Đánh giá về môi trường đầu tư tại việt nam năm 2024

Việt Nam đã và đang trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn tại khu vực Châu Á đối với các nhà đầu tư nước ngoài trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa phải là sự lựa chọn phổ biến đối với các nhà đầu tư Australia. Lũy kế đến tháng 9/2021, tổng số dự án và tổng số vốn đăng ký đầu tư (FDI) của Australia vào Việt Nam chỉ lần lượt là 534 và 1.931,4 triệu USD. Australia hiện chỉ đứng thứ 19 trong danh sách các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Giá trị đầu tư của Australia vào Việt Nam cũng rất khiêm tốn so với đầu tư vào các nước ASEAN khác. Trong khi đó, Australia lại là nhà đầu tư lớn trên thế giới với tổng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đạt 537 tỷ USD năm 2019.

Hơn nữa, tương tự như các doanh nghiệp FDI đến từ các nước khác, các doanh nghiệp FDI của Australia tại Việt Nam cũng có kết nối rất hạn chế với các đối tác Việt Nam. Theo một khảo sát của VCCI năm 2018, chỉ 27% nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp FDI có nguồn gốc tại Việt Nam, trong đó phần lớn đến từ các doanh nghiệp FDI khác.

Bối cảnh mới của năm 2021 đang mở ra cơ hội lớn để tăng cường thu hút đầu tư của Australia vào Việt Nam, và nâng cao hiệu quả kết nối giữa các doanh nghiệp Australia với các doanh nghiệp trong nước, với việc: (i) 02 FTA mới (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bước vào giai đoạn thực thi năm thứ 3, và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mới được ký kết, và (ii) sự dịch chuyển của các dòng vốn FDI quốc tế (bao gồm cả Australia), do hậu quả của đại dịch COVID-19 và các cuộc chiến thương mại Mỹ, từ các nước khác sang Việt Nam.

Do đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Chương trình Aus4Skill Việt Nam do Chính phủ Australia tài trợ đang triển khai Dự án nghiên cứu về “Thực trạng và Giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Australia vào Việt Nam, và tăng cường liên kết giữa các công ty Australia với các đối tác địa phương tại Việt Nam”. Trong khuôn khổ Dự án này, chúng tôi đang tiến hành một cuộc khảo sát để thu thập đánh giá của các nhà đầu tư Australia về môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Kết quả khảo sát sẽ giúp VCCI đưa ra các khuyến nghị với chính phủ Việt Nam trong việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, và tạo điện kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư Australia tại Việt Nam.

Thời gian hoàn thành Phiếu khảo sát chỉ khoảng 10 phút. Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp FDI của Australia đang hoạt động tại Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực.

Nhiều nhà đầu tư đã đánh giá sâu sắc tình hình và triển vọng kinh tế Việt Nam năm nay và đến năm 2020; các giải pháp nhằm tạo động lực mới cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững; vai trò đóng góp của các doanh nghiệp FDI… tại Diễn đàn “Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2018 và đến năm 2020”; với sự tham dự của nhiều chuyên gia kinh tế và hơn 200 nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tầm cao mới của Việt Nam

Phát biểu tại Diễn đàn vào ngày 15/5, tại Hà Nội; bên cạnh việc nêu bật những thành quả trong phát triển kinh tế thời gian qua, trong đó có vai trò đóng góp của khối doanh nghiệp FDI, Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng cũng giải đáp nhiều thắc mắc của các đại biểu về môi trường đầu tư nước ngoài, kinh doanh,...

Bộ trưởng cho rằng, thành tựu nổi bật nhất của năm 2017 là lần đầu tiên sau nhiều năm, chúng ta hoàn thành tất cả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội được Quốc hội giao; đạt kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; các khu vực kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đều có mức tăng trưởng cao và đồng đều, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực. Đây là thành tựu quan trọng nhất, tạo đà thuận lợi để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra của Kế hoạch năm 2018, Kế hoạch 5 năm 2016-2020 và Chiến lược 10 năm 2011-2020.

Tầm vóc, vị thế và uytín của Việt Nam được nâng lên một tầm cao mới; cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao vai trò và trách nhiệm của Việt Nam trong hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế; tổ chức thành công những sự kiện quốc tế lớn, quan trọng như APEC 2017, Hội nghị thượng đỉnh Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) 2018, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018. Thứ hạng của Việt Nam trên nhiều bảng xếphạng của thế giới được cải thiện đáng kể, như: chỉ số môi trường kinh doanh tăng 9 bậc, chỉ số năng lực cạnh tranh tăng 5 bậc, chỉ số đổi mới sáng tạo tăng12 bậc, xếp hạng về triển vọng của Việt Nam nâng từ mức ổn định lên mức tích cực...

