Dấu hiệu bà mẹ không thương con

Bố mẹ thường yêu thương con cái một cách vô điều kiện nhưng đôi lúc họ thắc mắc không biết chúng cảm nhận như thế nào về bố mẹ mình. Trên thực tế, không cần trẻ nói thẳng ra “con yêu bố mẹ” thì mới biết được chúng yêu thương mình. Nếu nhận thấy con mình có những dấu hiệu sau, xin chúc mừng bạn đang có một đứa con ngoan ngoãn, biết yêu thương bố mẹ.

Chủ động dỗ dành bố mẹ

Khi thấy bố mẹ buồn, trẻ chủ động tới dỗ dành, chứng tỏ chúng quan tâm tới cảm xúc của bố mẹ.

Dấu hiệu bà mẹ không thương con

Có một cậu bé vô tình té ngã, người mẹ vội vàng chạy tới ngay, khuôn mặt tỏ ra rất lo lắng. Thế nhưng cậu bé không hề khóc, ngược lại còn an ủi mẹ mình “mẹ ơi, con không sao, mẹ đừng lo quá”. Hành động của cậu bé thật khiến cho người mẹ cảm thấy ấm lòng, chỉ một câu nói đơn giản cũng đã chứng tỏ cậu bé này thực sự rất yêu mẹ mình. Khi con cái hiểu biết và có sự đồng cảm, đó thực sự là điều may mắn đối với bậc làm cha làm mẹ.

Giúp bố mẹ làm công việc nhà

Có nhiều bố mẹ không để con cái mình làm việc nhà, ngay cả khi trẻ chủ động làm cũng bị bố mẹ ngăn cản. Vì nhiều lý do như bố mẹ muốn con cái tập trung học hay lo lắng chúng có thể bị thương khi dọn dẹp nhà cửa, vậy nên tốt hơn hết không để trẻ đụng vào.

Dấu hiệu bà mẹ không thương con

Tuy nhiên, bố mẹ không biết rằng, cách làm này vô tình thui chột đi lòng nhiệt huyết và tình yêu thương mà con cái dành cho mình.

Mặc dù trong mắt bố mẹ công việc nhà rất tẻ nhạt nhưng trong mắt con cái đó lại là cách chúng thể hiện sự quan tâm, muốn chia sẻ bớt công việc và giảm gánh nặng với bố mẹ. Khi thấy trẻ chủ động muốn làm việc nhà, bố mẹ nên cảm thấy hạnh phúc và trẻ cũng thấy rất vui khi làm. Ngăn cản trẻ làm việc nhà cũng gián tiếp làm giảm đi cơ hội để trẻ bày tỏ tình yêu với bố mẹ mình.

Sẵn sàng chia sẻ mọi thứ

Trên thực tế cho thấy, không dễ dàng gì một đứa trẻ nhỏ sẵn sàng chia sẻ những thứ mình thích với người khác ngay cả khi đó là bố mẹ đi chăng nữa. Vậy nên, nếu nhận thấy con mình sẵn sàng cho bố mẹ những gì chúng đang có, điều này chứng tỏ chúng cực kỳ yêu quý và thân thiết với bố mẹ.

Khi trẻ chia sẻ một thứ gì đó với bố mẹ, câu trả lời của bố mẹ sẽ quyết định chúng có nên tiếp tục chia sẻ nữa không.

Dấu hiệu bà mẹ không thương con

Có một cuộc trò chuyện giữa 2 mẹ con trên xe buýt. Cô bé kể với mẹ rằng, mình được cô giáo thưởng cho một bông hoa. Mẹ cô bé nhẹ nhàng đáp lại: “Con thật tuyệt. Vậy chúng ta sẽ giữ nó thật cẩn thận và cố gắng kiếm thêm nhiều bông hoa như thế này nữa con nhé”. Sau đó, cô bé hứa với mẹ sẽ tặng cho mẹ rất nhiều bông hoa nữa. Cuộc trò chuyện giữa 2 mẹ con cứ tiếp diễn như vậy, hầu như chỉ liên quan tới những chuyện vụn vặt diễn ra trong trường lớp.

Có lẽ cuộc trò chuyện của 2 mẹ con này trong mắt người khác sẽ rất nhàm chán. Thế nhưng trong mắt người mẹ, cô cảm thấy rất vui khi con gái có thể chia sẻ mọi thứ với mình.

Nguồn: http://danviet.vn/neu-tre-co-3-dau-hieu-nay-chung-to-chung-rat-yeu-bo-me-minh-502021690594587.ht...Nguồn: http://danviet.vn/neu-tre-co-3-dau-hieu-nay-chung-to-chung-rat-yeu-bo-me-minh-502021690594587.htm

Theo Phan Hằng (Theo QQ) (Dân Việt)

Cha mẹ và con cái vốn có một sợi dây tình cảm tự nhiên nhưng quan hệ gia đình có thể loãng đi bởi phương pháp nuôi dạy con cái không phù hợp.

