Đất đối ứng là gì

Vốn đối ứng là gì? Câu trả lời nằm trong Nghị định 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 132/2018/NĐ-CP. Hãy cùng tìm hiểu về loại vốn này rõ hơn trong bài viết dưới đây:

Đất đối ứng là gì
Quy định về vốn đối ứng

Khái niệm vốn đối ứng

Theo quy định tại khoản 26 Điều 3 Nghị định 16/2016/NĐ-CP thì Vốn đối ứng là khoản vốn đóng góp của phía Việt Nam (bằng hiện vật hoặc tiền) trong chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nhằm chuẩn bị và thực hiện chương trình, dự án, được bố trí từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, chủ dự án tự bố trí, vốn đóng góp của đối tượng thụ hưởng và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Nguyên tắc sử dụng vốn đối ứng

Theo quy định tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định 132/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2016/NĐ-CP thì nguyên tắc sử dụng vốn đối ứng như sau:

Vốn đối ứng được ưu tiên bố trí cho chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc diện được ngân sách nhà nước cấp phát toàn bộ từ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 5 năm và kế hoạch vốn đầu tư công hằng năm theo đúng tiến độ quy định trong điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án và thực tế giải ngân các nguồn vốn này trong quá trình thực hiện.

Chuẩn bị vốn đối ứng như thế nào?

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 16/2016/NĐ-CP thì Vốn đối ứng phải được đảm bảo đầy đủ để chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án (bao gồm cả các hoạt động thực hiện trước, nếu có).

Nguồn, mức vốn và cơ chế vốn đối ứng phải phù hợp với nội dung chi tiêu của chương trình, dự án đã được thống nhất giữa cơ quan chủ quản và nhà tài trợ nước ngoài và được thể hiện trong văn kiện chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư.

Nguồn của vốn đối ứng

Nguồn của vốn đối ứng bao gồm:

  • Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác của nhà nước;
  • Vốn của chủ dự án (đối với trường hợp cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi);
  • Vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Các khoản chi sử dụng vốn đối ứng?

Đất đối ứng là gì
Các khoản chi sử dụng nguồn vốn đối ứng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Nghị định 16/2016/NĐ-CP, vốn đối ứng được sử dụng cho các khoản chi phí sau:

  • Chi phí hoạt động cho Ban quản lý dự án (lương, thưởng, phụ cấp, văn phòng, phương tiện làm việc, chi phí hành chính);
  • Chi phí thẩm định thiết kế, duyệt tổng dự toán, hoàn tất các thủ tục đầu tư, xây dựng và thủ tục hành chính cần thiết khác;
  • Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu;
  • Chi phí cho hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý và thực hiện chương trình, dự án;
  • Chi phí tiếp nhận và phổ biến công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng quốc tế;
  • Chi phí tuyên truyền, quảng cáo chương trình, dự án và các hoạt động cộng đồng;
  • Chi trả các loại thuế, phí hải quan, phí bảo hiểm theo quy định hiện hành;
  • Tiền trả lãi, tiền đặt cọc, phí cam kết và các loại phí liên quan khác phải trả cho phía nước ngoài;
  • Chi phí tiếp nhận thiết bị và vận chuyển nội địa (nếu có);
  • Chi phí kiểm toán, quyết toán, thẩm tra quyết toán hoàn thành;
  • Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư;
  • Chi phí thực hiện một số hoạt động cơ bản của chương trình, dự án (khảo sát, thiết kế kỹ thuật, thi công; xây dựng một số hạng mục công trình, mua sắm một số trang thiết bị);
  • Chi phí cho hoạt động giám sát và đánh giá; giám sát và kiểm định chất lượng, nghiệm thu, bàn giao, quyết toán chương trình, dự án;
  • Chi phí dự phòng và các chi phí hợp lý khác.

Trong trường hợp vốn đối ứng đã được cấp phát từ ngân sách trung ương hàng năm cho chương trình, dự án không sử dụng hết, cơ quan chủ quản có thể điều chuyển cho chương trình, dự án khác có nhu cầu sau khi được cơ quan có thẩm quyền giao vốn quyết định theo quy định hiện hành.

>>>Xem thêm: Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn để trả lời cho câu hỏi Vốn đối ứng là gì?. Trong trường hợp quý khách còn có vấn đề nào chưa rõ, còn thắc mắc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại liên hệ với Luật sư Phan Mạnh Thăng qua Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: .

Scores: 4.6 (17 votes)