Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt MÔI nhất

Danh mục liên quan đến thuốc phải kiểm soát đặc biệt tại bệnh viện bao gồm: a) Danh mục dược chất gây nghiện theo quy định và Bảng giới hạn nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện trong thuốc dạng phối hợp theo quy định tại Thông tư 20/2017/TT-BYT. b) Danh mục dược chất hướng thần theo quy định và Bảng giới hạn nồng độ, hàm lượng dược chất hướng thần trong thuốc dạng phối hợp theo quy định tại Thông tư 20/2017/TT-BYT. c) Danh mục tiền chất dùng làm thuốc theo quy định và Bảng giới hạn nồng độ,

1. Định nghĩa

Danh mục liên quan đến thuốc phải kiểm soát đặc biệt tại bệnh viện  bao gồm:

a) Danh mục dược chất gây nghiện theo quy định và Bảng giới hạn nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện trong thuốc dạng phối hợp theo quy định tại Thông tư 20/2017/TT-BYT.

b) Danh mục dược chất hướng thần theo quy định và Bảng giới hạn nồng độ, hàm lượng dược chất hướng thần trong thuốc dạng phối hợp theo quy định tại Thông tư 20/2017/TT-BYT.

c) Danh mục tiền chất dùng làm thuốc theo quy định và Bảng giới hạn nồng độ, hàm lượng tiền chất dùng làm thuốc trong thuốc dạng phối hợp theo quy định tại Thông tư 20/2017/TT-BYT.

2. Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt tại Trung tâm Y tế

Danh mục bao gồm:

TT

Tên thuốc – hàm lượng

Hoạt chất

Dạng bào chế

Đơn vị tính

I. Thuốc gây nghiện

1

Fentanyl 0,1mg/2ml

Fentanyl

Dung dịch tiêm

Ống

2

Morphin HCl 10mg/1ml

Morphin

Dung dịch tiêm

Ống

II. Thuốc hướng tâm thần

3

Diazepam 5mg

Diazepam

Viên uống

Viên

4

Diazepam 10mg/2ml

Diazepam

Dung dịch tiêm

Ống

5

Zodalan 5mg/ml

Midazolam

Dung dịch tiêm

Ống

6

Ketamine 500mg/10ml

Ketamin

Dung dịch tiêm

Ống

7

Phenolbarbital 100mg

Phenolbarbital

Viên uống

Viên

8

Garnotal 10mg

Phenolbarbital

Viên uống

Viên

III. Tiền chất dùng làm thuốc

9

Ephedrine  30mg/ml

Ephedrin

Dung dịch tiêm

Ống

10

Vingomin 0,2mg/ml

Methyl Ergometrin

Dung dịch tiêm

Ống

Tổng:10 thuốc

2. DANH MỤC DƯỢC LIỆU ĐỘC LÀM THUỐC

(Theo Thông tư số 42/2017/TT-BYT ngày 13/11/2017 của Bộ Y tế về ban hành danh mục dược liệu độc làm thuốc)

2.1. Định nghĩa

Dược liệu đáp ứng các tiêu chí sau xem xét lựa chọn đưa vào Danh mục dược liệu độc làm thuốc:

a) Dược liệu được sử dụng làm thuốc có độc tính cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng;

b) Dược liệu trong quá trình sử dụng có thể gây ra phản ứng có hại nghiêm trọng đã được biết hoặc được Tổ chức Y tế thế giới, cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài khuyến cáo có thể gây ra phản ứng có hại nghiêm trọng;

c) Dược liệu dùng làm thuốc cần phải chú ý đến cách sử dụng, kiểm soát chặt chẽ liều dùng, đối tượng dùng và phải được chế biến theo quy trình nghiêm ngặt, đúng kỹ thuật;

d) Dược liệu có phạm vi liều dùng hẹp, phải thận trọng khi dùng, có ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị bệnh cần phải theo dõi lâm sàng;

đ) Được chỉ định trong điều trị nhất thiết phải có tư vấn và theo dõi của thầy thuốc..

2.2. Danh mục Dược liệu độc làm thuốc tại Trung tâm Y tế:

STT

Tên Dược liệu

Tên khoa học của cây thuốc

Bộ phận chứa độc tính dùng làm thuốc

Tên gọi khác

1

Bán hạ nam

Typhonium trilobatum (L.) Schott., họ Ráy (Araceae)

Thân rễ Rhizoma Typhonii trilobati

Củ chóc, Lá ba chìa, Cây chóc chuột

2

Đào nhân

Prunus persicae (L.) Batsch, họ Hoa hồng (Rosaceae)

Hạt

Semen Pruni

3

Phụ tử

Aconitum spp., bao gồm: A. fortunei Hemsl.; A. carmichaeli Debx., họ Mao lương (Ranunculaceae)

Rễ củ nhánh

Radix Aconiti

Củ gấu tàu, ấu tàu, Thảo ô, Xuyên ô

4

Thạch xương bồ

Acorusgramineus Soland. var. macrospadiceus Yamamoto Contr.; Acorus calamus L. var. angustatus Bess., họ Ráy (Araceae)

Thân rễ

Rhizoma Acori

Xương bồ, Thạch xương bồ lá to, Thủy xương bồ.

Tổng 04 khoản

3. DANH MỤC THUỐC NGUY CƠ CAO

1. Định nghĩa

Thuốc nguy cơ cao (TNCC) là thuốc có khả năng cao gây thương tích, tổn hại đáng kể cho bệnh nhân nếu gặp sai sót trong quá trình sử dụng. Tần suất các lỗi xảy ra với các thuốc này không nhất thiết phải cao hơn, nhưng khi có sai sót, hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn so với các thuốc khác.

2. Danh mục

 

Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt MÔI nhất

Danh mục thuốc nguy cơ cao tại bệnh viện được xây dựng dựa trên:

- Phụ lục 8 tại Thông tư số 21/2013/TT-BYT về quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện.

- Danh mục thuốc có nguy cơ cao của tổ chức ISMP của Mỹ năm 2014

- Danh mục thuốc nguy cơ cao của một số bệnh viện: Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện E trung ương, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai…

4. DANH MỤC THUỐC ĐA LIỀU VÀ CÁC BẢO QUẢN

1.1. Định nghĩa:

Thuốc đa liều: Thuốc được đóng gói trong một đơn vị lọ (chai) chứa nhiều hơn một liều nhưng không giới hạn, bao gồm: thuốc uống dạng lỏng, thuốc bôi ngoài da, thuốc nhỏ mắt, thuốc dạng hít, thuốc tiêm.

Hạn sử dụng: Ngày mà nhà sản xuất trên bao bì trực tiếp và bao bì gián tiếp. Đây là thời điểm mà thuốc không còn được chấp nhận là có hiệu quả điều trị hoặc có thể gây hại cho bệnh nhân.

Hạn sử dụng sau khi mở nắp: sau khi mở nắp được đóng gói lại vì không tiếp tục sử dụng và lưu trữ. Thời điểm này được tính toán cả độ định và vô trùng của thuốc.

Thuốc tiêm đa liều là một vật chứa đa đơn vị (ví dụ như chai lọ) chế phẩm thuốc chỉ dùng theo đường tiêm và thường chứa chất bảo quản chống vi sinh vật. Bình chứa thuốc đa liều được thiết kế để có thể rút thuốc nhiều lần khác nhau nhờ chúng có chứa chất bảo quản chống vi sinh vật.[2]

Thuốc tiêm đơn liều là vật chứa một đơn vị chế phẩm thuốc dùng theo đường tiêm, được thiết kế để chỉ dùng 1 lần. Ví dụ bình chứa thuốc tiêm đơn liều: bút tiêm đóng sẵn thuốc tiêm 1 lần.[2]

