • Là quan hệ giữa từ với người sử dụng
  • Thể hiện thái độ, cảm xúc của người sử dụng

Ví dụ: từ "cái bàn" và “ghi bàn": từ trung tâm là “bàn” và yếu tố xác định ngữ cảnh của từ “bàn” đó là từ “cái” và “ghi”

  • Cái bàn: vật có 4 chân, mặt phẳng, dùng để làm việc, ăn uống...
  • Ghi bàn: tạo ra bàn thắng
  • Phân biệt từ đồng âm, từ đa nghĩa

Từ đồng âm Từ đa nghĩa Là những từ giống nhau về cách viết và cách phát âm nhưng có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau Ví dụ:

  • “Má (1) tôi đi chợ mua một kí rau má (2)”. => Má (1): là chỉ mẹ, má (2) tên một loài rau. Hai từ “má” này giống nhau về âm thanh, cùng là danh từ nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau và không liên quan gì tới nhau.
  • “Chiếc bàn (1) này bị làm hỏng rồi” và “Họ đang bàn (2) nhau xem ngày mai sẽ đi đâu”. => Hai từ bàn trong ví dụ trên có cách đọc như nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Bàn (1) là danh từ (chiếc bàn). Còn bàn (2) trong câu hai là động từ (bàn bạc).

Là những từ cũng có cách viết và cách phát âm giống nhau nhưng nó có một từ là nghĩa gốc, còn từ còn lại sẽ là từ phái sinh từ nghĩa gốc mà ra, các ý nghĩa của nó có liên hệ với nhau Ví dụ: Từ “ăn”

  • Ăn cơm: đưa thức ăn vào cơ thể, nuôi dưỡng cơ thể
  • Ăn ảnh: nói lên vẻ đẹp toát lên trong các tấm ảnh
  • Ăn cắp: hành vi lấy đồ của người khác mà ko được sự cho phép của người đó

Từ đồng âm và từ đa nghĩa đều có tính đẳng danh: cùng một vỏ ngữ âm liên hệ với nhiều ý nghĩa khác nhau Ví dụ: - Thịt bò – kiến bò - Học hành – hành tây Các ý nghĩa của những đồng âm hoàn toàn khác nhau, không có mối liên hệ nào. Ví dụ:

  1. Cây (đại từ chỉ các loại thực vật) và kẻ (từ chỉ một người hay một sinh vật

Những ý nghĩa khác nhau của một từ đa nghĩa có sự liên hệ, quy định lẫn nhau, ý nghĩa này phái sinh từ ý nghĩa kia Ví dụ về nghĩa gốc và nghĩa phát sinh của một từ đa nghĩa là từ "bàn":

nào đó). 2. Mịn (tính từ chỉ một bề mặt trơn nhẵn) và mịn (động từ chỉ làm cho bề mặt trơn nhẵn). 3. Cả (tính từ chỉ toàn bộ) và cái (đại từ chỉ một đối tượng).