Đấu giá đất hà nội 2023

Trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất, thành phố yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở chuyên ngành; ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội thực hiện quản lý, kiểm soát chặt chẽ từ khâu thiết lập hồ sơ dự án đấu giá quyền sử dụng đất; công tác thẩm định và phê duyệt quy hoạch; công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để chuẩn bị quỹ đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất; tập trung rà soát, kiểm tra, đánh giá hoạt động của các tổ chức tư vấn đấu giá quyền sử dụng đất; lựa chọn tổ chức tư vấn đấu giá có uy tín, trách nhiệm và tuân thủ quy định của pháp luật.

Các đơn vị công bố công khai thông tin về các dự án đấu giá quyền sử dụng đất và kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất hằng năm được phê duyệt bảo đảm minh bạch thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho người có nhu cầu sử dụng đất tiếp cận đất đai. Thực hiện nghiêm túc, đúng, đầy đủ trình tự, thủ tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định. Rà soát, kiểm tra, đánh giá, đề xuất kiến nghị xử lý theo quy định đối với trường hợp người trúng đấu giá quyền sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính đúng, đủ theo phương án được phê duyệt hoặc chậm đưa đất vào sử dụng.

(HNM) - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, trong giai đoạn 2021-2023, diện tích đất đấu giá trên địa bàn thành phố Hà Nội dự kiến là 1.084,82ha, thu ngân sách từ đấu giá quyền sử dụng đất đạt hơn 104.000 tỷ đồng.

Trong đó, năm 2021, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tại 446 dự án với tổng diện tích đất đấu giá 177,29ha, số tiền dự kiến thu đạt hơn 23.000 tỷ đồng. Năm 2022 là 507 dự án với tổng diện tích đất 422ha sẽ được đưa ra đấu giá, tổng số tiền trúng đấu giá dự kiến 38.123 tỷ đồng. Năm 2023, dự kiến đấu giá 485,46ha, số tiền trúng đấu giá khoảng 42.206 tỷ đồng.

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã cần tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả việc đấu giá quyền sử dụng đất; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật (nếu có) các dự án, bảo đảm điều kiện sớm đưa ra đấu giá; đồng thời, rà soát quỹ đất phù hợp quy hoạch để tổ chức đấu giá...

Đấu giá đất hà nội 2023
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Giai đoạn 2022-2023, Hà Nội đặt mục tiêu đấu giá 1.084,82 ha đất; dự kiến số tiền trúng đấu giá khoảng 104.000 tỷ đồng; trong đó, riêng năm 2022, sẽ đấu giá 507 dự án với tổng diện tích đất 422,07 ha.

Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm nay, thành phố mới thu được khoảng 3.106 tỷ đồng từ đấu giá đất, đạt 24,94% kế hoạch.

Cùng với đó, kế hoạch thu tiền sử dụng đất của thành phố cũng chỉ đạt 29,22% (tương ứng 5.845 tỷ đồng), thu tiền thuê đất đạt 20,49% (tương ứng 1.127 tỷ đồng).

Các ngành chức năng tiếp tục xác định nghĩa vụ tài chính theo quyết định giao đất, cho thuê đất đối với 42 dự án, dự kiến thu 9.434,3 tỷ đồng.

Hiện thành phố đang tập trung triển khai dự án xây dựng tổng thể hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; đã thực hiện xong hạng mục đo đạc trên 27/27 địa bàn và hoàn thành đo đạc bản đồ ngoại nghiệp, tổ chức nghiệm thu 477/489 xã, phường, thị trấn.

[Hà Nội siết chặt quy định đấu giá đất: Tránh tạo ra thị trường ảo]

Theo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, đến nay, giao đất dịch vụ cho các hộ dân bị thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô đã đạt 81,16% (tương ứng với 397,7ha), cụ thể 40.535 hộ/49.945 hộ đủ điều kiện đã được nhận bàn giao đất dịch vụ; 9.410 hộ còn lại (tương ứng với 142,7ha) chưa được giao đất dịch vụ.

Thành phố đang đôn đốc các quận, huyện, thị xã khẩn trương tổ chức thực hiện giao đất dịch vụ cho các hộ đủ điều kiện, hoàn thành trong năm 2022.

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2022, Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở cùng với việc kê khai, đăng ký đất đai lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân trong khu dân cư đạt 99,6%; cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà tại dự án phát triển nhà ở đạt 71,8%; cấp cho người mua nhà tái định cư đạt 93,02%; cấp cho hộ gia đình, cá nhân sau dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp đạt 99,21%.

Ngoài ra, Hà Nội cấp giấy chứng nhận và đăng ký kê khai đất đai lần đầu cho các tổ chức được 21.969 thửa đất; cho các cơ sở tôn giáo đạt 67,80%; cho các cơ sở tín ngưỡng đạt 45,10%./.

Đấu giá đất hà nội 2023
Một khu đất đã được phân lô để bán. (Ảnh minh họa: Mạnh Khánh/TTXVN)

Công tác đấu giá quyền sử dụng đất luôn được lãnh đạo huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, quan tâm chỉ đạo nhằm góp phần khai thác hiệu quả quỹ đất, tạo nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị và thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới; đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.

