Dàn ý vai trò của việc học hỏi đối với học sinh

Để có thể phát triển và khẳng định bản thân, con người cần không ngừng học hỏi, phấn đấu để trang bị cho mình những hành trang vững chắc. Bài văn mẫu ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi dàn ý, phải học hỏi sẽ giúp các em hiểu hơn về vấn đề này. Các em hãy cùng tham khảo với Mobitool nhé!

Đề bài: Nghị luận xã hội Sống, phải học hỏi

Dàn ý vai trò của việc học hỏi đối với học sinh

Nghị luận xã hội Sống là phải học hỏi

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Sống, phải học hỏi”

2. Thân Bài

a. Giải thích vấn đề nghị luận – Học là gì?

– Giải thích nội dung vấn đề: Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc học. Học tập là quá trình diễn ra xuyên suốt cuộc đời của mỗi một con người.

b. Tại sao sống phải luôn học hỏi không ngừng
– Kho tàng tri thức ngày một phong phú, đa dạng, nếu không học hỏi, con người sẽ trở nên lạc hậu…(Còn tiếp)

Dàn ý vai trò của việc học hỏi đối với học sinh

“Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Câu nói nổi tiếng của Bác Hồ đã thể hiện vai trò quan trọng của việc học đối với mỗi một con người. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: “Sống, phải học hỏi”. Quan điểm này đã khẳng định sống và học là hai đường thẳng song song cùng nhau tồn tại và giúp con người hoàn thiện bản thân mình.

Học là quá trình tri nhận, tiếp thu, khám phá tri thức. Việc học sẽ giúp con người nắm bắt những tri thức, kinh nghiệm quý báu do thế hệ cha ông để lại. Quan điểm “Sống, phải học hỏi” đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc học. Học tập là quá trình diễn ra xuyên suốt cuộc đời của mỗi một con người.

Vậy thì, tại sao trong suốt quá trình sống, làm việc, con người cần không ngừng nỗ lực học hỏi? Như chúng ta đã biết, kho tàng tri thức của nhân loại giống như một đại dương bao la, đồng thời không ngừng gia tăng về số lượng và chất lượng theo nhịp độ phát triển của xã hội. Bởi vậy, nếu không duy trì việc học hỏi, con người sẽ không thể cập nhật kịp thời những tri thức mới, và vô tình biến bản thân trở thành người lạc hậu, và không thể đáp ứng yêu cầu của xã hội về một nguồn nhân lực tiên tiến, chất lượng cao của “thời kì công nghệ 4.0”. Học là con đường duy nhất giúp con người lĩnh hội tri thức, cũng là phương pháp duy nhất để chúng ta bắt nhịp, chạy đua với sự tiến bộ, văn minh của xã hội. Đồng thời, việc học hỏi không ngừng sẽ giúp con người làm đầy vốn tri thức, hiểu biết của bản thân, trở thành người có ích trong xã hội. Bởi vậy, trong cuộc sống, những nhà bác học, nhà khoa học luôn đem đến những phát minh, những nghiên cứu vô cùng hữu ích đối với cuộc sống của con người. Họ đã trở thành những vĩ nhân của nhân loại như Bác Hồ – Người tìm ra con đường giải phóng dân tộc, Ê-đi-xơn với phát minh đèn điện, Lênin với những luận cương về cách mạng, về chủ nghĩa xã hội,…. Với tinh thần ham học hỏi, họ luôn đề cao vai trò của việc học: “Bác học không có nghĩa là ngừng học” (Darwin), “Học, học nữa, học mãi” (“Lê – nin) hay như Kalinin từng nói: “Đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối cùng”.

Như vậy, để trở thành những con người hữu ích trong quá trình sống, học tập và làm việc, con người cần nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của việc học. Đồng thời, để học tập có hiệu quả, cần lựa chọn những phương pháp, con đường học tập đúng đắn, khoa học và phù hợp với năng lực của bản thân.

