Đánh giá năng lượng việt nam

Báo chí quốc tế đã có nhiều bài viết về Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô đối mặt với những áp lực từ tình hình thế giới, việc đảm bảo an ninh năng lượng, đặc biệt là việc đầu tư vào năng lượng tái tạo của Việt Nam được nhiều chuyên gia, báo chí quốc tế quan tâm.

S&P Global nhấn mạnh tới mục tiêu của Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia của Việt Nam đó là vạch ra phương án cung cấp năng lượng cho tăng trưởng kinh tế bình quân 7%/năm giai đoạn 2021 - 2030 và 6,5 - 7,5%/năm giai đoạn 2031 - 2050. Trong đó, S&P Global đặc biệt quan tâm tới mục tiêu tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng sơ cấp đạt 15 - 20% năm 2030.

Bà Yun Liu - Chuyên gia Kinh tế phụ trách thị trường ASEAN, Ngân hàng HSBC đánh giá: "Việt Nam đặt mục tiêu giảm tỷ lệ phụ thuộc vào than đá từ 30 xuống 20% vào năm 2030. Thay vào đó, Việt Nam đang hướng tới tăng tỷ lệ điện khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và điện gió. Đây sẽ là một quá trình chuyển dịch năng lượng dài hạn để đạt được mục tiêu này vào năm 2030".

Giáo sư David Dapice - Chương trình Việt Nam và Myanmar, Đại học Harvard đánh giá: "Việt Nam có một số nơi có nguồn khí tự nhiên hóa lỏng để có thể phục vụ phát điện. Tuy nhiên, nguồn khí này là hạn chế. Do vậy, theo tôi cần phát triển điện gió ngoài khơi nhiều hơn, bởi đây là nguồn năng lượng rẻ hơn và ổn định hơn".

Đánh giá năng lượng việt nam

Tờ The Star thì quan tâm tới việc Việt Nam cân nhắc cơ chế thỏa thuận mua bán điện trực tiếp giữa nhà phát triển điện tái tạo và các bên sử dụng nhiều điện. Bài báo nhận định cơ chế này sẽ giúp khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng.

Trang tin năng lượng Energy Portal nhận định thị trường năng lượng Việt Nam đang có sự tăng trưởng và chuyển đổi đáng kể trong những năm gần đây, trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Bài báo cho biết, Việt Nam đã và đang đầu tư mạnh vào việc mở rộng cơ sở hạ tầng năng lượng, đặt ra mục tiêu đầy tham vọng tăng gấp đôi công suất phát điện vào năm 2030. Sự mở rộng này dự kiến sẽ được thúc đẩy chủ yếu bởi các nguồn năng lượng tái tạo, khi Việt Nam tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và giảm phát thải khí nhà kính.

Tuy nhiên, Energy Portal cũng chỉ ra các thách thức đối với thị trường năng lượng Việt Nam đó là việc cần nâng cấp và mở rộng lưới điện già cỗi. Một thách thức nữa là làm sao để thu hút đầu tư đủ để cấp vốn cho các kế hoạch phát triển năng lượng đầy tham vọng của mình.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Kết quả Báo cáo "Tầm nhìn ngành năng lượng Việt Nam: Hướng tới 100% Năng lượng tái tạo vào năm 2050" công bố vào tháng 3/2023.

Việt Nam có mức phát thải khí nhà kính (KNK) tăng nhanh nhất trong Tiểu vùng sông Mêkong mở rộng. Theo kịch bản phát thải, đến năm 2050, tổng lượng phát thải KNK của Việt Nam có thể đạt mức 1.495,4 triệu tấn CO2 tương đương trong đó, ngành năng lượng chiếm tới 81% tổng lượng phát thải KNK. Mặc dù, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để giảm phát thải KNK và nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế, như cam kết đưa Phát thải ròng về “0” (Net Zero) vào năm 2050 tại COP26 và đã cập nhật kết quả về Đóng góp quốc gia tự nguyện (NDC 2022) tại COP27, trong đó tăng mức giảm phát thải KNK từ 9% lên 15,8% với nguồn lực của quốc gia, và 27% lên 43,5% với sự hỗ trợ quốc tế. Để đạt được những mục tiêu này, một trong những hành động chủ yếu của Việt Nam là tăng cường chuyển đổi sang Năng lượng tái tạo (NLTT) trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.

Báo cáo “Tầm nhìn ngành Năng lượng Việt Nam: Hướng tới 100% Năng lượng tái tạo vào năm 2050” được thực hiện trong khuôn khổ của Dự án “Đối tác đa bên hướng tới 100% năng lượng tái tạo góp phần thực hiện NDC” (100% RE MAP). Báo cáo đã xây dựng ba kịch bản cho toàn ngành năng lượng Việt Nam đến năm 2050: Kịch bản cơ sở (BAU); Kịch bản 80% NLTT; và Kịch 100% NLTT, dựa trên cơ cấu nguồn điện hiện tại và các kế hoạch, quy hoạch năng lượng dự kiến của chính phủ nhằm xây dựng một lộ trình chuyển dịch năng lượng khả thi. Chúng tôi hy vọng Báo cáo này sẽ cung cấp các thông tin tham khảo có giá trị, dựa trên cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan trong việc thúc đẩy phát triển NLTT, góp phần thực hiện cam kết giảm phát thải trong NDC cũng như mục tiêu Net Zero của quốc gia.

Báo cáo là sản phẩm của dự án 100% RE MAP, do WWF-Việt Nam thực hiện cùng các đối tác. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thành viên của mạng lưới đối tác đa bên, các chuyên gia và đối tác đã giúp chúng tôi hoàn thành báo cáo này.

Ông Văn Ngọc Thịnh

Trưởng Đại diện, WWF-Việt Nam

Read the full publication

Báo cáo Tầm nhìn ngành Năng lượng Việt Nam: Hướng tới 100% Năng lượng tái tạo vào năm 2050 | Tháng 3/2023