Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống

Thoái hóa đốt sống cổ là một căn bệnh phổ biến nhưng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên bạn không nên vì thế mà chủ quan bởi vì nếu bệnh tiến triển xấu có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh và tủy sống. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mình bị thoái hóa cột sống cổ, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và khám bệnh. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

SKĐS- Thoái hóa cột sống thắt lưng (THCSTL) thuộc loại bệnh lý xương khớp mãn tính tiến triển chậm, diễn ra một cách từ từ gây đau thắt lưng âm ỉ, nếu không phát hiện, chữa trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm rất khó lường.

Đốt sống là các xương riêng cấu tạo nên cột sống. Cột sống có cấu tạo thường gồm 33 đốt sống xếp chồng lên nhau tạo thành ống sống (một đường ống chứa tủy sống và dây thần kinh). Ngoại trừ xương cùng và xương cụt (các đốt sống thấp nhất), những đốt sống còn lại đều di chuyển để cho phép chuyển động diễn ra. Với 33 đốt sống được phân chia thành ba khu vực, đó là cột sống cổ, cột sống lưng, ngực, cột sống thắt lưng (CSTL) và cột sống cùng, cụt, trong đó CSTL có 5 đốt sống (được ký hiệu từ L1-L5) đảm nhiệm chức năng nâng đỡ sức nặng của cơ thể, tạo đường cong và hình thành bộ "áo giáp" để các cơ quan nội tạng trong cơ thể bám vào nên rất dễ "hao mòn" gây thoái hoá cột sống thắt lưng.

Giữa các khe khớp của cột sống (trong đó có cột sống thắt lưng) có các dây thần kinh từ tuỷ sống đi ra, vỉ vậy khi bị toái hóa CSTL rất dễ làm tổn thương các rễ thần kinh, dây thần kinh, đặc biệt là thần kinh toạ ở cột sống thắt lưng.

2. Tại sao bị thoái hóa cột sống thắt lưng?

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống thắt lưng gây những biến chứng khó lường.

Thoái hoá cột sống thắt lưng không phải là bệnh khớp do viêm nhiễm bởi vi sinh vật (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng) mà là do quá trình lão hóa, khi mà sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực lớn kéo dài trong một thời gian khá lâu gây tổn thương, làm giảm hoặc mất tính đàn hồi của đĩa đệm và xơ cứng dây chằng bao khớp, làm cho cột sống thắt lưng bị biến dạng. Sự biến dạng này có thể chèn ép các rễ thần kinh đi qua khe khớp làm tổn thương các rễ thần kinh, hậu quả là gây ra các biến chứng từ nhẹ (lúc đầu) đến nặng và nguy hiểm (về sau này). Chính vì vậy, có một số nguyên nhân gây ra thoái hoá cột sống thắt lưng là:

- Tuổi tác. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra thoái hoá cột sống thắt lưng, bởi vì, theo thời gian, chức năng và cấu trúc xương khớp dần dần bị suy giảm đến một giai đoạn nhất định nào đó, tế bào sụn ở cột sống sẽ bị mất dần độ đàn hồi và khả năng chịu lực sẽ gây ra căn bệnh này.

- Một số trường hợp do làm các động tác, vận động sai tư thế, ví dụ, bưng bê vật nặng như chậu cây cảnh trồng hoa, xách đồ vật nặng chỉ diễn ra một bên tay (tay trái hoặc tay phải xách vật nặng)…hoặc nằm ngủ sai tư thế trong thời gian kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm.

- Hoặc do người thường xuyên làm việc mang vác nặng (công nhân bốc vác…) hoặc do ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế.

- Ngoài ra còn có các đối tượng khác là người làm công việc văn phòng thường xuyên tiếp xúc với máy tính, công nhân may, tài xế lái ô tô đường dài, người thừa cân, béo phì, người gặp tai nạn giao thông hoặc do va đập khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương và có thể gặp ở người ít vận động... khiến quá trình lão hóa xương, sụn khớp diễn ra nhanh và mạnh hơn.

- Cũng có thể có một số yếu tố tác động gián tiếp đến cột sống thắt lưng hoặc do dinh dưỡng kém bởi hoàn cảnh kinh tế hoặc do cơ thể không hấp thu dược các chất dinh dưỡng.

