Đánh giá chương trinh bồi dưỡng ngạch chuyên viên năm 2024

Thực hiện Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên được ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-BNV ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Trường Chính trị Lê Duẩn Quảng Trị đã tổ chức thực hiện nghiêm túc từ đầu năm 2013.

Qua thực hiện Chương trình, bước đầu tôi có những cảm nhận sau: Thứ nhất: Về nội dung, Chương trình bồi dưỡng cơ bản đã trang bị cho học viên những kiến thức chung về Nhà nước và quản lý hành chính nhà nước.

Thứ hai: Tăng thời gian rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong thực thi công vụ cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức. Thứ ba: Thời gian bồi dưỡng được rút ngắn còn 2 tháng (so với 3 tháng như Chương trình trước đây) đã tạo điều kiện thuân lợi cho đối tượng tham gia học tập trong điều kiện vừa học vừa phải giải quyết những công việc thường xuyên ở cơ quan, đơn vị mình.

Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy và trao đổi với các đồng nghiệp, biệt là đối với học viên dự các lớp bồi dưỡng, tôi xin có mấy đề xuất sau:

- Thứ nhất, đối tượng dự học các lớp Bồi dưỡng là các cán bộ, công chức, viên chức hầu hết chưa được học các loại hình lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước. Đặc biệt, ở tỉnh Quảng Trị nhiều năm trở lại đây chưa mở các lớp tiền công vụ cho các cán bộ, công chức, viên chức. Vì thế Chương trình mới chưa đáp ứng được yêu cầu trang bị những kiến thức cơ bản cho cán bộ, công chức, viên chức như: kiến thức cơ bản về pháp luật, pháp chế; kiến thức về khoa học hành chính, công nghệ hành chính và những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước đối với ngành và lĩnh vực. Từ những lý do đó, học viên học xong lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên vẫn còn quá nhiều băn khoăn và qua 2 tháng học tập nội dung kiến thức và kỹ năng của Chương trình mới vẫn chưa thể đáp ứng sự mong đợi từ phía người học.

Xuất phát từ thực tế đã nêu trên, đề nghị Bộ Nội vụ xem xét, nghiên cứu và chỉnh sửa lại kết cấu cũng như nội dung chương trình theo hướng bổ sung thêm kiến thức chung về pháp luật, pháp chế (12 tiết), về quản lý hành chính nhà nước và công nghệ hành chính (12 tiết), về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực cơ bản (12 tiết). Mặt khác, giảm số tiết thảo luận, thực hành 7 chuyên đề kỹ năng (mỗi chuyên đề kỹ năng giảm 4 tiết), giảm thời gian đi thực tế (8 tiết). Như vậy, vừa bảo đảm cân đối những kiến thức cơ bản và kỹ năng, đồng thời vẫn bảo đảm quỹ thời gian trong khung chương trình 2 tháng. Điều quan trọng hơn là đáp ứng được yêu cầu của người học hiện nay.

- Thứ hai, hiện nay nội dung kiến thức các chuyên đề giảng dạy lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên năm 2013 được đăng tải trên trang Web của Bộ Nội vụ. Giảng viên giảng dạy và học viên theo học tự truy cập để có tài liệu cho giảng dạy cũng như học tập. Cách này tương đối thuận lợi trong việc sử dụng tài liệu và tiết kiệm cho cả hai phía người dạy và người học. Tuy nhiên, nếu chỉ như thế thì giáo trình Bồi dưỡng ngạch chuyên viên mới chưa bảo đảm tính pháp lý theo quy định của pháp luật. Vì vậy, Bộ Nội vụ và Học viện Hành chính sớm hoàn chỉnh và xuất bản Giáo trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên theo đúng quy định pháp luật.

Xây dựng Chương trình và nội dung kiến thức, kỹ năng bồi dưỡng ngạch chuyên viên tốt sẽ bảo đảm góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế./.