Bà Trần, một phụ nữ trung niên Trung Quốc, tâm sự với một diễn đàn phụ nữ về mối quan hệ giữa bà và con gái. Khi con còn nhỏ, bà vì bận công việc nên gửi con cho bà ngoại đứa trẻ nuôi dưỡng.

Sau này, khi con gái trưởng thành, bà Trần về hưu, sức khỏe yếu và vào trại dưỡng lão sống với nỗi buồn lớn nhất là đứa con gái không tình cảm với mẹ. Mặc dù đều đặn vào thăm mẹ ở trại dưỡng lão mỗi tuần nhưng đa phần thời gian vào với mẹ, cô chỉ im lặng, ít trò chuyện, tâm tình. Có những lúc, nhìn những người khác được con cái ríu ríu hỏi han, bà rất tủi thân.

Chia sẻ của bà Trần được đông đảo người đọc trên diễn đàn đồng cảm. Một số người nói rằng do khi con còn nhỏ, bà không gần gũi với con, khiến đứa trẻ trưởng thành xa cách mẹ.

Dấu hiệu bà mẹ không thương con

Ảnh minh họa: Aboluowang

Nếu bạn đặt câu hỏi: Con có yêu bạn không? Con trưởng thành có gần gũi cha mẹ không? Bạn có thể trả lời ba câu hỏi sau để biết tương lai tình cảm của con với cha mẹ ra sao.

Trẻ có gần gũi, thân thiết với cha mẹ không?

Tình cảm của đứa trẻ là tự nhiên, thuần khiết nhất. Với người mình yêu thương, trẻ sẽ luôn muốn ở gần và ngược lại, trẻ sẽ lùi xa người đem lại cho chúng cảm giác sợ hãi.

Nếu bạn yêu con, gần gũi con, đương nhiên trẻ sẽ gần bạn và ngược lại. Nhiều bậc cha mẹ phàn nàn rằng con cái họ không muốn gần gũi mình khi họ già yếu, bệnh tật. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên tự ngẫm lại mình, khi còn nhỏ, chúng ta có gần gũi con cái không?

Tiến sĩ Elanna Yalow, giám đốc của tổ chức KinderCare (Mỹ) chỉ ra, nếu trẻ cho thấy chúng rất vui sướng mỗi khi gặp bạn, hướng về giọng bạn nói, sẵn lòng bày tỏ với bạn cảm xúc thực của chúng... , đây hoàn toàn là những dấu hiệu tốt cho thấy trẻ rất gần gũi bạn, kể cả trong tương lai, khi chúng đã trưởng thành.

Trẻ cư xử thế nào khi gặp những người khó khăn?

Khi trẻ gặp khó khăn, chúng sẽ tìm đến người thân thiết nhất để nhờ giúp đỡ, bởi cha mẹ là người trẻ tin tưởng nhất. Việc làm này là biểu hiện sự tin tưởng, yêu thương mà trẻ dành cho cha mẹ.

Tuy nhiên, hãy quan sát chiều ngược lại. Nên theo dõi cách trẻ hành xử khi người xung quanh gặp khó khăn. Nếu đứa trẻ thờ ơ, không buồn hỏi thăm khi bà, mẹ ốm, không lấy nước cho mẹ khi mẹ khát... , đó là dấu hiệu cho thấy trẻ coi mình là trọng tâm, chưa có ý thức quan tâm, chăm sóc những người xung quanh.

Tất cả chúng ta đều có lúc gặp khó khăn, người lớn cũng như trẻ em. Khi bạn bị ốm, đứa trẻ nhìn thấy bạn đau cần biết quan tâm, hỏi han. Khi cha mẹ đối mặt với vất vả, khó khăn, ốm bệnh, liệu trẻ có biểu lộ sự lo lắng hay không? Chi tiết này cũng phần nào cho thấy khi trưởng thành, trẻ có biết yêu thương, chăm sóc cha mẹ hay không?

Vào những ngày đặc biệt, trẻ có nhớ tới bố mẹ không?

Trong cuộc đời mỗi người sẽ có rất nhiều ngày đáng nhớ, ví dụ sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới... Những ngày này, chúng ta đặc biệt muốn nhận được sự chúc phúc của gia đình, đặc biệt là con cái. Nếu đứa trẻ có thể nhớ đúng ngày sinh nhật của bạn, sẵn sàng dành cả ngày lễ cho bạn, tự tay làm một món quà tặng bạn... điều đó có nghĩa là trong lòng chúng, bạn là một người rất quan trọng.