3. Biểu hiện của thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống (trong đó có cột sống thắt lưng) là bệnh lý của xương, khớp mãn tính có tốc độ tiến triển khá chậm, không có biểu hiện cụ thể trong giai đoạn đầu cho nên người bệnh không chú ý và dễ bỏ qua. Bởi vì, triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng khá đa dạng, thường ở mỗi giai đoạn của bệnh sẽ có những dấu hiệu nhận biết riêng.

Giai đoạn bệnh mới phát sinh thì các biểu hiện của bệnh chưa rõ ràng, thường chỉ là cơn đau nhẹ hoặc không đau chỉ hơi thấy mỏi thắt lưng do sụn khớp mới chỉ bắt đầu có dấu hiệu bào mòn, rất dễ nhầm lầm tưởng là cơn đau lưng đơn thuần nên có xu hướng chủ quan khiến bệnh tình chuyển sang giai đoạn mới nặng hơn.

Tiếp đến là cơn đau nhức xuất hiện âm ỉ, đau nhiều khi làm việc và mất đi khi nghỉ ngơi nhất là được nằm nghỉ trên nền cứng (giường đệm cứng). Đồng thời khả năng vận động có dấu hiệu suy giảm và thường có hiện tượng ê buốt, khó chịu khi mang vác đồ nặng. Vào sáng sớm lúc ngủ dậy khi đi lại người bệnh cảm thấy có hiện tượng cứng khớp xuất hiện và một số trường hợp có xuất hiện tiếng kêu lục cục khi di chuyển, xoay người.

Các cơn đau cột sống thắt lưng có thể âm ỉ trong nhiều ngày, cường độ đau tăng lên khi vận động và giảm đi khi người bệnh nằm nghỉ với tư thế nằm ngửa trên nền cứng (đệm cứng). Về sau, thời gian đau nhức kéo dài hơn so với trước đây, cơn đau kéo xuống cả vùng mông, cẳng chân, mu bàn chân do lồi đĩa đệm gây chèn dây thần kinh tọa. Triệu chứng rõ ràng nhất là các cơn đau nhức vùng thắt lưng lan xuống mông và hai chi dưới làm người bệnh không cúi được, từ đó làm cho người bệnh mất thăng bằng, đi lại khó khăn và có thể bị tàn phế.

4. Biến chứng do thoái hóa cột sống thắt lưng

Có rất nhiều biến chứng có thể xẩy ra nhưng đáng lo ngại nhất là biến dạng cột sống (gây cong, gù, gây mất thẩm mỹ), chèn ép tủy sống làm thoát vị đĩa đệm gây đau dây thần kinh tọa mà hậu quả cuối cùng nếu không được điều trị sớm, đúng là teo cơ đi lại khó khăn và tàn phế.

5. Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống

Nên đi khám sớm để được chữa trị tránh biến chứng

Để tránh hiện tượng bị tàn phế do thoái hóa cột sống thắt lưng, khi bị đau thắt lưng cần đi khám sớm ở chuyên khoa xương khớp của bệnh viện có uy tín để được phát hiện sớm, điều trị đúng. Tránh nghe theo những lời quảng cáo không có sơ sở y học khiến bệnh trở nên nặng, mãn tính khó chữa khi đi khám thì đã muộn, đã có biến chứng.

Mọi người, nhất là người lớn tuổi nên chủ động phòng tránh sớm bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng: nên thay đổi tư thế, tránh ngồi một chỗ quá lâu khi công việc phải ngồi thường xuyên; Hàng ngày nên tập vận động các khớp (co, duỗi vào lúc ngủ dậy hoặc chiều tối và trước khi đi ngủ buổi tối); Hàng ngày nên tránh đứng nhiều, đứng lâu và nhất là mang vác nặng, sai tư thế; Người làm công tác văn phòng (đánh máy, đọc tài liệu, soạn thảo văn bản, viết sách…) lúc giải lao giữa giờ nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ khoảng từ 5-10 phút là vừa phải; Bên cạnh đó nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý (ăn nhiều rau, trái cây, tôm, cá, thịt… và uống đủ lượng nước hàng ngày).

Nguồn tin : https://suckhoedoisong.vn/thoai-hoa-cot-song-that-lung-la-gi-nguyen-nhan-bieu-hien-va-phuong-phap-dieu-tri-169230720133951404.htm