 1.2. Danh mục thuôc đa liều và hướng dẫn bảo quản

TT

Tên thuốc

Hoạt chất

Hàm lượng

ĐVT

Hạn dùng trước khi mở nắp

Hạn dùng, bảo quản sau khi mở nắp

1

Ibuhadi suspension

Ibuprofen

100mg/5ml; Chai 100ml

Chai/Lọ

36 tháng kể từ ngày sản xuất

6 tháng kể từ ngày sử dụng,bảo quản ở nhiệt độ phòng

2

Bravine
 Inmed

Cefdinir

125mg/5ml x 30ml

Lọ

18 tháng kể từ ngày sản xuất

10 ngày kể từ ngày pha,bảo quản ở nhiệt độ từ 20-25oC

3

Biracin-E

Tobramycin

0,3% 5ml

Lọ

36 tháng kể từ ngày sản xuất

Không sử dụng quá 4 tuần sau khi mở nắp đầu tiên,bảo quản kín,nhiệt độ dưới 30oC

4

Tobrex

Tobramycin

3 mg/ml

Lọ

36 tháng kể từ ngày sản xuất

5

Tobradex

Tobramycin + Dexamethasone

3mg/1ml + 1mg/1ml

Lọ

24 tháng kể từ ngày sản xuất

28 ngày sau lần mở nắp đầu tiên, bảo quản ở nhiệt độ 2oC -8oC

6

Ziu sa

Azithromycin

200mg/5ml x 15ml

Lọ

24 tháng kể từ ngày sản xuất

7 ngày kể từ ngày pha,bảo quản ở nhiệt độ dưới 30oC

7

Oflovid Ophthalmic Ointment

Ofloxacin

0,3% 3,5g

Tuýp

36 tháng kể từ ngày sản xuất

15 ngày sau lần mở nắp đầu tiên, bảo quản ở nhiệt độ dưới 300C

8

Oflovid

Ofloxacin

15ml/5ml

Lọ

24 tháng kể từ ngày sản xuất

15 ngày sau lần mở nắp đầu tiên, bảo quản ở nhiệt độ dưới 300C

9

Ofloxacin 0,3%

Ofloxacin

15ml/5ml

Lọ

24 tháng kể từ ngày sản xuất

10

Trimexazol

Sulfamethoxazol + trimethoprim

200mg + 40mg/5ml; 60ml

Lọ

24 tháng kể từ ngày sản xuất

10 ngày sau lần mở nắp đầu tiên, bảo quản ở nhiệt độ dưới 30oC

11

Aciclovir 5%

Aciclovir

5% 5g

Tuýp

36 tháng kể từ ngày sản xuất

6 tháng kể từ ngày sử dụng, bảo quản ở nhiệt độ dưới 30oC,tránh ánh sáng

12

Bikozol 

Fluconazol

2%; 5g

Tuýp

24 tháng kể từ ngày sản xuất

6 tháng kể từ ngày sử dụng,bảo quản ở nhiệt độ phòng

13

Micomedil

Miconazol nitrat

2% tuýp 15g

Tuýp

36 tháng kể từ ngày sản xuất

6 tháng kể từ ngày sử dụng,bảo quản ở nhiệt độ phòng

14

Rhomatic gel α

Diclofenac

1% 18,5g

Tuýp

36 tháng kể từ ngày sản xuất

2 tháng kể từ ngày mở nắp, bảo quản ở nhiệt độ dưới 30oC,tránh ánh sáng

15

Lantus Solostar

Insulin glargine

100IU/ml x3ml

Bút  tiêm

36 tháng kể từ ngày sản xuất

4 tuần sau mở nắp, khi đang sử dụng bảo quản  ở nhiệt độ không quá 30oC, tránh nóng và ánh sáng trực tiếp

16

Scilin N

Insulin người tác dụng trung bình, trung gian

40UI/ml x 10ml

Lọ

36 tháng kể từ ngày sản xuất

28 ngày sau lần mở nắp đầu tiên, bảo quản ở nhiệt độ dưới 25oC

17

Scilin R

Insulin người tác dụng nhanh, ngắn

40UI/ml x 10ml

Lọ

36 tháng kể từ ngày sản xuất

18

SCILIN M30 (30/70)

Recombinant human insulin

100IU/ml (30% solube insulin & 70 isophane insulin)

Lọ

36 tháng kể từ ngày sản xuất

19

Mixtard 30 FlexPen

Insulin người trộn, hỗn hợp

100IU/ml x 3ml

Bút tiêm

30 tháng kể từ ngày sản xuất

6 tuần khi đang sử dụng,bảo quản dưới 30oC

20

Scilin M30 (30/70)

Insulin người trộn, hỗn hợp

40UI/ml x 10ml

Lọ

36 tháng kể từ ngày sản xuất

28 ngày sau lần mở nắp đầu tiên, bảo quản ở nhiệt độ dưới 25oC

21

Natri clorid 0,9%

Natri clorid

0,9% x 10ml

Lọ

24 tháng kể từ ngày sản xuất

15 ngày sau lần mở nắp đầu tiên, bảo quản ở nhiệt độ dưới 30oC

22

Refresh Tears

Natri Carboxymethyl cellulose

0,5% x 15ml

Lọ

28 ngày sau lần mở nắp đầu tiên, bảo quản ở nhiệt độ dưới 30oC

23

BENITA

Budesonid

64mcg/liều x 120 liều

Lọ

24 tháng kể từ ngày sản xuất

6 tháng kể từ ngày sử dụng, bảo quản ở nhiệt độ phòng

24

Symbicort Tur Oth 60 Dose 160/4.5

Budesonid + formoterol

160mcg +
 4,5mcg/ liều x 60 liều

Ống

24 tháng kể từ ngày sản xuất

3 tháng kể từ ngày sử dụng, tránh ánh sáng

25

Ventolin Inhaler

Salbutamol (dưới dạng Salbutamol sulfate)

100mcg/liều xịt

Bình xịt

24 tháng kể từ ngày sản xuất

6 tháng kể từ ngày sử dụng, tránh ánh sáng

26

Befabrol

Ambroxol

15mg/5ml x 60ml

Chai

24 tháng kể từ ngày sản xuất

1 tháng kể từ ngày sử dụng, bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng

27

PVP - Iodine

Povidon iodin

10% 100ml

Lọ

36 tháng kể từ ngày sản xuất

6 tháng kể từ ngày sử dụng, bảo quản ở nhiệt độ phòng

28

PVP - Iodine

Povidon iodin

10% 200ml

Lọ

36 tháng kể từ ngày sản xuất

6 tháng kể từ ngày sử dụng, bảo quản ở nhiệt độ phòng

29

Bổ phế chỉ khái lộ

125ml

Lọ

24 tháng kể từ ngày sản xuất

6 tháng kể từ ngày sử dụng, bảo quản ở nhiệt độ phòng

30

Sirô ho Thepharm

Lá thường xuân

70ml

Lọ

36 tháng kể từ ngày sản xuất

6 tháng kể từ ngày sử dụng, bảo quản ở nhiệt độ phòng

31

Op.copan

Lá Thường xuân

90ml

Chai

36 tháng kể từ ngày sản xuất

Thuốc đã mở nắp chỉ dùng trong đợt điều trị

Tổng 31 khoản

Tài liệu tham khảo: 

1. Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất

2. Dược điển Mỹ (The United States Pharmacopeia – USP)

        5. DANH MỤC THUỐC KHÔNG ĐƯỢC NHAI,  BẺ,  NGHIỀN KHI SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM

1.1. Nội dung

Có rất nhiều dạng thuốc viên không nên nhai hoặc nghiền, bẻ nhỏ. Bởi vì việc này sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng thuốc, làm thay đổi dược động học của thuốc (hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc) và có thể dẫn đến mất hoặc giảm hiệu quả điều trị hoặc xảy ra độc tính cho người bệnh.

Có 6 dạng thuốc sau không nên được nhai, nghiền hay bẻ nhỏ.