Từ kết quả khả quan vềp hát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2018 được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá là hết sức khả quan, tiếp nối được đà phát triển của năm 2017, với những con số cụ thể: “Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,38%, là mức cao nhất của quý I trong 10 năm trở lại đây. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng đầu năm duy trì ở mức thấp, tăng 2,8%. Thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng ổn định, thanh khoản toàn hệ thống được đảm bảo. Giải ngân vốn FDI ước đạt 5,1 tỷ USD, tăng 6,3%. Số doanh nghiệp thành lập mới đạt trên 41,2 nghìn doanh nghiệp với số vốn đăng ký ước đạt khoảng 412 nghìn tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 73,76 tỷ USD, tăng 19%; xuất siêu ước đạt khoảng 3,39 tỷ USD...”

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh “Đây là những tín hiệu đáng mừng, nhất là trong bối cảnh trong nước và quốc tế đang có nhiều yếu tố thuận lợi, tác động tích cực đến nền kinh tế. Kinh tế thế giới duy trì đà tăng trưởng tốt, thương mại toàn cầu phát triển. Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng, dự báo sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi của kinh tế thế giới. Cùng với đó, nhiều chính sách cải cách, đổi mới trong nước tiếp tục phát huy hiệu quả, môi trường kinh doanh và cầu nội địa tiếp tục được cải thiện, tác động tích cực từ các hiệp định FTA, hiệp định CPTPP...”. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng lưu ý cần tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư - kinh doanh, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và của nền kinh tế,

Đề cập đến Luật về Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng qua đó, sẽ tạo nên sự tăng trưởng, tạo một nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước, và mang tính lan tỏa các khu vực xung quanh và toàn nền kinh tế. Đây là chủ trương có cách tiếp cận mới và có tính chủ động của Đảng, Nhà nước.

Đối với Hiệp định CPTPP, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết việc Việt Nam tham gia CPTPP tạo áp lực cho chính Việt Nam trong quá trình cải cách phù hợp với chủ trương Việt Nam đang tiến hành. Đây là yếu tố thuận lợi tạo điều kiện môi trường đầu tư và sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Kinh tế Việt Nam đang có bước phát triển tích cực, với dân số 93 triệu dân, Việt Nam là thị trường lớn, đầu tư vào Việt Nam cũng như là đầu tư vào thế giới. Vị trí địa lý, môi trường kinh doanh hiện nay, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trên thế giới.

Để tận dụng cơ hội này,Chính phủ Việt Nam cần thực thi nghiêm túc các cam kết, chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết (nguồn lực, đất đai, năng lượng...), xây dựng hàng rào kỹ thuật hợp lý khi lựa chọn dự án. Đẩy mạnh quảng bá, tuyên truyền và xúc tiến đầu tư để hiện thực hóa cơ hội tham gia CPTPP…

Niềm tin của các nhà đầu tư

Nhìn nhận môi trường đầu tư tốt, đi đôi với những thành công của các doanh nghiệp. GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, người dân đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ. Bởi vậy chúng ta đã đạt được thành tựu cao trong tăng trưởng. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng cao nhất nhiều năm vừa qua, 4 tháng đầu năm 2018, tốc độ cao nhất trong 10 năm gần đây.

Sau 30 năm, đầu tư nước ngoài ngày càng đóng góp rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Năm 2017, vốn FDI thực hiện đạt mức kỷ lục 17,5 tỷ USD, năm 2018 theo ông Mại vốn FDI thực hiện sẽ đạt khoảng 19 tỷ USD. Hiện, đảm bảo 25% vốn đầu tư xã hội là vốn FDI. Đây là động lực tăng trưởng quan trọng, và cùng với kinh tế tư nhân, đóng vai trò là hai chân của một cơ thể cường tráng, giúp cho nền kinh tế Việt Nam vững vàng hơn.

Ông Warrick Cleine - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty kiểm toán KPMG Việt Nam cũng vui mừng chứng kiến niềm tin của nhà đầu tư ngày càng mạnh hơn với nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh việc coi đầu tư nước ngoài đóng góp lớn cho nền kinh tế, ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cũng phân tích rõ thêm “Nhà đầu tư nước ngoài có thị trường, kinh nghiệm, trong lúc chao đảo nhất nhà đầu tư nước ngoài trụ vững hơn nên nhiều người lầm tưởng nhà đầu tư nước ngoài được ưu đãi hơn. Tuy nhiên điều đó không đúng vì theo Luật pháp hiện hành nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước được đối xử bình đẳng”.

Đánh giá 30 năm đầu tư nước ngoài, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài nhấn mạnh cần rà soát lại luật pháp chính sách, tăng cường năng lực thực thi của bộ máy, tăng cường năng lực hấp thu của bộ máy. Trong bối cảnh mới, phải thu hút đầu tư có chọn lọc. Để thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, phải có hàng rào kỹ thuật. Chúng ta tham gia rất nhiều các hiệp định thương mại với mức độ mở cửa lớn nhưng khi cần đóng thì rất khó…

Chia sẻ về một số giải pháp nhằm tạo động lực phát triển kinh tế, thu hút đầu tư trong thời gian tới;nhiều chuyên gia cũng đưa ra những giải pháp mới, mang tính khả thi cao.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng “Có nhiều lý do để chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng vào triển vọng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm 2018 và những năm tiếp theo…”