Đánh giá vị thế vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay

Skip to content

Trang chủ Tin tức Khẳng định vị thế, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội

Nhà thơ Chiến Văn

Chăm lo xây dựng gia đình "no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh" là một trong những nội dung quan trọng được nêu trong Nghị quyết đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong Dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII cũng đề cập tới nội dung phụ nữ vun đắp giá trị gia đình. Vậy bản chất của gia đình Việt Nam "no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh" là gì?

Trước tiên, đối với mỗi gia đình, điều căn bản nhất cần có đó là "no ấm". No ấm biểu hiện cụ thể là việc bảo đảm đầy đủ cái ăn, cái mặc, chuyện học hành của các thành viên cùng các nhu cầu sinh hoạt vật chất, tinh thần cơ bản khác.

Một gia đình muốn giàu mạnh, phát triển, thịnh vượng, trước hết, phải có được kinh tế ổn định, vững vàng để bảo đảm đầy đủ những nhu cầu thiết yếu nhất. Còn "tiến bộ" có thể được hiểu là trong cuộc sống hằng ngày, mỗi gia đình đều có quan điểm, phương châm, mục tiêu sống tân tiến, phù hợp, đồng điệu với sự phát triển, nhịp sống chung của xã hội, cộng đồng xung quanh.

Trong mỗi gia đình, các cá nhân đều được quan tâm, tạo điều kiện, chăm lo để học tập văn hóa, bồi dưỡng kiến thức, đào tạo chuyên môn từ đó phát triển, vươn lên, tận dụng, phát huy tốt nhất, tối đa sở trường, năng lực của mình.

Dù gia đình truyền thống hay hiện đại, "hạnh phúc" luôn là tiêu chí không thể thiếu và được quan tâm đặc biệt. Để đánh giá về một gia đình, người ta thường coi "hạnh phúc" là tiêu chí, thước đo đặc biệt. Quan trọng như vậy, song nói về "hạnh phúc", mỗi gia đình, con người lại có cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau. Nhưng có thể hiểu cơ bản, gia đình "hạnh phúc" là khi các thành viên luôn sống yêu thương, trân trọng, đoàn kết, gắn bó, trách nhiệm, hết mình, sắt son, chung thủy với nhau. Trong gia đình hạnh phúc ấy, tiếng cười là điều không thể thiếu và luôn là đặc trưng tiêu biểu, dễ nhận thấy nhất.

Về tiêu chí "văn minh", có thể hiểu, gia đình "văn minh" là gia đình luôn chấp hành, thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật Nhà nước, quy định của địa phương và nội quy, quy ước tiến bộ khác của cộng đồng mà mình là thành viên. Trong gia đình văn minh, các thành viên đều được tôn trọng, đối xử bình đẳng, được phát huy quyền cơ bản của bản thân. Mọi người trong gia đình cư xử với nhau nhẹ nhàng, nhân văn, không có sự áp đặt, cưỡng ép hoặc bạo hành về thể xác, tinh thần. Ngoài ra, các thành viên ấy còn cư xử với hàng xóm, láng giềng và cộng đồng xã hội đoàn kết, chân thành, nhân văn, lịch thiệp, không có sự ganh tị, xung đột, hiềm khích vụn vặt…

Đánh giá vị thế vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay

Người phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong gia đình. Ảnh minh họa

Từ những phân tích trên, có thể thấy, tiêu chí xây dựng gia đình Việt Nam hiện đại "no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh" đã bao hàm khá đầy đủ, toàn diện các nội dung, phù hợp trong tình hình mới. Trong đó, các tiêu chí đều có sự gắn kết, liên quan, bổ sung, ràng buộc chặt chẽ với nhau, khó có thể tách rời. Chỉ cần thiếu một trong các tiêu chí kể trên, mẫu hình gia đình hiện đại đã không còn thật sự trọn vẹn.

