Đánh giá thị trường bảo hiểm việt nam năm 2024

Theo đánh giá trên thời báo Asia Insurance Review tháng 6/2014, Việt Nam cùng 2 nước trong khối Đông Dương là Lào và Căm-pu-chia được đánh giá là những thị trường bảo hiểm tiềm năng khi những thị trường này vẫn đang tăng trưởng mạnh bất chấp ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và tài chính toàn cầu hiện nay.

Ông Saman Wijaya Bandara – Trưởng bộ phận Tư vấn Bảo hiểm và Pháp Y của EY Đông Dương đã có những đánh giá chuyên sâu về nền công nghiệp của mỗi nước đối với mỗi khía cạnh khác nhau bao gồm thị trường, sản phẩm, các đổi mới trong quy định pháp lý và xu hướng các kênh phân phối. Theo đó, các thị trường này hứa hẹn nhiều tiềm năng để phát triển với tỉ lệ phí bảo hiểm / GDP thấp và dân số trẻ.

Tuy vậy, thị trường bảo hiểm của khối Đông Dương có chung những điểm tương đồng về thách thức mà các nhà đầu tư và bảo hiểm cần nhận thức rõ như các quy định chưa theo qui chuẩn, chiến lược định phí và xử lý bồi thường thiếu tính hợp lý, các đại lý bảo hiểm thiếu năng lực và chưa được đào tạo bài bản.

Bên cạnh các thách thức trên, cả 3 nước đều tiềm ẩn nhiều rủi ro và thiếu sự ổn định. Do đó, các công ty bảo hiểm muốn hoạt động tại 3 thị trường này cần có sự tư vấn của những chuyên gia am hiểu về khu vực.

Đánh giá chung về thị trường bảo hiểm Việt Nam

Theo số liệu trong bản đánh giá, tổng phí bảo hiểm thuần của thị trường Việt Nam năm 2013 đạt 47.010 tỉ đồng (2,2 tỉ đô la Mĩ), tăng 14% so với năm 2012. Tuy nhiên, nếu như bảo hiểm phi nhận thọ chỉ tăng trưởng 7% – con số thấp nhất từ năm 1993 thì lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ lại tăng trưởng vượt bậc đạt mức 23,1%.

Mặc dù bảo hiểm nhân thọ đang có xu hưởng phát triển, sự tăng trưởng của thị trường bảo hiểm nói chung vẫn bị cản trở bởi điều kiện kinh tế khó khăn và sự gia tăng của các thảm họa tự nhiên.

Các công ty bảo hiểm tại Việt Nam

Hiện tại thị trường bảo hiểm Việt Nam có 29 công ty bảo hiểm nhân thọ và 16 công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Đáng chú ý trong số đó là PVI Sunlife – công ty bảo hiểm nhân thọ mới thành lập nhưng đã vươn lên vị trí thứ 3 trên thị trường bảo hiểm nhân thọ về doanh thu khai thác mới với tổng doanh thu năm 2013 đạt hơn 1 tỉ đồng.

Ba công ty đứng đầu trên thị trường bảo hiểm nhân thọ chiếm ¾ thị phần là Prudential (32,54%), Bảo Việt (27,16%) và Manulife (11,27%). Về tổng thể, các công ty nước ngoài chiếm gần 70% tổng doanh thu thuần của thị trường bảo hiểm nhân thọ.

Trong khi đó ba công ty đứng đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ vẫn là Bảo Việt chiếm 23% thị phần, tiếp đó là PVI 21% và Bảo Minh 10%.

Phát triển sản phẩm

Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, bảo hiểm xe cơ giới (28%), bảo hiểm tài sản (22%) và bảo hiểm tai nạn cá nhân (21%) đóng vai trò chính trong tổng doanh thu thuần của bảo hiểm phi nhân thọ.