Cảm xúc không tự nhiên mà có, tình yêu thương không phải là vô điều kiện, mọi thứ đều phải được vun đắp từng chút một trong thời gian dài. Yêu con đồng nghĩa với việc đồng hành với con, giáo dục con đúng cách, để có thể gặt hái quả ngọt khi trẻ trưởng thành.

Theo Thùy Linh/VNE (Aboluowang, Purewow)

Theo Thùy Linh/VNE (Aboluowang, Purewow)

Cha mẹ thương con không đồng đều đối với chúng ta không còn lạ. Nhiều người đã trưởng thành hiện nay là “nạn nhân” trực tiếp của việc này. Cũng có nhiều người hiện đang làm điều đó với những đứa con của mình mà chính họ cũng không nhận ra. Thương con không đồng đều, điều mà nhiều cha mẹ coi là dĩ nhiên đó đang ngày ngày làm tổn thương tâm hồn những đứa trẻ.

Khi được hỏi về việc thương con nào nhất, những ông bố bà mẹ thường nói rằng mình chia đều tình yêu cho các con. Tuy nhiên, trong cách ứng xử thường ngày, họ lại không cho con mình thấy được điều đó. Trên thực tế, phần lớn chúng ta có xu hướng thương một đứa con nào đó nhiều hơn.

Có nhiều lý do để cha mẹ thương con không đồng đều hay bố mẹ đối xử không công bằng. Chúng ta cũng thường tìm ra nhiều lý do để biện hộ cho việc một đứa con nào đó được yêu thương và thiên vị hơn. Đó có thể là đứa con đầu lòng, cũng có thể là đứa con bé bỏng ra đời muộn. Cũng có nhiều cha mẹ lại dành tình yêu hơn cho những đứa học giỏi hơn, thậm chí tin tưởng đứa trẻ đó hơn so với những đứa con còn lại.

Dấu hiệu bà mẹ không thương con

Đôi khi vì một lý do nào đó mà chúng ta có sự phân biệt trong tình cảm đối với những đứa con. Ảnh: Internet.

Tại sao cha mẹ lại thương con không đồng đều?

Khi được hỏi về việc thương con nào nhất, những ông bố bà mẹ thường nói rằng mình chia đều tình yêu cho các con. Tuy nhiên, trong cách ứng xử thường ngày, họ lại không cho con mình thấy được điều đó. Trên thực tế, phần lớn chúng ta có xu hướng thương một đứa con nào đó nhiều hơn.

Có nhiều lý do để cha mẹ thương con không đồng đều hay bố mẹ đối xử không công bằng. Chúng ta cũng thường tìm ra nhiều lý do để biện hộ cho việc một đứa con nào đó được yêu thương và thiên vị hơn. Đó có thể là đứa con đầu lòng, cũng có thể là đứa con bé bỏng ra đời muộn. Cũng có nhiều cha mẹ lại dành tình yêu hơn cho những đứa học giỏi hơn, thậm chí tin tưởng đứa trẻ đó hơn so với những đứa con còn lại.

Có thể thấy, có vô vàn lý do để chúng ta dồn tình yêu vào một đứa trẻ nhiều hơn những đứa khác. Phải khẳng định rằng, đó chỉ là tâm lý bình thường của cha mẹ. Nếu như sự chênh lệch về tình cảm mà chúng ta dành cho những đứa trẻ không quá lớn, tình cảm gia đình vẫn có thể phát triển bình thường. Nhưng nếu cha mẹ để cho đứa trẻ cảm nhận được điều đó, đó là câu chuyện khác.

Đâu là dấu hiệu của cha mẹ thương con không đồng đều?

Cha mẹ thiên vị con cái - tại sao chúng ta lại không biết rằng bản thân đang thiên vị một đứa con hơn so với những đứa còn lại? Câu trả lời thực ra đơn giản. Những hành động để đứa trẻ cảm nhận cha mẹ không thương yêu chúng không phải điều gì to tát, mà trái lại, chỉ là những câu nói, những hành động thường ngày của các ông bố, bà mẹ.

Đôi khi, chỉ một câu nói “sao con không học anh/chị”, “con hơn em nhiều, phải nhường em chứ - (thiên vị con út)”, “con nhìn anh/chị/em kìa” cũng khiến đứa trẻ cảm thấy mình làm điều gì cũng không vừa mắt ba mẹ. Thực sự, không phải đứa trẻ nào cũng có thể tài giỏi, xuất sắc giống nhau, mỗi đứa trẻ đều có tính cách, năng lực của riêng mình. Chúng không bao giờ muốn lấy người khác làm tiêu chuẩn cho mình, đặc biệt là những người cùng lứa tuổi. Tất cả những câu so sánh chỉ cho chúng cảm giác cha mẹ đang thiên vị anh, chị, em của mình.