Để phấn đấu xây dựng mỗi gia đình hiện đại theo chuẩn tiêu chí trên, đòi hỏi từng thành viên trong gia đình phải nỗ lực, chung tay, đóng góp cả công sức lẫn trí lực, tâm huyết, trong đó, vai trò của người phụ nữ đặc biệt quan trọng.

Từ xưa đến nay, đối với gia đình Việt Nam, người phụ nữ luôn được coi là "người giữ lửa". Trong xã hội hiện đại, vai trò, hình ảnh của người phụ nữ đối với gia đình của mình vẫn không thay đổi, thậm chí còn cao hơn trước. Vấn đề ở chỗ, xã hội hiện đại, phụ nữ Việt Nam đã ngày càng được quan tâm, chăm lo phát triển, tạo điều kiện để tham gia trực tiếp toàn bộ các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, xây dựng được chỗ đứng ngày càng bình đẳng, độc lập hơn so với nam giới, vì vậy, chắc chắn thời gian dành cho gia đình sẽ bị hạn chế hơn.

Chính vì thế, để hoàn thành "sứ mệnh" đặc biệt trong việc xây dựng gia đình theo hướng "no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh", phụ nữ Việt Nam vừa phải tích cực, chủ động học tập, nâng cao trình độ, kiến thức trên mọi lĩnh vực; đồng thời, phải tự xây dựng cho mình tác phong, phong cách làm việc, lao động khoa học, sáng tạo, linh hoạt; phân bổ thời gian hợp lý cho trọn vẹn cả việc công lẫn việc tư, cũng như việc chăm sóc bản thân.

Thực tế, để cân đối được hài hòa thời gian giành cho gia đình - xã hội - bản thân trong xã hội hiện đại ngày nay, đó là điều không dễ dàng đối với người phụ nữ. Nhưng tin rằng, tiếp nối truyền thống cao đẹp, oai hùng của phụ nữ Việt Nam, bằng bản lĩnh, sự sáng tạo và nỗ lực tuyệt vời, các thế hệ phụ nữ hiện đại sẽ vượt qua khó khăn, tỏa sáng trên mọi lĩnh vực, hoàn thành cùng lúc nhiều nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đó là trực tiếp chăm lo xây dựng gia đình ngày càng "no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh" trong thời kỳ mới.

  • Đang truy cập48
  • Máy chủ tìm kiếm44
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay14,642
  • Tháng hiện tại100,340
  • Tổng lượt truy cập5,967,496

Đánh giá vị thế vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay

Đánh giá vị thế vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay

Đánh giá vị thế vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay

Đánh giá vị thế vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay

Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hoá nhân loại. Nền văn hóa dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng  có sự tham gia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ. Song song với những hoạt động góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần, phụ nữ còn tích cực tham gia đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc,vì sự tiến bộ của nhân loại.Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, phụ nữ tham gia rất tích cực trong nhiều hoạt động, vừa phải xây dựng vững chắc hậu phương vừa phải phục vụ sẵn sàng cho tiền tuyến. Trong thời kỳ hòa bình và xây dựng đất nước, phụ nữ luôn có những đóng gớp tích cực ở các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Nước ta trong thế kỷ 20 đã qua hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lịch sử lại ghi nhận hàng vạn tấm gương phụ nữ, các chị, các mẹ không ngại gian khổ, không tiếc máu xương, sẵn sàng chiến đấu, lao động, hy sinh, cống hiến không chỉ cuộc đời mình mà cả con em mình vì độc lập tự do của Tổ quốc. Phụ nữ không chỉ chiến đấu anh hùng mà đã lao động cần cù, gian khó để vượt lên cảnh đói nghèo và lạc hậu, góp phần xây dựng đất nước ngày càng to đẹp và đàng hoàng hơn. Đảng, Bác Hồ đã phong tặng phụ nữ Việt Nam Tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong thời kỳ kháng chiến và “Trung hậu, đảm đang, tài năng, anh hùng” trong thời kỳ đổi mới đất nước không chỉ là sự khích lệ, động viên mà còn là sự thừa nhận và đánh giá vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam.

