Đánh giá dự án đường sắt cao tốc bắc nam

Ngày 14/12 vừa qua, Bộ trưởng GTVT nhận được chất vấn của Đại biểu Quốc hội về tiến độ triển khai đường sắt tốc độ cao trong bối cảnh nhiều nước ASEAN đã có hạ tầng này.

Cụ thể, Đại biểu Quốc hội Phạm Thúy Chinh (Đoàn Hà Giang) nêu ý kiến rằng nhiều nước ASEAN có trình độ phát triển tương đương hoặc thấp hơn nước ta đã xây dựng thành công đường sắt tốc độ cao 250km/h như Lào (tháng 12/2021), đường sắt tốc cao tốc 350km/h như Indonesia (tháng 10/2023).

Đánh giá dự án đường sắt cao tốc bắc nam

Ở nước ta, Chính phủ đã từng trình Quốc hội khóa XII phương án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Hiện nay, Chính phủ đang chuẩn bị trình Quốc lần thứ hai về dự án này.

"Tôi cũng như nhiều cử tri lo lắng khi thời gian còn lại của nhiệm kỳ còn rất ngắn, không biết Chính phủ có chuẩn bị kịp không? Và đến năm 2030, khi nước ta trở thành nước công nghiệp mà lại chưa có ki - lô - mét đường sắt tốc độ cao hay cao tốc nào có khả năng kết nối với tuyến đường sắt liên vận quốc tế?

Tôi cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để xem xét, quyết định đầu tư về nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài đều ở trạng thái ở dưới ngưỡng Quốc hội cho phép và cũng để kích cầu đầu tư phát triển công nghiệp đường sắt." - Đại biểu Quốc hội nêu.

Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết sẽ hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án và trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và phấn đấu khởi công xây dựng 2 đoạn ưu tiên trước năm 2030.

Theo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 , tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có quy mô đường đôi, khổ 1.435mm với chiều dài khoảng 1.545km, lộ trình đầu tư trước năm 2030.

Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/02/2023 về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, yêu cầu dự án cần nghiên cứu, phân tích, đánh giá, kết hợp tham khảo kinh nghiệm quốc tế để lựa chọn phương án đầu tư xây dựng hiện đại, có tầm nhìn dài hạn, phát huy được các lợi thế, tiềm năng của đất nước, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới; mục tiêu đến 2025, phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án.

Đánh giá dự án đường sắt cao tốc bắc nam

Triển khai Kết luận của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (Đề án) và các dự án quan trọng quốc gia (Ban Chỉ đạo). Ban Chỉ đạo đã họp cho ý kiến chỉ đạo về nội dung Đề án.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, Bộ GTVT đã lấy ý kiến các Ban đảng Trung ương, các Ủy ban của Quốc hội và các bộ, ngành để hoàn thiện Đề án và trình Thường trực Chính phủ.

Theo kế hoạch sau khi Đề án được cấp có thẩm quyền thông qua, Bộ GTVT sẽ hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Dự án và trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và phấn đấu khởi công xây dựng 2 đoạn ưu tiên trước năm 2030.

Kết luận mới nhất về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam của Hội đồng thẩm định nhà nước chỉ ra rằng dự án chỉ bảo đảm tính khả thi, hiệu quả về kinh tế và không lệ thuộc vào công nghệ của một nước nào đó khi được xây dựng với tốc độ thiết kế 250km/h, tốc độ khai thác 225km/h, khai thác hỗn hợp chở khách và chở hàng.

Theo Hội đồng thẩm định nhà nước, với các phương án đang được Bộ Giao thông vận tải đề xuất thì dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dù được đầu tư theo phương án nào thì cũng có tổng vốn đầu tư rất lớn, từ 61 - 64,6 tỉ USD. Con số này tương đương 15,2% - 16,1% quy mô GDP hiện nay của nền kinh tế, khoảng 400 tỉ USD.

Trong đó phương án đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tốc độ thiết kế 250km/h, tốc độ khai thác 225km/h, kết hợp chở khách và chở hàng có tổng vốn đầu tư 61 tỉ USD; phương án có tốc độ thiết kế 350km/h, tốc độ khai thác 320km/h, có tổng vốn đầu tư 64,6 tỉ USD.

Hội đồng thẩm định nhà nước khẳng định đây là dự án tạo đột phá về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, cần cơ chế chính sách đặc biệt, bổ sung hàng loạt cơ chế, chính sách để thực hiện dự án như: Luật phát triển đường sắt tốc độ cao; Luật sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến Luật phát triển đường sắt cao tốc; chính sách phát triển đô thị ở vùng phụ cận các ga đường sắt tốc độ cao; cơ chế giao đất, giải phóng mặt bằng; cơ chế huy động vốn cho dự án…

Đánh giá dự án đường sắt cao tốc bắc nam

Hệ thống đường sắt Bắc - Nam hiện hữu đã quá lạc hậu - Ảnh: M.H.