Đáng chú ý là bảo hiểm nông nghiệp với thị phần rất nhỏ (1%) nhưng lại có tỉ lệ bồi thường cao nhất trong toàn nghiệp vụ – 295% (tỉ lệ này năm 2012 chỉ là 38%). Tuy vậy điểm đáng lưu ý là chính những loại hình bảo hiểm cho người có thu nhập thấp như bảo hiểm nông nghiệp lại là yếu tố giúp các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và hệ thống khách hàng mới. Các công ty bảo hiểm trong nước thường tập trung vào các sản phẩm truyền thống khiến cho nhiều loại hình bảo hiểm vẫn kém phát triển như bảo hiểm gián đoạn kinh doanh và bảo hiểm tín dụng.

Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, các đơn bảo hiểm chủ yếu nhằm mục đích gửi tiết kiêm. Trong năm 2013, bảo hiểm hỗn hợp vẫn chiếm tỉ lệ cao (58,5%) trong tổng doanh thu bảo hiểm thuần. Tuy vậy tỉ lệ này đang liên tục giảm từ năm 2011 đến nay. Bảo hiểm liên kết đầu tư đứng vị trí thứ 2 với 32% thị phần.

Sau khi Bộ Tài chinh ban hành thông tư số 115/2013/TT-BTC, sản phẩm hưu trí tự nguyện đang dần thâm nhập thị trường và mang lại nhiều cơ hội cho các công ty bảo hiểm nhân thọ. Manulife và Dai-ichi là 2 nhà bảo hiểm đầu tiên giới thiệu và bán sản phẩm này trên thị trường.

Quy định pháp lý

Chính phủ và Bộ Tài chính đang trong quá trình tăng cường các quy định và cải thiện mô hình pháp lý cho các công ty bảo hiểm và khách hàng.

Thông tư 124/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 30/07/2012 hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và thông tư 125/2012/TT-BTC ban hành ngày 30/07/2012 qui định cơ chế tài chính của các công ty bảo hiểm đã tạo nên những thay đổi đáng kể về pháp luật bảo hiểm tại thị trường Việt Nam, được kì vọng sẽ xây dựng nên một môi trường kinh doanh bảo hiểm cạnh tranh và minh bạch hơn.

Bên canh đó, một số thông tư và quy định liên quan đến thuế thu nhập cá nhân, sản phẩm hưu trí, bancassurance… sắp ban hành trong thời gian tới sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực đến thị trường bảo hiểm. Tuy vậy, các quy định về quản trị rủi ro trong ngành bảo hiểm vẫn chưa có bước tiến triển đáng kể.

Phân phối bảo hiểm

Các đại lý bán bảo hiểm truyền thống vẫn là kênh phân phối chính trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ với số lượng khoảng 60.000 đại lý trong năm 2013. Các kênh phân phối khác như mạng lưới chi nhánh, môi giới, bancassurance chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn.

Sự tiếp nhận nhanh chóng của giới trẻ Việt Nam với những chiếc điện thoại thông minh đang giúp cho các nhà bảo hiểm tiếp cận dễ dàng hơn đến các đối tượng khách hàng trẻ tuổi và am hiểu công nghệ. Sự tích hợp của các kênh phân phối mới với các kênh truyền thống đang mang lại lợi thế cạnh tranh cho các lĩnh vực bảo hiểm đang gặp khó khăn trong việc tạo sự khác biệt ở các dòng sản phẩm cá nhân,

Tương tự như thị trường bảo hiểm nhân thọ, các đại lí bán hàng truyền thống vẫn là kênh phân phối chính của bảo hiểm phi nhân thọ với số lượng 226.133 trong năm 2013, tăng 0,08% so với năm 2012.

Banccasurance vẫn còn tương đối mới tại Việt Nam; Tuy nhiên, sự quan tâm đối với kênh phân phối này ngày càng tăng vì nó có thể cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng. Banccasurance được dự đoán sẽ tăng trưởng khi mà dịch vụ ngân hàng đang ngày càng phát triển. Kênh phân phôi ít phổ biến nhất là kênh trực tuyến do bị hạn chế bởi tỷ lệ truy cập thấp.