Phuowg pháp kiểm tra đánh giá là gì năm 2024

Đánh giá học sinh tiểu học là gì?

Đánh giá học sinh tiểu học là quá trình thu thập, xử lý thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học.

(Khoản 1 Điều 2 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT)

2. Nội dung đánh giá học sinh tiểu học

- Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:

+ Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

+ Những năng lực cốt lõi:

++ Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;

++ Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.

(Khoản 1 Điều 5 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT)

3. Phương pháp đánh giá học sinh tiểu học

Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:

- Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.

- Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.

- Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.

(Khoản 2 Điều 5 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT)

4. Yêu cầu đánh giá học sinh tiểu học

- Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

- Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

(Điều 4 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục là hoạt động cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, người học cần phải thực hiện các bài kiểm tra và người dạy đánh giá. Qua kiểm tra, đánh giá, người học có thể xác định được năng lực học tập của bản thân; người dạy cũng có thể điều chỉnh để hoạt động dạy học đạt kết quả.

1. Kiểm tra viết: người học sẽ học bài lý thuyết và phần lý thuyết liên quan của bài tích hợp. Cho nên, cần có bài kiểm tra lý thuyết để đánh giá khả năng về kiến thức của người học. Phần kiểm tra này có thể là kiểm tra theo hình thức tự luận hoặc bằng câu hỏi trắc nghiệm. Người dạy đánh giá bài kiểm tra lý thuyết và khi người học đạt, thì có thể kết luận đạt được thành tố mục tiêu về kiến thức.

2. Kiểm tra vấn đáp: trong tình hình dịch bệnh, việc dạy lý thuyết có thể diễn ra bằng hình thức dạy học trực tuyến. Vì vậy, việc đánh giá kiến thức của người học cũng có thể thực hiện bằng phương pháp vấn đáp. Qua hoạt động vấn đáp, người dạy cũng có thể hiểu thêm về người học và từ đó điểu chỉnh hoạt động dạy.

3. Quan sát: khi người học thực hành, người dạy sẽ quan sát, uốn nắn, điều chỉnh các thao tác, động tác. Không những thế, người dạy sẽ có những đánh giá, nhận xét để giúp người học tiến bộ hơn trong những lần thực hành sau. Với bài dạy thực hành, hướng dẫn thường xuyên chính là thời gian để người dạy hỗ trợ người học, nhằm đạt kỹ năng nghề nghiệp.

4. Kiểm tra thực hành: với bài dạy tích hợp và bài dạy thực hành, thì người dạy cần tổ chức kiểm tra thực hành. Qua kết quả bài tập, sản phẩm,…người dạy đánh giá được kỹ năng của người học. Việc đánh giá thái độ của người học cũng thông qua hành động, qua thực hành, thực tập nghề nghiệp.

Thực hiện kiểm tra là công việc mà mỗi người học phải trải qua. Dù học ở đâu, tại nước nào, cũng cần phải thực hiện. Nếu không có bài kiểm tra, thì việc học tập tự giác của người học là không nhiều.

Thực hiện đánh giá là công việc của người dạy. Thông qua kết quả đánh giá, người dạy vừa có thể lưu trữ hồ sơ, vừa làm căn cứ để tiếp tục hỗ trợ người học, vừa là minh chứng để ghi điểm, xác nhận kết quả.

Trong thực tế, có rất nhiều phương pháp kiểm tra, đánh giá, nhưng, trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, người dạy nên tập trung vào đánh giá kỹ năng nghề.

Kiểm tra đánh giá trong dạy học là gì?

Kiểm tra, đánh giá là một quá trình được tiến hành có hệ thống, để xác định mức độ đạt được về trình độ nắm kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng trình độ phát triển tư duy và trình độ được giáo dục của người học trong quá trình dạy học.

Kiểm tra và đánh giá khác nhau như thế nào?

Kiểm tra, đánh giá là hai mặt của một quá trình, kiểm tra là thu thập thông tin, số liệu, bằng chứng về kết quả đạt được, đánh giá là so sánh đối chiếu với mục tiêu dạy học đưa ra những phán đoán kết luận về thực trạng và nguyên nhân của kết quả đó.

Kiểm tra thực hành là gì?

Kiểm tra thực hành nhằm mục đích: kiểm tra kỹ năng, kỹ xảo thực hành ở học sinh, như đo đạc, thí nghiệm lao động. Kiểm tra thực hành được tiến hành: Ở trên lớp. Trong phòng thí nghiệm.

Kiểm tra đánh giá có vai trò gì?

Kiểm tra - đánh giá (KT-ĐG) có 3 chức năng là so sánh, phản hồi và dự đoán. Muốn thực hiện được những chức năng trên thì phải tìm những phương tiện KT-ĐG chính xác, đúng mức và tin cậy. Bởi kiểm tra kết quả học tập được thực hiện ở tất cả các khâu của quá trình dạy học.