Cuốn sách được trình bày dưới dạng hỏi – đáp, bố cục thành 6 phần, đi từ những vấn đề khái quát, lý luận về quản lý hành chính nhà nước đến những vấn đề cụ thể về quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ, những kỹ năng cần thiết của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ được giao.Bên cạnh những câu hỏi – đáp về lý thuyết là những tình huống thực tế quản lý hành chính nhà nước được phân tích cụ thể, thấu đáo, có cơ sở pháp lý, đem lại những bài học thực tiễn trong giải quyết các vi phạm hành chính.

Theo QĐ số 420/QĐ-BNV ngày 02 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về Ban hành Chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương, chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên được kết cấu như sau:

  1. Khối lượng kiến thức

Chương trình gồm 20 chuyên đề, trong đó có 16 chuyên đề giảng dạy và 04 chuyên đề báo cáo, đi thực tế, kiểm tra.

2. Thời gian bồi dưỡng: Tổng thời gian bồi dưỡng là 160 tiết (08 tiết/ngày).

3. Kết cấu chương trình

- Phần I: Kiến thức chung, gồm 07 chuyên đề giảng dạy (08 tiết/chuyên đề) và 02 chuyên đề báo cáo (04 tiết/chuyên đề).

- Phần II: Kỹ năng, gồm 09 chuyên đề giảng dạy (08 tiết/chuyên đề) và 02 chuyên đề báo cáo (04 tiết/chuyên đề).

- Phần III: Đi thực tế, kiểm tra, thời lượng 12 tiết đi thực tế và 04 tiết kiểm tra.

Kết cấu chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương theo QĐ số 420/QĐ-BNV ngày 02 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, so với kết cấu chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên theo Quyết định 2640/QĐ-BNV ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, có những điểm mới sau:

- Thời gian bồi dưỡng giảm 50%-giảm 160 tiết (Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên theo Quyết định 2640/QĐ-BNV ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ là 320 tiết).

- Phần Kiến thức chung

- Bỏ chuyên đề “Hệ thống thông tin trong quản lý hành chính nhà nước”.

- Bỏ chuyên đề báo cáo “Thực tiễn quản lý Nhà nước tại bộ, ngành và địa phương”, bổ sung 02 chuyên đề báo cáo tự chọn phù hợp với đối tượng học viên.

- Phần Kỹ năng

- Bỏ các chuyên đề sau:

+ Chuyên đề “Kỹ năng viết báo cáo”

+ Chuyên đề báo cáo “Thực tiễn quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ”

- Bổ sung các chuyên đề sau:

+ 02 chuyên đề báo cáo tự chọn phù hợp với đối tượng học viê

+ Chuyên đề 2 “Kỹ năng phân tích, giải quyết tình huống trong hành chính nhà nước”

+ Chuyên đề 6 “Kỹ năng thuyết trình trong hoạt động công vụ”,

+ Chuyên đề 9 “Kỹ năng làm việc trong môi trường số”.

4. Nghiên cứu thực tế, kiểm tra

- Nghiên cứu thực tế: Giảm thời lượng đi nghiên cứu thực tế từ 16 tiết theo Quyết định 2640/QĐ-BNV ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, còn 12 tiết chưa tính thời gian đi, về.

- Kiểm tra: Kiểm tra trắc nghiệm, thời gian 04 tiết (giảm 02 tiết so với Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên theo Quyết định 2640/QĐ-BNV ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ); chuyển hình thức kiểm tra viết bằng kiểm tra trắc nghiệm.

- Bỏ viết tiểu luận

II. Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính

Theo QĐ số 421/QĐ-BNV ngày 02 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về Ban hành Chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên chính và tương đương, chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính được kết cấu như sau:

  1. Khối lượng kiến thức

Chương trình gồm 26 chuyên đề, trong đó có 20 chuyên đề giảng dạy và 06 chuyên đề báo cáo, đi thực tế, kiểm tra, viết tiểu luận.

2. Thời gian bồi dưỡng: Tổng thời gian bồi dưỡng là 240 tiết (08 tiết/ngày).

3. Kết cấu chương trình

- Phần I: Kiến thức chung, gồm 12 chuyên đề giảng dạy (08 tiết/chuyên đề) và 03 chuyên đề báo cáo (04 tiết/chuyên đề).