Quan niệm “Sống, phải học hỏi” đã thể hiện một bài học có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nhắc nhở con người về việc học tập, tu dưỡng không ngừng để làm đầy vốn hiểu biết của bản thân. Là học sinh, chúng ta cần nhận thức rõ hơn về điều này và nâng cao ý thức tự giác, chủ động trong học tập.

Học không chỉ làm giàu có thêm cho vốn hiểu biết mà còn là hành trang quan trọng để chúng ta bước vào đời. Các bạn hãy cùng chúng tôi nghị luận xã hội về tầm quan trọng của việc học để hiểu hơn về giá trị của việc học đối với cuộc sống của con người nhé!

Đề bài: Nghị luận xã hội về tầm quan trọng của việc học

Dàn ý vai trò của việc học hỏi đối với học sinh

Nghị luận xã hội về tầm quan trọng của việc học

1. Mở bài

Nghị luận về tầm quan trọng của việc học: Nhà bác học Lênin đã từng nói “Học, học nữa, học mãi”, qua câu nói của ông chúng ta đã ngầm hiểu được tầm quan trọng của việc học và sự gắn bó mật thiết giữa việc học tập với cuộc sống của con người

2. Thân bài

– Giải thích học là gì?: “Việc học” hay chính là “học tập”, “học hành” hay “học hỏi”, nói chung đây là một quá trình tiếp thu, thu nhận, bổ sung và trau dồi những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị và nhận thức mới mẻ.– Tầm quan trọng của việc học:+ Đối với cá nhân: Học tập giúp cá nhân con người hòa nhập với cộng đồng và giao lưu với xã hội, việc trau dồi kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình học tập sẽ giúp cho mọi công việc đạt được hiệu quả cao

+ Đối với xã hội: Tri thức là tiền đề quan trọng nhất để sống trong kỉ nguyên số, có tri thức giống như người đi trong đêm tối mà có đèn soi sáng…(Còn tiếp)

>> Xem Dàn ý Nghị luận xã hội về tầm quan trọng của việc học đầy đủ tại đây.
 

Nhà bác học Lênin đã từng nói “Học, học nữa, học mãi”, qua câu nói của ông, chúng ta đã ngầm hiểu được tầm quan trọng của việc học và sự gắn bó mật thiết giữa việc học tập với cuộc sống của con người. Hay trong câu thành ngữ “Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người”, chúng ta càng phải nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và tầm quan trọng của việc học. Coi trọng việc học chính là coi trọng cuộc sống của chúng ta.

Trước hết, chúng ta cần hiểu “việc học” ở đây cụ thể là “công việc” như thế nào. “Việc học” hay chính là “học tập”, “học hành” hay “học hỏi”, nói chung đây là một quá trình tiếp thu, thu nhận, bổ sung và trau dồi những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị và nhận thức mới mẻ. Có thể nói, đây là một khả năng bẩm sinh, vốn có thuộc sở hữu của không chỉ riêng loài người, liên quan đến nhiều những thông tin khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích học tập của mỗi người. Học tập được coi là một quá trình, quá trình này có thể bài bản hoặc đơn sơ và không bắt buộc, bởi việc học tập là một phần của giáo dục và phát triển cá nhân. Tuy nhiên ngày nay, việc học tập đối với mỗi con người và mỗi xã hội đã tiến tới bắt buộc, bởi con người và xã hội nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