1. Thuốc có dạng bào chế giải phóng dược chất kéo dài

2. Thuốc bao tan trong ruột

3. Thuốc ngậm dưới lưỡi

4. Thuốc chứa dược chất có nguy cơ gây hại cho người tiếp xúc

5. Thuốc rất đắng, có mùi khó chịu

6. Thuốc viên sủi

        1.2. Danh mục thuốc không được nhai, bẻ, nghiền.

TT

Tên thuốc

Tên hoạt chất

Nồng độ -  Hàm lượng

Đơn vị tính

Lý do

Ghi chú

2. THUỐC GIẢM ĐAU, HẠ SỐT; CHỐNG VIÊM KHÔNG STEROID; THUỐC ĐIỀU TRỊ GÚT VÀ CÁC BỆNH XƯƠNG KHỚP

1

Partamol eff

Paracetamol

500mg

Viên

Viên nén sủi bọt

Hòa tan hoàn toàn viên thuốc với nước trước khi uống

6. THUỐC ĐIỀU TRỊ KÝ SINH TRÙNG, CHỐNG NHIỄM KHUẨN

2

Midatan 500/125

Amoxicilin + Acid clavulanic

500mg + 125mg

Viên

Khuyến cáo của NSX

Uống nguyên viên thuốc

3

Ciprofloxacin 500mg

Ciprofloxacin

500mg

Viên

Viên nén bao phim, thuốc có vị đắng (Khuyến cáo của NSX)

Uống nguyên viên. Nếu bệnh nhân không uống được, khởi đầu điều trị khuyến cáo bằng ciprofloxacin dạng dịch truyền, sau đó có thể tiếp tục với đường uống

4

Agimycob

Metronidazol + neomycin + nystatin

500mg + 65000UI + 100000UI

Viên

Viên đặt âm đạo

Không được uống

5

Valygyno

Nystatin + Neomycin + Polymycin B 

100.000UI + 35.000UI + 35.000UI

Viên

Viên đặt âm đạo

Không được uống

9. THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

6

Xatral XL 10mg

Alfuzosin HCL

10mg

Viên

Viên nén giải phóng kéo dài

Uống nguyên viên. Không nhai, bẻ, nghiền viên thuốc

12. THUỐC TIM MẠCH

7

Trimpol MR

Trimetazidin

35mg

Viên

Viên giải phóng kéo dài

Uống nguyên viên. Không được nhai, bẻ nghiền viên thuốc

8

Vaspycar MR

Trimetazidin

35mg

Viên

Viên giải phóng có kiểm soát

Uống nguyên viên. Không nhai, bẻ, nghiền viên thuốc

9

Mibeplen 5mg

Felodipin

5mg

Viên

viên nén bao phim tác dụng kéo dài

Uống nguyên viên. Không nhai, bẻ, nghiền viên thuốc

10

Felodipine Stella 5 mg retard

Felodipin

5mg

Viên

Viên nén  giải phóng chậm

Uống nguyên viên. Không nhai, bẻ, nghiền viên thuốc

11

Cordaflex

Nifedipin

20mg

Viên

 Viên nén bao film giải phóng chậm

Uống nguyên viên. Không nhai, bẻ, nghiền viên thuốc

12

Nifedipin Hasan 20 Retard

Nifedipin

20mg

Viên

Viên nén  giải phóng chậm

Uống nguyên viên. Không nhai, bẻ, nghiền viên thuốc

13

Aspilets EC

Acetylsalicylic acid

80mg

Viên

Viên nén bao phim tan trong ruột

Uống nguyên viên. Không nhai, bẻ, nghiền viên thuốc

17. THUỐC ĐƯỜNG TIÊU HÓA  

14

Kagasdine

Omeprazol

20mg

Viên

Viên nang bao tan trong ruột

Uống nguyên viên, không nhai, bẻ, nghiền

15

Eso-DR 20

Esomeprazol

20mg

Viên

Viên nang bao tan trong ruột

Uống nguyên viên, không nhai, bẻ, nghiền

16

Esomeprazol 20mg

Esomeprazol

20mg

Viên

Viên nang bao tan trong ruột

Uống nguyên viên, không nhai, bẻ, nghiền

17

Alzole

Omeprazol

40mg

Viên

Viên nang bao tan trong ruột

Uống nguyên viên, không nhai, bẻ, nghiền

18. HOCMON VÀ CÁC THUỐC TÁC ĐỘNG VÀO HỆ THỐNG NỘI TIẾT

18

Utrogestan 100mg Capsule 2x15's

Progesterone (dạng hạt mịn)

100mg

Viên

Viên nang mềm

Uống nguyên viên, không nhai, bẻ, nghiền.Hoặc đặt đường âm đạo                                           

19

PERGLIM M - 1

Glimepirid + metformin

1mg + 500mg

Viên

Viên nén phóng thích chậm

Uống nguyên viên. Không nhai, bẻ, nghiền viên thuốc

20

Perglim M2

Glimepirid + metformin

2mg + 500mg

Viên

Viên nén phóng thích chậm

Uống nguyên viên. Không nhai, bẻ, nghiền viên thuốc

21

Métforilex MR

Metformin

500 mg

Viên

Viên nén tác dụng kéo dài

Uống nguyên viên. Không nhai, bẻ, nghiền viên thuốc

22

Metformin Stella 1000mg

Metformin hydrocloirid

1000mg

Viên

Viên nén phóng thích kéo dài

Uống nguyên viên. Không nhai, bẻ, nghiền viên thuốc

23

Fordia MR

Metformin hydroclorid

500mg

Viên

Viên nén tác dụng kéo dài

Uống nguyên viên. Không nhai, bẻ, nghiền viên thuốc

24

Fordia MR

Metformin hydroclorid

750mg

Viên

Viên nén tác dụng kéo dài

Uống nguyên viên. Không nhai, bẻ, nghiền viên thuốc

25

Gliclada 30mg

Gliclazid

30mg

Viên

Viên giải phóng có kiểm soát

Uống nguyên viên. Không nhai, bẻ, nghiền viên thuốc

26

Gliclada 60mg modified - release tablets

Gliclazid

60mg

Viên

Viên nén tác dụng kéo dài

Uống nguyên viên. Không nhai, bẻ, nghiền viên thuốc

27

Berlthyrox 100

Levothyroxin

100mcg

Viên

Khuyến cáo của NSX

Nên uống nguyên viên thuốc. Có thể bẻ đôi viên theo vạch khía. Trường hợp khó nuốt có thể cho viên thuốc vào cốc nước để viên rã thành hỗn dịch.

28

Thysedow 10mg

Thiamazol

10mg

Viên

Khuyến cáo của NSX

Nên uống nguyên viên thuốc

29

Disthyrox

Levothyroxin (muối natri)

0,1mg

Viên

Khuyến cáo của NSX

Nên uống nguyên viên thuốc

26. DUNG DỊCH ĐIỀU CHỈNH NƯỚC, ĐIỆN GIẢI, CÂN BẰNG ACID-BASE VÀ CÁC DUNG DỊCH TIÊM TRUYỀN KHÁC

30

Kalium Chloratum Biomedica

Kali clorid

500mg

Viên

Khuyến cáo của NSX. Thuốc dễ gây kích ứng đường tiêu hóa

Nên uống nguyên viên thuốc hoặc hòa tan hoàn toàn thuốc trong 1/2 ly nước trước khi uống

31

Pomatat

Magnesi aspartat + kali aspartat

140mg + 158mg

Viên

Khuyến cáo của NSX

Nên uống nguyên viên thuốc

27.KHOÁNG CHẤT VÀ VITAMIN

32

Calci D-Hasan

Calci carbonat + vitamin D3

1250mg + 440UI

Viên

Viên sủi bọt

Hòa tan hoàn toàn viên thuốc với nước trước khi uống

33

Tribcomplex

Vitamin B1 + B6 + B12

100mg + 200mg + 200mcg

Viên

Viên sủi bọt

Hòa tan hoàn toàn viên thuốc với nước trước khi uống

Tài liệu tham khảo:

  1. Dược thư Quốc gia Việt Nam
  2. Tờ HDSD của nhà sản xuất.

6. HƯỚNG DẪN PHA TIÊM/TRUYỀN 1 SỐ LOẠI KHÁNG SINH SỬ DỤNG TẠI TTYT

TT

Tên thuốc

Tên hoạt chất-Nồng độ

Tiêm bắp

Tiêm tĩnh mạch

Truyền tĩnh mạch

Dung môi tương hợp

Chú ý

Cách pha

Tốc độ

Cách pha

Tốc độ

1

Koact 1.2

Amoxicilin + acid clavulanic

1g+0,2g;Bột pha tiêm

x

1,2g/20 ml NCPT.