- Phần II: Kỹ năng, gồm 08 chuyên đề giảng dạy (12 tiết/chuyên đề) và 03 chuyên đề báo cáo (04 tiết/chuyên đề).

- Phần III: Đi thực tế (12 tiết), kiểm tra (04 tiết), viết tiểu luận (08 tiết)

Kết cấu chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính và tương đương theo QĐ số 421/QĐ-BNV ngày 02 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, so với kết cấu chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên chínhtheo Quyết định 2640/QĐ-BNV ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, có những điểm mới sau:

- Phần Kiến thức chung

- Bỏ các chuyên đề sau:

+ Chuyên đề giảng dạy “Văn hóa công sở”

+ Chuyên đề báo cáo “cải cách hành chính ở Bộ, ngành, địa phương”

+ Chuyên đề báo cáo “Đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ công ở Bộ, ngành và địa phương”

- Bổ sung các chuyên đề sau:

+ Bổ sung 03 chuyên đề báo cáo tự chọn phù hợp với đối tượng học viên.

+ Chuyên đề giảng dạy “Tổng quan về phát triển bền vững”

+ Chuyên đề giảng dạy “Quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”

+ Chuyên đề giảng dạy “Quản lý nhà nước về các lĩnh vực xã hội”

+ Chuyên đề giảng dạy “Phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong quản lý nhà nước”.

- Phần Kỹ năng

- Bỏ các chuyên đề sau:

+ Chuyên đề giảng dạy “Kỹ năng thuyết trình trong hoạt động công vụ”

+ Chuyên đề giảng dạy “Kỹ năng phân công, phối hợp trong hoạt động công vụ”

+ Chuyên đề giảng dạy “Kỹ năng tổ chức và điều hành hội nghị”

+ Chuyên đề giảng dạy “Kỹ năng đánh giá thực thi công vụ”

+ Chuyên đề báo cáo “Thực tiễn kết hợp quản lý nhà nước theo ngành/lĩnh vực và lãnh thổ ở Việt Nam”

- Bổ sung các chuyên đề sau:

+ Bổ sung 03 chuyên đề báo cáo tự chọn phù hợp với đối tượng học viên

+ Chuyên đề giảng dạy“Kỹ năng phối hợp và thuyết phục trong hoạt động công vụ”

+ Chuyên đề giảng dạy “Kỹ năng làm việc trong môi trường đa văn hóa”

+ Chuyên đề giảng dạy “Kỹ năng theo dõi, kiểm tra ngành, lĩnh vực quản lý”

+ Chuyên đề giảng dạy “Kỹ năng xây dựng báo cáo tổng hợp”

4. Nghiên cứu thực tế, kiểm tra

- Nghiên cứu thực tế: Tăng thời lượng đi nghiên cứu thực tế từ 08 tiết theo Quyết định 2641/QĐ-BNV ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, chuyển hình thức kiểm tra viết bằng kiểm tra trắc nghiệm)

Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên để làm gì?

LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊNNhằm chuẩn hóa công tác cán bộ và nâng cao năng lực Quản lý Nhà nước cho cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, tổ chức Nhà nước và các doanh nghiệp trên địa bàn cả nước.

Ai được thi chuyên viên cao cấp?

Đối tượng thi chuyên viên cao cấp:Cán bộ làm trong các tổ chức Đảng và đoàn thể có mức lương từ 3.33 trở lên; Cán bộ, công chức, viên chức có ít nhất 6 năm giữ ngạch chuyên viên và các đối tượng khác có nhu cầu tham gia khóa học.

Chuyên viên chính là gì?

“Chuyên viên chính (tiếng Anh Main Experts) là người có chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng làm việc trong các cơ quan, tổ chức nhà nước từ cấp huyện trở lên.” Mã số ngạch của chuyên viên chính là 01.002.

Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên là gì?

Ngạch chuyên viên là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp giúp việc cho lãnh đạo các đơn vị (Phòng, Ban, sở, Vụ, Cục…) tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ liên quan. Ngạch chuyên viên thường làm việc từ cấp Quận, huyện trở lên đến Cục – Vụ.