Lịch sử nhân loại trải qua hàng nghìn năm đã để lại và lưu truyền cho các thế hệ sau, để có thể tiếp tục tiếp thu và lưu truyền tinh hoa trí tuệ đó chúng ta phải đi theo con đường học tập. Ngay từ nhỏ, chúng ta đã được học, đó là học ăn, học nói, học đi… lớn hơn chúng ta học thêm các kiến thức khoa học – nhân văn – xã hội, học về các mối quan hệ xã hội. Ở Việt Nam, người học sinh trải qua 12 năm học phổ thông, 3 – 6 năm trung cấp, cao đẳng và đại học rồi học các học vị thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư… Nhìn chung dù học ở cấp độ nào cũng có tầm quan trọng nhất định. Học tập giúp cá nhân con người hòa nhập với cộng đồng và giao lưu với xã hội, việc trau dồi kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình học tập sẽ giúp cho mọi công việc đạt được hiệu quả cao, ngày càng cải tiến hiện đại và không bị lạc hậu vói thời đại. Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa với những tiến bộ không ngừng của khoa học kĩ thuật, sức mạnh của con người chính là tri thức, mà tri thức chỉ có thể có được bằng cách học tập không ngừng nghỉ. Tri thức là tiền đề quan trọng nhất để sống trong kỉ nguyên số, có tri thức giống như người đi trong đêm tối mà có đèn soi sáng. Quá trình học không chỉ mang lại cho con người tri thức, kĩ năng và kinh nghiệm mà còn rèn giũa nhân cách, phẩm chất đạo đức con người. Học để biết được điều hay lẽ phải, học để biết phân biệt phải – trái, đúng – sai trong các mối quan hệ xã hội, và học để có thể thấu hiểu cái lí – cái tình, những quy luật trong xã hội. Một xã hội có học tập là một xã hội văn minh, tiên tiến, có nền tảng và có động lực để phát triển.

Giả định như con người không học tập, thứ nhất là sẽ không thể tiếp thu và lưu truyền được những tinh hoa tri thức của nhân loại hàng ngàn năm, con người sẽ mãi sống trong thời tiền sử, không phát triển và không có xã hội loài người như bây giờ. Con người không học tập sẽ trở thành người lạc hậu, tách biệt với xã hội và không thể đóng góp cho xã hội. Giống như tình trạng một số công ty, xí nghiệp ở nước ta đòi hỏi bằng tốt nghiệp trung học phổ thông đối với các công nhân. Đòi hỏi ấy là thiết thực và phù hợp với yêu cầu công việc, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Tuy nhiên, vẫn biết việc học là quan trọng nhưng vẫn có những thành phần chưa nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều em học sinh bỏ học, chán học và không muốn đi học, chỉ thích đi chơi, giao du với các đối tượng xấu đi vào con đường tệ nạn. Những kẻ đó không chỉ không có tri thức mà còn mất đi nhân cách trở thành gánh nặng cho gia đình và nguy hại cho xã hội. Tri thức là vô tận, việc học không bao giờ là muộn và không bao giờ thừa, chỉ sợ chúng ta không muốn học mà thôi. Bản thân những người học sinh chúng ta phải cố gắng và nỗ lực học tập hơn nữa, không chỉ tiếp thu kiến thức trên ghế nhà trường mà cả ở ngoài xã hội, cố gắng hoàn thiện bản thân và giúp ích cho xã hội, đừng để lãng phí những cơ hội được học tập bởi rồi khi chúng ta có hối hận cũng không còn kịp nữa.

Như vậy, có thể khẳng định rất rõ ràng rằng việc học có tầm quan trọng rất lớn đối với con người, nó là tiền đề quyết định đến sự tồn tại, hòa nhập và phát triển của con người trong xã hội. Cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày cao của đất nước, xã hội trong những giai đoạn mới.

——————–HẾT———————–

Bài Nghị luận xã hội về tầm quan trọng của việc học đã giúp các em hiểu được vai trò của việc học trong việc mở rộng vốn hiểu biết và hoàn thiện bản thân của con người. Cùng viết về chủ đề học tập, Thuthuat.Taimienphi.vn còn giới thiệu đến các em rất nhiều tài liệu học tập hữu ích khác như: Nghị luận về câu tục ngữ Tiên học lễ, Hậu học văn, Nghị luận câu: Học, học nữa, học mãi của Lê-nin, Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình, Nghị luận xã hội Học để làm gì?