3-4 phút

600mg/ 50ml NCPT hoặc NaCl 0,9%

30 - 40 phút

NaCl 0,9%

Nên truyền trong vòng 3- 4 giờ sau khi pha loãng ở 250C, bảo quản được ở 5 oC trong 8 giờ

2

Visulin 1g/0,5g

Ampicilin + Sulbactam

1g+0,5g;

Thuốc bột pha tiêm

1,5g/3,2ml NCPT hoặc lidocaine HCl 0,5 hoặc 2%

1,5g/3.2ml NCPT

10-15 phút

Hòa tan: 1,5g/3.2 ml NCPT, pha loãng: trong 50 - 100ml dung môi tương hợp

15 - 30 phút

NaCl 0,9%

Tiêm bắp: ngay trong vòng 1 giờ sau pha, tiêm tĩnh mạch: trong vòng 8 giờ sau pha, pha loãng ngay sau khi hòa tan

3

Vicimadol 2g

Cefamandol;

Thuốc tiêm

2g/6ml NCPT hoặc dd NaCl 0,9%,Lidocain 1%

2g/20ml NCPT hoặc dd NaCl 0,9% hoặc dd Glucose 5%

3-5 phút

Hòa tan 2g/20ml NCPT,pha loãng trong 100ml dung môi tương hợp

Truyền tĩnh mạch liên tục hoặc gián đoạn

NaCl 0,9%;Glu 5%

Ở các nồng độ 2mg hay 20mg/ml, cefamandol ổn định về mặt vật lý trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng hoặc 96 giờ ở 5°C trong dung dịch vô khuẩn [3]

4

Trikapezon 2g;

Medocef 1g

;

Cefoperazone 1g

Cefoperazon;

Thuốc bột pha tiêm

Tiêm bắp sâu

x

x

Truyền tĩnh mạch gián đoạn khoảng 15-30 phút, hoặc liên tục [3]

NaCl 0,9%, Glu 5%, Ringer lactate

Khi nồng độ hòa tan vượt quá 333mg/ml, cần lắc mạnh và lâu. Dung dịch đã pha ổn định trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng và trong 5 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh [3]

5

Ceftazidime Kabi 0,5g;

CEFTAZIDIME GERDA 1G

Ceftazidim 0,5g;1g

Hòa tan mỗi 500mg/ 1,5ml NCPT, nước kìm khuẩn hoặc lidocain 1%

Hòa tan mỗi 500mg/5ml NCPT

3-5 phút

Hòa tan: 1g/10ml NCPT pha loãng: đến 10mg/ml

15-30 phút

Glu 5%, NaCl 0,9%, Ringer lactate

Khi hòa tan, sẽ tạo thành CO2, cần chờ 1 - 2 phút để loại hết CO2 trước khi sử dụng, sử dụng ngay sau khi pha, có thể bảo quản ở 2 - 8 0C trong 24 giờ

6

Ceftriaxone EG 1g/10ml

Ceftriaxon 1g

*Pha mỗi 250mg với 1ml lidocaine *Liều >1g nên được tiêm ở hai vị trí khác nhau [2]

Hòa tan 1g trong 10ml NCPT [2]

2 - 4 phút [2]

Hòa tan: 1g trong 10ml NCPT Pha loãng: 50- 100 ml dung môi tương hợp [2]

15-30 phút [1] ≥ 30 phút [2

Glu 5%, NaCl 0,9%, NaClGlu

Sử dụng ngay sau khi mở hoặc pha loãng, có thể bảo quản ở 2 - 8 0C trong 24 giờ [2]

7

Vitazovilin

Piperacilin + Tazobactam

2g + 0,25g;

Thuốc bột pha tiêm

x

2,5g/10ml, NCPT hoặc NaCl 0,9% [2]

3 - 5 phút [2]

Pha loãng dung dịch hoàn nguyên trong ít nhất 50ml dung môi tương hợp

≥ 30 phút

Glu 5%, NaCl 0,9%, Ringer lactate

Quá trình hòa tan có thể mất đến 10 phút, dung dịch hoàn nguyên nên được bỏ đi sau 24 giờ ở nhiệt độ phòng và sau 48 giờ ở 2 0 -8 0C

8

Viticalat

Ticarcilin + Acid clavulanic

3g + 0,2g;

Thuốc bột pha tiêm

x

x

x

Hòa tan: 13ml NCPT hoặc NaCl 0,9% Pha loãng: đến nồng độ Ticarcillin 10 - 100mg/ml trong dung môi tương hợp

≥30 phút

Glu 5%, NaCl 0,9% [2]

Dung dịch hoàn nguyên ổn định ở nhiệt độ phòng trong 6 giờ và ở 4 0C trong 72 g

9

Amikacin 500

Amikacin

500mg/ 100ml;

Dung dịch tiêm truyền

Không cần pha loãng

30-60 phút

NaCl 0,9%, Gluc 5%

10

Gentamicin Kabi 80mg/2ml

Gentamicin 80mg/2ml

Dùng trực tiếp

Pha loãng theo tỷ lệ 1mg/1ml

Truyền tĩnh mạch không liên tục,thời gian truyền kéo dài từ 30-60 phút

NaCl 0,9%, Gluc 5%

Dùng ngay sau khi pha, có thể bảo quản ở 2-8 0C trong 24 giờ; dung dịch sau pha loãng ổn định trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng (250C)[1]

11

Metronidazol Kabi

500mg/100ml;

Trichopol

500mg/ 100ml

Metronidazol

500mg/ 100ml

Dung dịch tiêm truyền

x

x

x

Không cần pha loãng

≥ 60 phút, hoặc truyền tĩnh mạch liên tục

NaCl 0,9%, Glu 5%, NaClGlu [2]

Không bảo quản lạnh để tránh kết tinh, dùng ngay sau khi mở, nếu không dùng hết phải bỏ đi

12

Ciprofloxacin Kabi

200mg/100ml

Ciprofloxacin

200mg/100ml

Dung dịch tiêm truyền

x

x

x

Pha loãng trong dung môi tương hợp đến 1mg-2mg/ml

≥ 60 phút

Glu 5%, NaCl 0,9%, Ringer's, Hartmann's [2]

Dùng ngay sau khi mở, nếu dùng không hết phải bỏ đi

13

Bivelox I.V 5mg/ml;

Levogolds

750mg/ 150ml

Levofloxacin Dung dịch tiêm truyền

x

x

x

* Dịch truyền pha sẵn

* Pha loãng với dung môi thích hợp đến 5mg/ml

≥ 60 phút cho liều 500mg; ≥ 90 phút cho liều 750mg

NaCl 0,9%, Glu 5%

Dùng ngay sau khi mở, nếu không dùng hết phải bỏ phần còn lại đi; Dung dịch sau pha loãng ở 5mg/ml ổn định trong vòng 72 giờ ở nhiệt độ ≤ 25°C hoặc 14 ngày ở 5 0C [1]

14

Goldoflo

200mg/ 40ml

Ofloxacin

Dung dịch truyền tĩnh mạch

x

x

x

Không cần pha loãng

200mg: 30 phút 400mg: 60 phút

NaCl 0,9%, Glu 5%

Dùng ngay sau khi mở, nếu dùng không hết phải bỏ đi

Chú thích:

 X: đường dùng không khuyến cáo sử dụng

* Dùng trực tiếp

NCPT: Nước cất pha tiêm

 Glu: Glucose

Tài liệu tham khảo: [1] Handbook on injectable drugs; [2] Injectable drugs guide ;[3] Dược thư quốc gia ;[4] Micromedex ; Tờ HD sử dụng của nhà sản xuất; 6. Theo hướng dẫn sử dụng kháng sinh 2015 (Bộ Y tế.

7. Danh mục thuốc giới hạn tỷ lệ, điều kiện thanh toán của BHYT

(Theo quy định tại Thông tư số 30/2018/TT-BYT, Thông tư 01/2020/TT-BYT, )

TT

Tên thuốc,hàm lượng

Tên hoạt chất

Đơn vị tính

Đường dùng

Quy định thanh toán BHYT

1

Katrypsin  4,2mg

Alpha chymotrypsin

viên

Uống

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong điều trị phù nề sau phẫu thuật, chấn thương, bỏng.

2

Human Albumin 20% Behring, low salt

Albumin

Lọ

Tiêm

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong trường hợp: Nồng độ albumin máu ≤ 2,5 g/dl hoặc sốc hoặc hội chứng suy hô hấp tiến triển; thanh toán 70%.

3

Volulyte 6% Bag 20's

Mỗi túi 500ml chứa: Poly (O-2-hydroxyethyl) starch (HES 130/0,4) 30g;

Túi

Tiêm

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán điều trị giảm thể tích tuần hoàn do mất máu cấp khi sử dụng dịch truyền đơn thuần không cải thiện lâm sàng; điều trị điều trị sốt xuất huyết Dengue nặng theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue của Bộ Y tế.

4

- Vaspycar MR;

- Trimpol MR

Trimetazidin

Viên

Uống

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán điều trị triệu chứng ở người bệnh đau thắt ngực ổn định không được kiểm soát đầy đủ hoặc người bệnh không dung nạp với các liệu pháp điều trị khác.

5

- Alzole 40mg;

- Omepramed 40

Omeprazol

Lọ/ viên

Uống, tiêm

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo chỉ định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc kèm theo hồ sơ đăng ký thuốc đã được cấp phép hoặc hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế hoặc chỉ định dự phòng loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa tại dạ dày, tá tràng do stress ở bệnh nhân hồi sức tích cực.