Những hành động nhỏ khiến cho những đứa trẻ cảm thấy mình không được yêu thương có thể là: cho chúng phần bánh nhỏ hơn, không để phần đồ ăn khi chúng vắng nhà, ít khoe về chúng hơn những đứa khác,…

Cha mẹ thương con không đồng đều làm tổn thương tâm hồn đứa trẻ

Những đứa trẻ thường rất nhạy cảm, thậm chí làm quá mọi việc. Chúng rất khao khát được yêu thương và hay có tâm lý so bì với anh chị hay em của mình. Chỉ một hành động rất nhỏ của cha mẹ, chúng có thể cảm nhận được cha mẹ đang thương mình “ít” hơn những đứa khác. Đứa trẻ trong trường hợp đó sẽ cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Chúng uất ức và cảm thấy không công bằng. Thời gian dài, những suy nghĩ này tích tụ dần, tâm lý của chúng sẽ thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, đôi khi có thể dẫn tới trầm cảm hay vặn vẹo tâm lý.

Dấu hiệu bà mẹ không thương con

Cha mẹ thương con không đồng đều ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý đứa trẻ. Ảnh: Internet.

Cha mẹ thương con không đồng đều làm rạn nứt tình thân

Khi một đứa trẻ sống trong tâm lý bất an vì không được yêu thương trong một thời gian dài, chúng sẽ có xu hướng sống khép mình và không cần điều ấy nữa. Trong một gia đình đang đầm ấm, bỗng một đứa trẻ tách mình ra, lý do phần lớn là do nó cảm thấy mình không được yêu. Và lâu dần, tình cảm gia đình giữa đứa trẻ ấy và những thành viên khác sẽ dần phai nhạt, thậm chí khó có thể cứu vãn nổi nếu cha mẹ không phát hiện sớm.

Trong trường hợp xấu hơn ,đứa trẻ có thể thù ghét tất cả và nảy sinh tâm lý phá hoại. Nó cảm thấy bất công, và không muốn nhìn anh, chị, em của nó được vui vẻ bên cha mẹ mà mình chỉ có một mình. Thậm chí, có những đứa trẻ con mong anh chị em mình gặp chuyện không may hay “tôi ghét mẹ thiên vị”. Trong thực tế, cũng có nhiều đứa trẻ tự tay làm điều đó.

Cha mẹ thương con không đồng đều không tốt với đứa nào cả

Khi cha mẹ không công bằng - cha mẹ vẫn thường vì một đứa con nào đó “hợp mắt” hơn mà vô thức cho chúng nhiều tình yêu và sự bảo bọc hơn những đứa còn lại. Bạn nghĩ rằng điều đó rất có lợi cho đứa được yêu thương hơn ư? Vì chúng không bị trầm cảm, không thấy cô đơn? Vì chúng có sự đầu tư tốt nhất trong gia đình? Không phải vậy!

Nếu một đứa trẻ được yêu thương quá mức, vượt qua những đứa khác trong nhà và chúng cảm thấy điều đó, chúng sẽ nảy sinh cảm giác về sự “ưu việt” của mình. Một bộ phận trong những đứa trẻ được thiên vị có thể hình thành suy nghĩ rằng chúng được yêu thương hơn là điều dĩ nhiên, chúng phải đứng vị trí thứ nhất trong xã hội này. Chính sự thiên vị con thái quá của cha mẹ trong trường hợp này đã khiến đứa con mà mình yêu thương trở thành người ích kỉ, ảo tưởng về bản thân. Đồng thời, sự bảo bọc quá mức cũng có thể chúng bị hụt hẫng và khó tự lập khi bước vào cuộc sống đầy khắc nghiệt sau này.

Ngược lại, đối với những đứa trẻ cảm thấy mình không được yêu thương, các bé có thể sẽ phải sống trong tâm lý luôn phải tự khẳng định mình để dành được chú ý. Đây là điều tốt nếu các bé không bị ảnh hưởng bởi tâm lý thù hận hay suy nghĩ bị bỏ rơi. Nhưng đáng tiếc, phần lớn trong số các em lại rơi và trạng thái tâm lý này. Vì vậy, xu hướng tự khẳng định mình của chúng thường rơi vào con đường tiêu cực.

Có thể thấy, những hành vi nhỏ mà cha mẹ không ngờ tới, lại trở thành vết thương khó có thể chữa nổi đối với tâm hồn non trẻ của con mình. Tin rằng, những hành động đó đều không phải là cố ý, các vị phụ huynh cần nhớ, những đứa trẻ thường vô cùng nhạy cảm, chúng cũng thường có những lý giải sai về hành động của chúng ta. Vì vậy, trong quá trình nuôi dạy con trẻ, cần có sự công bằng trong gia đình. Cha mẹ hãy cho con cảm giác an toàn, được yêu thương đồng đều. Đó chính là sự đầu tư tốt nhất mà bố mẹ có thể cho con mình, nếu muốn chúng được phát triển toàn diện và tích cực.

CTV Myteacher