Hiệu quả kinh tế

Ngoài lo ngại về việc đề xuất dự án thực hiện trong thời gian quá dài đến năm 2050 sẽ không kiểm soát được tổng vốn đầu tư dự án, Hội đồng thẩm định nhà nước dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải làm rõ hiệu quả kinh tế khi đầu tư dự án.

Theo đánh giá của đơn vị tư vấn thẩm tra dự án - liên danh tư vấn Công ty TNHH tư vấn và xây dựng Đại học Giao thông vận tải - Công ty TNHH Evo mc - Công ty One Arup & Partners Hong Kong Limited - Công ty CP tư vấn xây dựng và thương mại Hưng Phú, nếu đề xuất đầu tư theo phương án tốc độ thiết kế 350km/h, chỉ chở khách sẽ không bảo đảm tính khả thi và hiệu quả kinh tế dự án.

Nguyên nhân tuyến chỉ khai thác được 31,5% công suất khi đưa vào khai thác toàn tuyến vào năm 2050, giá vé đi đầu dự kiến 1.259 đồng/km/hành khách, tương đương 1.943.896 đồng/hành khách cho một chiều chặng Hà Nội - TP.HCM, tương đương giá vé máy bay hạng phổ thông, là khó cạnh tranh để đảm bảo nguồn thu.

Doanh thu tối đa từ hành khách khoảng 3,7 tỉ USD/năm, sẽ không bảo đảm cân đối doanh thu - chi phí, Chính phủ sẽ phải bù lỗ, Hội đồng thẩm định nhà nước nhấn mạnh.

Nhưng nếu đầu tư theo phương án có tốc độ thiết kế 250km/h, tốc độ khai thác 225km/h, kết hợp cả chở khách với chở hàng thì dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ khả thi, bảo đảm hiệu quả kinh tế. Dự án sẽ có lãi khi thông tuyến vào năm 2041, với doanh thu năm đạt 10,4 tỉ USD, chi phí khoảng 7,3 tỉ USD, lợi nhuận đạt 3,1 tỉ USD.

Giảm lệ thuộc công nghệ

Về lựa chọn tốc độ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Hội đồng thẩm định nhà nước đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem lại các vấn đề như hiện nay chỉ những nước làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao mới chọn phát triển dự án có tốc độ chạy tàu trên 300km/h, trong khi đường sắt Việt Nam đang lạc hậu cả về công nghệ và dịch vụ vận tải.

Chính phủ các quốc gia, vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… đều phải bù lỗ cho các dự án đường sắt có tốc độ chạy tàu trên 300km/h chỉ vận tải hành khách.

Riêng với Đài Loan, việc phát triển đường sắt cao tốc phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ của Nhật Bản dẫn đến hệ lụy lớn trong giai đoạn vận hành, khai thác. Khi cần mua thêm đoàn tàu thì bị ép giá khi đàm phán với đối tác cung cấp đầu máy, toa xe.

Vì thế, đơn vị tư vấn thẩm tra dự án cho rằng việc lựa chọn vận tốc thiết kế 250km/h, khai thác hỗn hợp chở khách, chở hàng và lựa chọn công nghệ mở sẽ giúp dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có thể lựa chọn nhà cung cấp thiết bị, đoàn tàu cạnh tranh, tăng cơ hội nội địa hóa các thiết bị, cấu kiện dự án.

Bên cạnh đó, đơn vị tư vấn cũng khuyến nghị Bộ Giao thông vận tải nên áp dụng bộ tiêu chuẩn châu Âu cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam để bảo đảm các yếu tố đặc tính: phổ biến, cạnh tranh cao, kết nối thuận lợi, tích hợp với các dự án trong khu vực ASEAN, Trung Quốc.

Theo đề xuất, nếu đầu tư theo phương án thiết kế 250km/h, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ có chiều dài 1.508,6km, khổ đường đôi 1.435mm, với 50 ga hành khách, 20 ga hàng hóa, điểm đầu ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối ga Thủ Thiêm (TP.HCM).

Dự án đường sắt cao tốc Bắc

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có tổng mức đầu tư rất lớn: Kịch bản 1 (dự kiến khoảng 67,32 tỷ USD); Kịch bản 2 (dự kiến khoảng 72,02 tỷ USD); Kịch bản 3 (dự kiến khoảng 71,60 tỷ USD).

Khi nào làm đường sắt cao tốc Bắc Nam?

Chính phủ đặt mục tiêu khởi công dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam vào năm 2030. TPO - Theo chương trình hành động, Chính phủ đề ra mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và khởi công thực hiện vào năm 2030.

Đường sắt cao tốc Bắc Nam bao nhiêu km?

Kịch bản 1: Xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đường đôi, khổ ray 1.435mm, dài 1.545km, tốc độ thiết kế 350 km/giờ, tải trọng 17 tấn mỗi trục, chỉ khai thác tàu khách. Tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu được nâng cấp để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn.

Đường sắt tốc độ cao là gì?

Đường sắt tốc độ cao là một loại hình của đường sắt quốc gia có tốc độ thiết kế từ 200 km/h trở lên, có khổ đường 1.435 mm, đường đôi, điện khí hóa.