6

- Esphalux
(Esomeprazole);

- Eso-DR 20;

- Esomeprazol 20mg

Esomeprazol

Lọ/ viên

Uống, tiêm

7

Ulceron

Pantoprazol

Lọ

Tiêm

8

- Aminoplasmal B.Braun 5% E;

- Amiparen – 5;

- Morihepamin;

- Mekoamin S 5%

Acid amin

Chai

Tiêm truyền

Hội chẩn

9

Cerebrolysin 10ml

Peptid (Cerebrolysin)

Ống

Tiêm

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 50% trong các trường hợp: - Đột quỵ cấp tính; - Sau chấn thương sọ não; - Sau phẫu thuật chấn thương sọ não;

- Sau phẫu thuật thần kinh sọ não.

Tổng  9 khoản

8. DANH MỤC THUỐC PHẢI HỘI CHẨN THEO QUY ĐỊNH

Căn cứ Thông tư 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

1. Định ngĩa

Thuốc phải hội chẩn là danh mục thuốc cần được hội chẩn theo quy định trước khi sử dụng, trừ trường hợp cấp cứu.

2. Danh mục

STT

Tên hoạt chất

Tên biệt dược

Nồng độ, hàm lượng

Quy cách, dạng bào chế

Đơn vị tính

Đơn giá

Ghi chú

1

Mekoamin S 5%

Acid amin

5% - 250ml

Dung dịch truyền tĩnh mạch

Chai

    44,100

Theo 30/TT-BYT

2

Aminoplasmal B.Braun 5% E

Acid amin

5%, 250ml

Dung dịch truyền tĩnh mạch

Chai

    67,725

Theo 30/TT-BYT

3

Amiparen – 5

Acid amin

5%, 500ml

Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch

Chai

62,950

Theo 30/TT-BYT

5

Human Albumin 20% Behring, low salt

Human albumin

10g/50ml

Chai 50ml, Dung dịch tiêm truyền, Tiêm truyền tĩnh mạch

Chai

  599,000

Quy định BV

5

Morihepamin

Acid amin

7.58%

Dung dịch truyền tĩnh mạch

Túi

  116,632

Theo 30/TT-BYT

Tổng 5 khoản

Tải file tại đây:/files_danhmucPDF


Page 2

Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt MÔI nhất

Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt MÔI nhất

Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt MÔI nhất

Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt MÔI nhất

Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt MÔI nhất
Võ Tiến Dũng
Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt MÔI nhất

 0904667585
 

Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt MÔI nhất
Số người online: 3

Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt MÔI nhất
Thành viên: 5

Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt MÔI nhất
Lượt truy cập: 254344

Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt MÔI nhất
Thành viên mới: TEST XN3


Page 3

Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP

ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011

của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều

của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

___________________

Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008;

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;

Căn cứ Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Download: Thông tư 123/2012/TT-BTC tại đây


Page 4

THÔNG TƯ

Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo

Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính

_______________________________

Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003;

Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Căn cứ Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;

Căn cứ Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;

Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính như sau:

Điều 1. Sửa đổi bổ sung một số quy định tại Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính như sau:

1. Mục 4 phần thứ nhất “Quy định chung” được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Chữ viết, chữ số, đơn vị tính, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

3.1. Chữ viết, chữ số trong kế toán

- Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt.

- Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ,... phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.”

3.2. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán

Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là đơn vị đo lường chính thức của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp có sử dụng đơn vị đo lường khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo lường chính thức của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3.3. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

a) Đơn vị tiền tệ trong kế toán: là Đồng Việt Nam (Ký hiệu quốc gia là “đ”; Ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính.

b) Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư nước ngoài

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư nước ngoài (dưới đây gọi tắt là doanh nghiệp nhỏ và vừa) thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

- Khi lựa chọn ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp Nhỏ và vừa phải đáp ứng được đồng thời các tiêu chuẩn sau:

+ Đơn vị tiền tệ đó phải được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá, dịch vụ và thường là đơn vị tiền tệ được sử dụng trong việc quyết định giá bán hàng;

+ Đơn vị tiền tệ đó phải được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp nhỏ và vừa và thường là đơn vị tiền tệ được sử dụng chủ yếu trong việc tính toán doanh thu, chi phí nhân công, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, hàng hoá và dịch vụ.

- Doanh nghiệp Nhỏ và vừa có công ty mẹ ở nước ngoài thì chỉ được lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán giống với đơn vị tiền tệ trong kế toán của công ty mẹ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Doanh nghiệp Nhỏ và vừa được thành lập với mục đích chủ yếu là sản xuất và gia công sản phẩm cho công ty mẹ, phần lớn nguyên liệu được mua từ công ty mẹ và sản phẩm được xuất khẩu và tiêu thụ bởi công ty mẹ;

+ Tỷ trọng các hoạt động của doanh nghiệp Nhỏ và vừa với công ty mẹ hoặc tỷ trọng các giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp Nhỏ và vừa bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán của công ty mẹ là đáng kể (trên 70%).

c) Quy đổi báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ sang Việt Nam Đồng khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước

- Các doanh nghiệp Nhỏ và vừa có vốn đầu tư nước ngoài thành lập và hoạt động ở Việt Nam sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập Báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ trong kế toán (ngoại tệ) còn phải quy đổi báo cáo tài chính sang Việt Nam Đồng khi nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước.

- Nguyên tắc quy đổi báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ kế toán là ngoại tệ sang Việt Nam Đồng:

Tất cả các khoản mục trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp (cả số liệu báo cáo và số liệu so sánh) đều được quy đổi theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (sau đây viết tắt là tỷ giá bình quân liên ngân hàng) do NHNN Việt Nam công bố tại ngày kết thúc kỳ kế toán. Trường hợp tại ngày kết thúc kỳ kế toán không có tỷ giá bình quân liên ngân hàng thì lấy tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày gần nhất trước ngày kết thúc kỳ kế toán.

d) Kiểm toán báo cáo tài chính trong trường hợp sử dụng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ

Báo cáo tài chính lập theo đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ được kiểm toán theo chế độ quy định hiện hành. Báo cáo tài chính lập theo đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ khi quy đổi ra Việt Nam đồng không bắt buộc phải kiểm toán mà chỉ cần có ý kiến xác nhận của kiểm toán về tỷ giá quy đổi và tính chính xác của việc quy đổi.

đ) Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán

- Khi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thoả mãn các tiêu chuẩn nêu ở điểm a khoản 4.3 mục 4 Phần thứ nhất “Quy định chung” Quyết định 48/2006/QĐ-BTC thì doanh nghiệp Nhỏ và vừa được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới. Doanh nghiệp Nhỏ và vừa phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.

- Tỷ giá áp dụng cho các khoản mục thuộc Bảng Cân đối kế toán khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán:

Các khoản mục thuộc Bảng cân đối kế toán được quy đổi sang đơn vị tiền tệ trong kế toán mới theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.

- Trình bày thông tin so sánh khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán

Trong kỳ kế toán đầu tiên kể từ khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp Nhỏ và vừa phải lập báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán mới và trình bày lại số liệu về thông tin so sánh (cột “Đầu năm” của Bảng Cân đối kế toán và cột “Năm trước” của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ), cụ thể:

+ Cột “Đầu năm” của Bảng Cân đối kế toán được trình bày căn cứ vào Bảng Cân đối kế toán được lập tại thời điểm đầu năm tài chính (thời điểm thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán) bằng cách sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.

+ Cột “Năm trước” của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập tại thời điểm đầu năm bằng cách sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng trung bình năm trước liền kề năm thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.

­e) Thuyết minh báo cáo tài chính

Khi quy đổi báo cáo tài chính (được lập bằng ngoại tệ) sang Việt Nam Đồng hoặc khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp Nhỏ và vừa phải trình bày rõ trên Thuyết minh báo cáo tài chính lý do thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán và những ảnh hưởng (nếu có) đối với báo cáo tài chính do việc quy đổi báo cáo tài chính từ đồng ngoại tệ sang Việt Nam Đồng hoặc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.”

2. Mục 5, 6, 7, 8, 9 phần thứ nhất “Quy định chung” được sửa đổi, bổ sung như sau:

- Sửa đổi số thứ tự các Mục 5, 6, 7, 8, 9 thành Mục “4, 5, 6, 7, 8”.