Phải thừa nhận rằng,  hiếm có dân tộc nào phụ nữ lại đóng vai trò quan trọng trong xã hội như ở Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Ngay từ những buổi đầu thành lập nước, khi gặp nạn ngoại bang xâm lược, bà Trưng bà Triệu đã dấy binh khởi nghĩa đánh đuổi quân thù và giành thắng lợi. Với truyền thống đó, phụ nữ Việt Nam “giỏi việc nước, đảm việc nhà” tiếp tục vượt qua mọi khó khăn và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng rộng rãi vai trò của mình trên nhiều lĩnh vực như tham gia quản lý nhà nước; tham gia xóa đói giảm nghèo; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tham gia phòng chống tệ nạn xã hội; thúc đẩy hoạt động đối ngoại nhân dân... Có thể nói, vai trò của phụ nữ Việt Nam được thể hiện ngày càng sâu sắc và có những đóng góp quan trọng trong thành tựu của cách mạng Việt Nam.... Trong xu thế hội nhập và phát triển,  khi đất nước bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, trong công cuộc xây dựng đất nước trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, phụ nữ Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Vai trò này đang được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết.

Trước hết chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của người phụ nữ trong gia đình. Họ mang tầm ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình. Là người vợ hiền, họ luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ những ngọt bùi cũng như những đắng cay cùng chồng, khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm trong cuộc sống, từ đó họ có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Không chỉ chăm sóc giúp đỡ chồng trong gia đình, người vợ còn có những lời khuyên thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của chồng. Là những người mẹ hết lòng vì con cái, họ thực sự là những tấm gương cho con cái noi theo. Người mẹ ngày nay còn là một người bạn lớn luôn ở bên con để hướng dẫn, động viên kịp thời. Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể tìm thấy ở những người phụ nữ, người vợ, người mẹ, sự yên tĩnh trong tâm hồn và sự cân bằng bình yên trong cuộc sống. Chính họ đã tiếp sức cho chúng ta vượt qua những khó khăn để sống một cuộc sống hữu ích hơn.

Trong thời đại mới, bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động. Quyền của phụ nữ về kinh tế đã được nâng lên thông qua việc pháp luật quy định phụ nữ cùng đứng tên với nam giới trong giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai, nhà ở và tài sản. Việt Nam cũng là một trong số ít các quốc gia đã hoàn thành báo cáo về tình hình thực hiện Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Đặc biệt, hệ thống các ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ đã được thành lập ở các bộ ngành, tỉnh thành và địa phương. Mạng lưới cán bộ tư vấn về giới hoạt động hiệu quả, hệ thống pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ được tăng cường, Luật Bình đẳng giới chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.

Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của xã hội. Khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn. Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình. Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ, tạo cho họ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác. Đồng thời nó còn tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trên thị trường lao động v.v... Chính nhờ Đảng có sự lựa chọn đường lối đúng đắn cho sự phát triển của đất nước mà vai trò của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là những bước khởi đầu thuận lợi. Hiện chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục trong vấn đề bình đẳng giới, nhất là về mặt tư tưởng, quan điểm của con người trong xã hội, kể cả nam giới và nữ giới. Không chỉ có nam giới chưa nhận thức hoặc có thái độ không chấp nhận vai trò, vị trí của phụ nữ mà ngay chính bản thân nhiều phụ nữ cũng hiểu biết mơ hồ từ đó có những thái độ lệch lạc và không thể có cách giải quyết đúng đắn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống có liên quan đến vai trò, vị trí về giới của mình. Người phụ nữ cần phải được bộc lộ hết khả năng của mình cũng như thực thi và hưởng các quyền của mình. Thiếu bình đẳng về giới gây cản trở cho phát triển và ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các thành viên trong gia đình và xã hội. Trong xu thế hội nhập và phát triển, để khẳng định và phát huy vai trò của mình, phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ huyện nhà nói riêng cần tiếp tục khẳng định vai trò đặc biệt của mình đời sống gia đình và xã hội, góp phần xây dựng cuộc sống ngày càng hạnh phúc hơn.