Chỉ tính riêng tháng 8/2022, Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Mê Linh đã phối hợp với Công ty đấu giá Hợp Danh đấu giá Việt Nam tổ chức đấu giá thành công 50 thửa đất, dự kiến số tiền thu từ trúng giá gần 280 tỷ đồng; trong đó, 32 thửa đất (diện tích từ 71,58m2 đến 152,97m2) tại điểm X2, thôn Yên Vinh, xã Thanh Lâm có giá trúng cao nhất 55,1 triệu đồng/m2, thấp nhất 32,3 triệu đồng/m2, giá khởi điểm từ 27,1 triệu đồng đến 39,27 triệu đồng/m2; 18 thửa đất thuộc khu đất nhỏ lẻ, xen kẹt tại Tổ dân phố số 2, thị trấn Chi Đông có tổng diện tích hơn 2.500m2 (mỗi thửa có diện tích từ 101,60m2 đến 204,50m2).

Đáng chú ý, với các mức giá khởi điểm (35.900.000 đồng/m2, 40.800.000 đồng/m2 và 44.880.000 đồng/m2), giá trúng cao nhất tại khu đất nhỏ lẻ, xen kẹt này lên tới 74,2 triệu đồng/m2, tương đương gần 14 tỷ đồng/lô (chênh khoảng 6 tỷ đồng so với giá khởi điểm).

Theo đánh giá của người dân, các thửa đất đấu giá này có lợi thế giáp đường bêtông, giáp Trường Trung học Phổ thông Quang Minh, Trường Mầm non Chi Đông và giáp đường quy hoạch.

Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh Đinh Ngọc Thức cho biết 8 tháng năm 2022, huyện Mê Linh tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tại 18 dự án với tổng diện tích hơn 32,3ha, tương ứng khoảng 800 thửa đất, ước tính thu về cho ngân sách gần 780 tỷ đồng (tăng gấp 2,8 lần chỉ tiêu cả năm 2022 Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội giao và đạt 100% kế hoạch Hội đồng Nhân dân huyện giao).

Kết quả này thể hiện sự nỗ lực quyết tâm rất cao của Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện, đặc biệt là Trung tâm Phát triển quỹ đất trong điều kiện có nhiều khó khăn, vướng mắc chung về quy trình, thủ tục đấu giá cũng như sự đồng thuận của người dân bị thu hồi đất; quy định chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án trên 2ha phải dành đất xây dựng nhà ở xã hội.

Đặc biệt, việc xác định giá khởi điểm còn chậm, gặp khó khăn về phương pháp xác định giá đất cụ thể. Các công ty tư vấn thẩm định giá có tâm lý e ngại tham gia xác định giá đất vì sợ rủi ro liên quan đến pháp luật, dẫn đến chậm thẩm định phê duyệt giá khởi điểm…

[Hà Nội sắp tổ chức đấu giá nhiều khu đất ở 2 huyện Mê Linh và Đông Anh]

Từ nay đến cuối năm, huyện Mê Linh đặt mục tiêu tiếp tục hoàn thành giải phóng mặt bằng và tổ chức đấu giá đối với 2,36ha, liên quan đến 139 hộ dân tại các xã Kim Hoa, Liên Mạc, Tam Đồng, Tiền Phong và thị trấn Quang Minh. Đồng thời, phấn đấu tổ chức đấu giá thành công 6 dự án với diện tích 3ha, thu về số tiền trúng đấu giá khoảng 565 tỷ đồng.

Để chuẩn bị quỹ đất đấu giá năm 2023, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh đang đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng 7 dự án mới với tổng diện tích 16,6ha trên địa bàn các xã: Tiến Thắng, Hoàng Kim, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Chu Phan và Tam Đồng. Với tổng mức đầu tư 305 tỷ đồng, ước tính khi hoàn thành sẽ thu nộp ngân sách hơn 600 tỷ đồng.

Ngoài ra, Trung tâm Phát triển quỹ đất cũng tham mưu Ủy ban Nhân dân huyện thực hiện quy trình về đầu tư tại các dự án thuộc kế hoạch đấu giá giai đoạn 2023-2025 tại 22 dự án có quy mô 37ha (diện tích đấu giá khoảng 16ha), kinh phí đầu tư khoảng 617 tỷ đồng. Hiện, 12 dự án giải phóng mặt bằng thuận lợi, dự kiến số tiền trúng đấu giá khoảng 729 tỷ đồng.

Để hoàn thành chỉ tiêu này, Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện Mê Linh tiếp tục chỉ đạo Ủy ban Nhân dân các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa của việc đấu giá quyền sử dụng đất; phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, hội viên trong chấp hành quyết định thu hồi đất.

Cùng đó, phân công đảng viên, hội viên, đoàn viên, cán bộ chuyên môn phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện xác định nguồn gốc đất, giải quyết kiến nghị, thắc mắc của nhân dân; vận động đối với số hộ không không chấp hành quyết định thu hồi đất.

Thường trực Huyện ủy Mê Linh phân công đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy phụ trách xã, thị trấn tham gia họp, đối thoại với người dân để tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ chủ trương chung, nhận tiền bồi thường.

Bên cạnh đó, tiếp tục quan tâm, chỉ đạo sát sao việc đảm bảo an ninh trật tự các bước cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân các xã, thị trấn đưa nhiệm vụ phối hợp giải phóng mặt bằng dự án đấu giá là nhiệm vụ trọng tâm để triển khai, quán triệt trong Đảng ủy và tại hội nghị Chi bộ./.