- Các điểm tương ứng trong Mục 5, 6, 7, 8, 9 cũ được sửa đổi, bổ sung tương ứng trong Mục 4, 5, 6, 7, 8 mới.

3. Mục II phần thứ hai “Hệ thống tài khoản kế toán” được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Bổ sung tài khoản 171 – “Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ”.

b) Bổ sung Tài khoản 3389 - “Bảo hiểm thất nghiệp”.

c) Sửa đổi số hiệu tài khoản 431 - “Quỹ khen thưởng phúc lợi” như sau:

- Đổi số hiệu tài khoản 431- “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” thành tài khoản 353 - “Quỹ khen thưởng, phúc lợi”;

- Đổi số hiệu tài khoản 4311 - “Quỹ khen thưởng” thành tài khoản 3531-“ Quỹ khen thưởng”;

- Đổi số hiệu tài khoản 4312 - “Quỹ phúc lợi” thành tài khoản 3532- “Quỹ phúc lợi”.

d) Bổ sung tài khoản 3533 - “Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ”, là tài khoản cấp 2 của tài khoản 353 - “Quỹ khen thưởng, phúc lợi”.

đ) Bổ sung tài khoản 3534 - “Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty”, là tài khoản cấp 2 của tài khoản 353 - “Quỹ khen thưởng, phúc lợi”.

e) Bổ sung tài khoản 356 - “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ” và bổ sung 2 tài khoản cấp 2 như:

- Tài khoản 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ;

- Tài khoản 3562 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ.

4. Phần thứ hai “Hệ thống tài khoản kế toán” bổ sung Mục III như sau:

“III. Giải thích nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép một số tài khoản kế toán

1. Kế toán chi phí phát hành cổ phiếu

Trường hợp công ty cổ phần phát hành cổ phiếu, kế toán ghi nhận các chi phí trực tiếp liên quan đến việc phát hành cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần

Có các TK 111, 112…

2. Kế toán tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu tại công ty cổ phần

a. Các quy định chung:

- Việc tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu được hướng dẫn bổ sung trong Thông tư này bao gồm các trường hợp phát hành thêm cổ phiếu không thu tiền, như: Phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn thặng dư vốn cổ phần, từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (trả cổ tức bằng cổ phiếu) và từ quỹ khen thưởng, phúc lợi.

- Trong mọi trường hợp phát hành thêm cổ phiếu không thu tiền, công ty cổ phần đều phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật. Khi được đại hội cổ đông thông qua và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận việc phát hành thêm cổ phiếu, công ty cổ phần phải ghi sổ kế toán để điều chỉnh vốn cổ phần theo phương án đã được phê duyệt.

b. Kế toán các nghiệp vụ cụ thể:

- Trường hợp công ty cổ phần được phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn thặng dư vốn cổ phần, kế toán căn cứ vào hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan, ghi:

Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần

Có TK 4111- Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

- Trường hợp công ty cổ phần được phát hành thêm cổ phiếu từ các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu, ghi:

Nợ TK 418- Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu

Có TK 4111- Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (nếu có).

- Trường hợp công ty cổ phần được phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (trả cổ tức bằng cổ phiếu), ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Có TK 4111- Vốn đầu tư của chủ sở hữu;

Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (nếu có).

- Trường hợp công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu thưởng từ quỹ khen thưởng để tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:

Nợ TK 3531 - Quỹ khen thưởng

Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Phần chênh lệch giữa giá bán thấp hơn mệnh giá - nếu có)

Có TK 4111 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Phần chênh lệch giữa giá bán cao hơn mệnh giá - nếu có).

3. Kế toán trường hợp nhà đầu tư được nhận cổ phiếu do công ty cổ phần tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu

Khi nhà đầu tư được nhận thêm cổ phiếu mà không phải trả tiền do công ty cổ phần sử dụng thặng dư vốn cổ phần, các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (chia cổ tức bằng cổ phiếu) thì thực hiện theo quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

4. Kế toán Bảo hiểm thất nghiệp

Kế toán bảo hiểm thất nghiệp sử dụng tài khoản 3389. Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích và đóng Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động ở doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Doanh nghiệp Nhỏ và vừa phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi Bảo hiểm thất nghiệp.

Kết cấu, nội dung phản ánh của tài khoản 3389 - Bảo hiểm thất nghiệp

Bên Nợ: Số Bảo hiểm thất nghiệp đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Bên Có:

- Trích bảo hiểm thất nghiệp vào chi phí sản xuất, kinh doanh;

- Trích bảo hiểm thất nghiệp khấu trừ vào lương của công nhân viên.

Số dư bên Có: Số bảo hiểm thất nghiệp đã trích nhưng chưa nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

- Định kỳ trích bảo hiểm thất nghiệp tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:

Nợ các TK 154, 642…

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3389).

- Tính số tiền bảo hiểm thất nghiệp mà công nhân viên phải nộp được trừ vào lương của công nhân viên, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3389).

- Khi nộp bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3389)

Có các TK 111, 112.

5. Kế toán Quỹ khen thưởng, phúc lợi

a. Kết cấu, nội dung phản ánh và phương pháp hạch toán của tài khoản 3531, 3532 không thay đổi so với tài khoản 431 quy định tại Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

b. Tài khoản 3533- Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp.

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3533 - “Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ”

Bên Nợ:

Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ giảm khi tính hao mòn TSCĐ hoặc do nhượng bán, thanh lý, phát hiện thiếu khi kiểm kê TSCĐ dùng cho hoạt động văn hoá, phúc lợi.

Bên Có:

Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ tăng do đầu tư, mua sắm TSCĐ bằng quỹ phúc lợi hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động văn hoá, phúc lợi.

Số dư Có:

Số quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ hiện có cuối kỳ.

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

- Khi đầu tư, mua sắm TSCĐ hoàn thành bằng quỹ phúc lợi đưa vào sử dụng cho mục đích văn hoá, phúc lợi của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá)

Có các TK 111, 112, 241, 331,...

Đồng thời, ghi:

Nợ TK 3532 - Quỹ phúc lợi

Có TK 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ.

- Cuối niên độ kế toán, tính hao mòn TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phúc lợi, sử dụng cho nhu cầu văn hóa, phúc lợi của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

- Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phúc lợi, dùng vào hoạt động văn hoá, phúc lợi:

+ Ghi giảm TSCĐ nhượng bán, thanh lý:

Nợ TK 3533 – Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

+ Phản ánh các khoản thu, chi nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

* Đối với các khoản chi, ghi:

Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)

Có các TK 111, 112, 334,…

* Đối với các khoản thu, ghi:

Nợ các TK 111, 112, ...

Có TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có).

c. Tài khoản 3534 - “Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty”

Tài khoản này phản ánh số hiện có, tình hình trích lập và chi tiêu Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty.

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3534 - “Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty”

Bên Nợ:

Các khoản chi tiêu quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty.

Bên Có:

Trích lập quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty từ lợi nhuận sau thuế TNDN.

Số dư bên Có:

Số quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty hiện có cuối kỳ.

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

- Trong năm khi tạm trích Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty, ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 3534 - Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty.

- Cuối năm, xác định Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty được trích thêm, ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 3534 - Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty.

- Khi dùng Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty để chi thưởng cho cá nhân, tập thể trong doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 3534 - Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty

Có các TK 111, 112.

6. Kế toán Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Kế toán Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sử dụng tài khoản 356. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp Nhỏ và vừa chỉ được sử dụng cho nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

Hạch toán tài khoản này phải theo một số nguyên tắc sau

- Việc trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ được hạch toán vào chi phí quản lý kinh doanh để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Hàng năm, doanh nghiệp tự xác định mức trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 356 - “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ”

Bên Nợ:

- Các khoản chi tiêu từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

- Giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định (TSCĐ) khi tính hao mòn TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ khi nhượng bán, thanh lý, chi phí thanh lý TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

- Giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ khi TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chuyển sang phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh.

Bên Có:

- Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tính vào chi phí quản lý kinh doanh.

- Số thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã dùng cho nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ.

Số dư bên Có: Số quỹ phát triển khoa học và công nghệ hiện còn của doanh nghiệptại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

Tài khoản 356 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, có 2 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ: Phản ánh số hiện có và tình hình trích lập, chi tiêu quỹ phát triển khoa học và công nghệ;

Tài khoản 3562 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ: Phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ (Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ).

Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

- Trong năm khi trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo chế độ quy định, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh (6422)

Có TK 356 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

- Khi chi tiêu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 356 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331…

- Khi đầu tư, mua sắm tài sản cố định hoàn thành bằng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định (Nguyên giá)

Nợ TK 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331…

Đồng thời, ghi:

Nợ TK 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Có TK 3562 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ.

- Cuối kỳ kế toán, tính hao mòn tài sản cố định đầu tư, mua sắm bằng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ghi:

Nợ TK 3562 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

- Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã dùng cho nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ:

+ Ghi giảm TSCĐ thanh lý, nhượng bán:

Nợ TK 3562 - Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có TK 211 - Tài sản cố định.

+ Ghi nhận số tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ các TK 111, 112, 131

Có TK 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

+ Ghi nhận chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ TK 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331.

- Khi kết thúc quá trình nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, chuyển TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sang phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi:

Nợ TK 3562 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ

(Phần giá trị còn lại của TSCĐ hình thành từ quỹ chưa khấu hao hết)

Có TK 711 - Thu nhập khác.

Kể từ thời điểm TSCĐ chuyển sang phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, hao mòn của TSCĐ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

7. Kế toán Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ

Kế toán Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ sử dụng tài khoản 171. Tài khoản này dùng để phản ánh các giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ phát sinh trong kỳ.

Kết cấu, nội dung và phương pháp hạch toán Tài khoản 171 “Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ” được thực hiện theo Thông tư số 206/2009/TT-BTC ngày 27/10/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn kế toán giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ.

8. Kế toán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ

Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ là sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng của cơ sở kinh doanh, không bao gồm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh của cơ sở. Việc xác định số thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT phải nộp và kê khai thuế GTGT, thuế TNDN thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

- Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ tiêu dùng nội bộ để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ:

+ Khi xuất dùng sản phẩm, hàng hoá sử dụng nội bộ, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có các TK 155, 156.

+ Ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá, ghi:

Nợ các TK 154, 642 (chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết doanh thu bán hàng nội bộ).

Đồng thời, kế toán kê khai thuế GTGT cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, ghi:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

- Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ tiêu dùng nội bộ để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi xuất dùng sản phẩm, hàng hoá sử dụng nội bộ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá, ghi:

+ Khi xuất dùng sản phẩm, hàng hoá sử dụng nội bộ, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có các TK 155, 156.

+ Ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá, ghi:

Nợ các TK 154, 642… (Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá cộng (+) thuế GTGT đầu ra)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá) (Chi tiết doanh thu bán hàng nội bộ)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

9. Kế toán đánh giá lại tài sản khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp

Trường hợp doanh nghiệp Nhỏ và vừa được phép tiến hành xác định lại giá trị doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp (trừ trường hợp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần) theo quy định của pháp luật, kế toán ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tài sản là thu nhập khác hoặc chi phí khác, ghi:

- Đối với phần giá trị tài sản được đánh giá tăng, ghi:

Nợ các tài khoản liên quan

Có TK 711 – Thu nhập khác.

- Đối với phần giá trị tài sản được đánh giá giảm, ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Có các tài khoản liên quan.”

5. Một số quy định tại Phần thứ ba - “Hệ thống báo cáo tài chính” được sửa đổi, bổ sung như sau:

5.1. Điểm (2) khoản 4 Mục I Phần thứ ba “Hệ thống báo cáo tài chính” bổ sung nội dung sau:

Các doanh nghiệp Nhỏ và vừa (kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao thì ngoài việc nộp Báo cáo tài chính năm cho các cơ quan theo quy định (Cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thống kê) còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.”

5.2. Mục I phần thứ ba “Hệ thống báo cáo tài chính” bổ sung nội dung sau:

“5. Trình bày báo cáo tài chính khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp

- Đối với Bảng Cân đối kế toán: Toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu kế thừa của doanh nghiệp cũ trước khi chuyển đổi được ghi nhận là số phát sinh của doanh nghiệp mới và được trình bày trong cột “Cuối năm”. Cột “Đầu năm” không có số liệu.

- Đối với Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh: Chỉ trình bày số liệu kể từ thời điểm chuyển đổi đến cuối kỳ báo cáo đầu tiên trong cột “Năm nay”. Cột “Năm trước” không có số liệu.

- Đối với Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ: Chỉ trình bày số liệu kể từ thời điểm chuyển đổi đến cuối kỳ báo cáo đầu tiên trong cột “Năm nay”. Cột “Năm trước” không có số liệu.”

5.3. Sửa đổi, bổ sung một số chỉ tiêu trên Bảng Cân đối kế toán (Mẫu số B01-DNN)

- Đổi mã số chỉ tiêu “Nợ dài hạn” - Mã số 320 trên Bảng cân đối kế toán thành mã số 330 trên Bảng cân đối kế toán.

- Đổi mã số chỉ tiêu “Vay và nợ dài hạn” - Mã số 321 trên Bảng cân đối kế toán thành mã số 331 trên Bảng cân đối kế toán.

- Đổi mã số chỉ tiêu “Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm” - Mã số 322 trên Bảng cân đối kế toán thành mã số 332 trên Bảng cân đối kế toán.

- Đổi mã số chỉ tiêu “Phải trả, phải nộp dài hạn khác” - Mã số 328 trên Bảng cân đối kế toán thành mã số 338 trên Bảng cân đối kế toán.

- Đổi mã số chỉ tiêu “Dự phòng phải trả dài hạn” - Mã số 329 trên Bảng cân đối kế toán thành mã số 339 trên Bảng cân đối kế toán.

- Đổi mã số chỉ tiêu “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” - Mã số 430 trên Bảng Cân đối kế toán thành Mã số 323 trên Bảng Cân đối kế toán. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” là số dư Có của tài khoản 353 - “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký Sổ Cái.

- Sửa đổi chỉ tiêu “Người mua trả tiền trước” - Mã số 313 trên Bảng Cân đối kế toán. Chỉ tiêu người mua trả tiền trước phản ánh tổng số tiền người mua ứng trước để mua tài sản, hàng hoá, bất động sản đầu tư, dịch vụ tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu này không phản ánh các khoản doanh thu chưa thực hiện (gồm cả doanh thu nhận trước). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Người mua trả tiền trước” là số dư Có chi tiết của tài khoản 131 – “Phải thu của khách hàng” mở cho từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131.

- Bổ sung chỉ tiêu “Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ” - Mã số 157 trên Bảng cân đối kế toán. Chỉ tiêu này phản ánh giá trị trái phiếu Chính phủ của bên mua khi chưa kết thúc thời hạn hợp đồng mua bán lại tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ” là số dư nợ của Tài khoản 171 - Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ trên sổ kế toán chi tiết TK 171.

- Bổ sung chỉ tiêu “Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ” - Mã số 327 trên Bảng cân đối kế toán. Chỉ tiêu này phản ánh giá trị trái phiếu Chính phủ của bên bán khi chưa kết thúc thời hạn hợp đồng mua bán lại tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ” là số dư có của Tài khoản 171 - Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ trên sổ kế toán chi tiết TK 171.

- Bổ sung chỉ tiêu “Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn” - Mã số 328 trên Bảng Cân đối kế toán. Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn” là số dư Có của tài khoản 3387 - “Doanh thu chưa thực hiện” trên sổ kế toán chi tiết TK 3387 (Số doanh thu chưa thực hiện có thời hạn chuyển thành doanh thu thực hiện trong vòng 12 tháng tới).

- Đổi mã số chỉ tiêu “Dự phòng phải trả ngắn hạn” - Mã số 319 trên Bảng Cân đối kế toán thành mã số 329.

- Bổ sung chỉ tiêu “Doanh thu chưa thực hiện dài hạn” - Mã số 334 trên Bảng Cân đối kế toán. Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh thu chưa thực hiện dài hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Doanh thu chưa thực hiện dài hạn” là số dư Có của tài khoản 3387 - “Doanh thu chưa thực hiện” trên sổ kế toán chi tiết TK 3387 (Số doanh thu chưa thực hiện có thời hạn chuyển thành doanh thu thực hiện trên 12 tháng hoặc bằng tổng số dư có TK 3387 - “Doanh thu chưa thực hiện” trừ (-) số doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn phản ánh ở chỉ tiêu 328).

- Bổ sung chỉ tiêu “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ” - Mã số 336 trên Bảng Cân đối kế toán. Chỉ tiêu này phản ánh Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ” là số dư Có của tài khoản 356 - “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ” trên Sổ kế toán tài khoản 356.

5.4. Sửa đổi, bổ sung một số chỉ tiêu trên Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DNN)

- Tiền thu bán trái phiếu Chính phủ theo hợp đồng mua, bán lại (Repo) được phản ánh vào chỉ tiêu “Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được” (Mã số 33);

- Tiền thanh toán mua/mua lại trái phiếu Chính phủ theo hợp đồng mua, bán lại (Repo) được phản ánh vào chỉ tiêu “Tiền chi trả nợ gốc vay” (Mã số 34).

5.5. Điểm (1) và (2) khoản 5 Mục III - Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN) được sửa đổi, bổ sung như sau:

(1) Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:

Cuối năm

Đầu năm

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

- Cổ phiếu đầu tư ngắn hạn (chi tiết cho từng loại cổ phiếu)

-

-

-

-

- Trái phiếu đầu tư ngắn hạn (chi tiết cho từng loại trái phiếu)

-

-

-

-

- Đầu tư ngắn hạn khác

-

-

- Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

-

-

(2) Các khoản đầu tư tài chính dài hạn:

- Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh (Chi tiết cho từng công ty liên kết, cơ sở liên doanh)

-

-

-

-

- Đầu tư dài hạn khác

- Đầu tư cổ phiếu

-

-

-

-

- Đầu tư trái phiếu

-

-

-

-

- Đầu tư tín phiếu, kỳ phiếu

-

-

- Cho vay dài hạn

-

-”

6. Mục I Phần thứ năm “Chế độ sổ kế toán” bổ sung nội dung sau:

“10. Chuyển đổi số dư trên sổ kế toán khi chuyển đổi hình thức sở hữu:

- Khi chuyển đổi hình thức sở hữu, doanh nghiệp Nhỏ và vừa phải tiến hành khoá sổ kế toán theo quy định của pháp luật. Trong kỳ kế toán đầu tiên sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp phải ghi sổ kế toán theo nguyên tắc sau:

- Đối với sổ kế toán phản ánh tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu: Toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trên sổ kế toán của doanh nghiệp cũ được ghi nhận là số phát sinh trên sổ kế toán của doanh nghiệp mới. Dòng số dư đầu kỳ trên sổ kế toán của doanh nghiệp mới không có số liệu.”

Điều 2: Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2012. Những phần kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa khác không được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này thì thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Những nội dung quy định tại Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC trái với quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

2.Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các ngành có liên quan giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các đơn vị trên địa bàn quản lý.

3. Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán, Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục tài chính doanh nghiệp và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện Thông tư này./.


Page 5

Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP

ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011

của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều

của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

___________________

Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008;

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;

Căn cứ Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Download: Thông tư 123/2012/TT-BTC tại đây


Page 6

Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt MÔI nhất

Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt MÔI nhất

Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt MÔI nhất

Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt MÔI nhất

Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt MÔI nhất
Võ Tiến Dũng
Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt MÔI nhất

 0904667585
 

Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt MÔI nhất
Số người online: 3

Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt MÔI nhất
Thành viên: 5

Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt MÔI nhất
Lượt truy cập: 254344

Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt MÔI nhất
Thành viên mới: TEST XN3


Page 7

Thông tư 113/2011/TT-BTC sửa đổi một số quy định hiện hành về thuế TNCN

BỘ TÀI CHÍNH

___________

Số: 113/2011/TT-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________

Hà Nội, ngày 04 tháng 8 năm 2011

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009,

Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 và

Thông tư số 12/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011

___________________

Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009, Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 và Thông tư số 12/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 như sau:

Điều 1. Sửa đổi Điều 5 Thông tư 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính như sau:

Các tổ chức, cá nhân chi trả tiền hoa hồng đại lý bán hàng hoá; tiền lương, tiền công, tiền dịch vụ khác, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ có tổng mức trả thu nhập từ 1.000.000 đồng/lần trở lên thì thực hiện khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập cho cá nhân theo hướng dẫn sau:

- Áp dụng mức khấu trừ theo tỷ lệ 10% trên thu nhập trả cho các cá nhân có mã số thuế và 20% đối với cá nhân không có mã số thuế, trừ các trường hợp Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn mức tạm khấu trừ riêng (như tiền hoa hồng đại lý bảo hiểm, tiền hoa hồng đại lý xổ số).

Tổ chức ký hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ với các cá nhân, tổ chức ký hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ có trách nhiệm thông báo cho các cá nhân về tỷ lệ khấu trừ nêu trên để cá nhân làm thủ tục xin cấp mã số thuế.

Cơ quan thuế thực hiện cấp ngay mã số thuế trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ xin cấp mã số thuế.

- Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế (kể cả đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số) theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế (ví dụ cá nhân có thu nhập không đến 48 triệu đồng/năm nếu độc thân hoặc dưới 67,2 triệu  đồng/năm nếu có 01 người phụ thuộc được giảm trừ đủ 12 tháng hoặc dưới 86,4 triệu đồng/năm nếu có 02 người phụ thuộc được giảm trừ đủ 12 tháng,...) thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo Mẫu số 23/BCK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN. Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm, tổ chức chi trả thu nhập vẫn phải cung cấp danh sách và thu nhập của những người chưa đến mức khấu trừ thuế cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân thuê lao động theo hợp đồng thời vụ từ trên 03 tháng đến dưới 12 tháng thì không áp dụng khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên  mà thực hiện tạm khấu trừ thuế theo Biểu luỹ tiến từng phần tính trên thu nhập tháng.

Điều 2. Sửa đổi Điều 5 Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 của Bộ Tài chính như sau:

“3.5.3. Việc xác định thuế Thu nhập cá nhân đối với cá nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà, căn hộ đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, căn hộ được thực hiện như sau:

a. Giá chuyển nhượng là giá thực tế ghi trên hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá chuyển nhượng hoặc ghi giá chuyển nhượng thấp hơn bảng giá đất, giá tính lệ phí trước bạ nhà do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) ban hành tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng được xác định theo bảng giá đất, giá tính lệ phí trước bạ do UBND cấp tỉnh quy định.

b. Giá vốn bao gồm giá mua và các chi phí liên quan (các chi phí liên quan đến cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; chi phí cải tạo đất, nhà; chi phí xây dựng; các chi phí liên quan khác) mà người nộp thuế kê khai phải có hoá đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh.

c. Thuế suất là 25% trên thu nhập chuyển nhượng (Giá chuyển nhượng – Giá vốn).

Trường hợp giá vốn (giá mua và các chi phí liên quan) không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp đầy đủ để chứng minh thì áp dụng thuế suất 2% theo giá chuyển nhượng thực tế ghi trên hợp đồng chuyển nhượng; trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá chuyển nhượng hoặc ghi giá chuyển nhượng thấp hơn bảng giá đất, giá tính lệ phí trước bạ nhà do UBND cấp tỉnh quy định thì giá tính thuế lấy theo bảng giá đất, giá tính lệ phí trước bạ nhà do UBND cấp tỉnh quy định.”

Điều 3. Sửa đổi Điều 2 Thông tư số 12/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 của Bộ Tài Chính như sau:

1. Đối với hợp đồng mua bán nền nhà, hợp đồng góp vốn để có quyền mua nền nhà, nhà, căn hộ ký trước thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, nay được chủ đầu tư đồng ý cho cá nhân chuyển nhượng thì kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân 25% trên thu nhập.

Trường hợp giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc ghi trên Tờ khai thuế TNCN thấp hơn giá đất, giá tính lệ phí trước bạ do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng hoặc không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh giá vốn thì cơ quan thuế ấn định giá chuyển nhượng và tính thuế 2% trên giá chuyển nhượng ấn định. Việc ấn định giá chuyển nhượng căn cứ vào bảng giá đất, giá tính lệ phí trước bạ nhà do UBND cấp tỉnh quy định.

2. Đối với chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai cá nhân kê khai và nộp thuế theo thuế suất 25% trên thu nhập. Trường hợp giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng, trên tờ khai thuế thấp hơn giá đất, giá tính lệ phí trước bạ do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng; đồng thời không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh giá chuyển nhượng, giá vốn thì cơ quan thuế tính thuế 2% trên giá đất, giá tính lệ phí trước bạ nhà do UBND cấp tỉnh quy định.

Điều 4. Tổ chức thực hiện:

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/9/2011. Bãi bỏ các hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân trái với hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để được giải quyết kịp thời./.

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước, Quốc hội;

- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng TW;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;

- HĐND, UBND, Sở TC, Cục thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Công báo;

- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- Website Chính phủ;

- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;

- Website Bộ Tài chính;

- Lưu: VT, TCT (VT, TNCN). 450

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Download: Thông tư 113/2011/TT-BTC tại đây