Dấu hiệu tràn dịch màng phổi ở trẻ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Thị Cẩm Vân - Bác sĩ Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Tràn khí màng phổi là tình trạng thường gặp ở trẻ, đặc biệt ở những trẻ sinh non, hít phải phân su hoặc trẻ từng được can thiệp hỗ trợ hô hấp khi sinh. Việc điều trị tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Tràn khí màng phổi là hội chứng xảy ra khi không khí đi vào khoang màng phổi nhưng không ra được, làm cho nhu mô phổi bị xẹp lại về phía rốn phổi. Tràn khí màng phổi có thể do không khí xâm nhập từ bên ngoài cơ thể hoặc không khí từ phổi vào ngực. Hầu hết các trường hợp tràn khí màng phổi xảy ra khi không khí từ phổi rò rỉ ra ngoài màng phổi. Không khí từ phổi vào ngực là do các phế nang (túi khí nhỏ trong phổi nơi trao đổi Oxy và CO2) bị vỡ, khiến không khí thoát ra ngoài, vào khoang màng phổi gây tràn khí màng phổi.

Tình trạng tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh có thể nhẹ hoặc nặng phụ thuộc vào lượng khí bị giữ lại. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây suy hô hấp đột ngột và nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

Triệu chứng tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Khó thở, thở nhanh;
  • Da xanh tái, mệt mỏi;
  • Nhịp tim nhanh

Dấu hiệu tràn dịch màng phổi ở trẻ

Trẻ sơ sinh ngất xiu do khí màng phổi

Phổi của trẻ sơ sinh rất non nớt và dễ bị tràn khí do phổi nở rộng sau sinh. Những yếu tố làm tăng nguy cơ gây tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Sinh non: Trẻ sơ sinh có mô phổi dễ tổn thương, phế nang dễ vỡ hơn so với các nhóm tuổi khác. Trẻ lúc sinh có cân nặng dưới 1,5kg có nguy cơ bị tràn khí màng phổi cao hơn;
  • Hít phải phân su: Phân su có thể bịt kín đường thở của trẻ sơ sinh, khiến không khí đi vào nhưng không ra khỏi phổi được. Lượng lớn không khí làm tăng áp lực, khiến các phế nang bị vỡ và gây tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh;
  • Phải hỗ trợ hô hấp khi sinh: Trong trường hợp trẻ không thở sau khi sinh, nhân viên y tế sẽ sử dụng bóng ambu hay các thiết bị khác để hỗ trợ hô hấp cho tới khi trẻ bắt đầu tự thở. Sự hỗ trợ hô hấp có thể gây tràn khí màng phổi;

Được thông khí bằng máy: Trẻ được hỗ trợ hô hấp từ máy thở hoặc CPAP có nguy cơ cao bị tràn khí màng phổi do máy thông khí đẩy khí vào phổi để giúp phổi phồng lên, tăng lượng Oxy trẻ có thể hấp thu được.

Dấu hiệu tràn dịch màng phổi ở trẻ

Trẻ sinh non có thể gây tràn khí màng phổi

Khi nghi ngờ trẻ sơ sinh bị tràn khí màng phổi, bác sĩ sẽ hỏi phụ huynh về tiền sử bệnh lý, khám lâm sàng và chụp X-quang ngực để chẩn đoán xác định. Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tràn khí màng phổi khác như kiểm tra lượng oxy trong máu và kiểm tra tim bằng điện tâm đồ.

Khi đã xác định trẻ sơ sinh bị tràn khí màng phổi, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng của triệu chứng và lượng khí bị rò rỉ. Với những trẻ bị tràn khí ít, có thể không có triệu chứng thì không cần điều trị vì cơ thể có thể hấp thu lại không khí. Với những trẻ bị tràn khí nhiều thì có thể gặp khó khăn trong việc hít thở, thậm chí đẩy tim, khí quản hay các mạch lớn lệch khỏi vị trí, gây đe dọa tính mạng.

Trong trường hợp tràn khí màng phổi nặng, nguyên tắc điều trị gồm: Điều trị cấp cứu, điều trị tràn khí màng phổi và điều trị nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể là:

3.1 Điều trị cấp cứu

  • Xử trí suy hô hấp;
  • Thực hiện chọc hút khí màng phổi khẩn cấp khi trẻ sơ sinh bị suy hô hấp đi kèm với lượng khí tràn nhiều hoặc có nghi ngờ tràn khí màng phổi áp lực;

3.2 Điều trị tràn khí màng phổi

  • Bổ sung oxy: Trong một số trường hợp, cho trẻ thở 100% có thể giúp cơ thể trẻ tái hấp thu lại không khí từ vùng bị tràn khí;
  • Chọc hút khí màng phổi: Lựa chọn chọc hút đơn thuần (cho các trường hợp tràn khí lượng ít, bệnh nhân không bị khó thở) hoặc chọc hút kèm dẫn lưu (chọc hút để thăm dò trước cho mọi trường hợp cần dẫn lưu). Kỹ thuật thực hiện là đưa một chiếc kim gắn với ống tiêm qua thành ngực để dẫn không khí bị tích tụ trong khoang màng phổi ra. Sau đó, kim được rút ra và băng vùng da lại;
  • Đặt ống dẫn lưu: Trong trường hợp tràn khí màng phổi tự phát với lượng ít, trẻ không bị khó thở thì cần theo dõi, chụp X-quang sau 6 giờ và nếu thấy lượng khí tràn tăng thì chọc hút và đặt ống dẫn lưu. Các trường hợp tràn khí màng phổi khác hoặc tràn khí tăng thêm, tràn khí tái phát, tràn khí nặng, tràn khí ở trẻ sinh non có thở máy, cần chọc hút rồi đặt ống dẫn lưu. Kỹ thuật này sử dụng một ống nhựa nhỏ đưa qua ngực và cố định lại rồi nối với máy hút. Máy hút sẽ loại bỏ khí bị tích tụ trong khoang màng phổi. Sau khi khí được rút ra, ống ngực sẽ được lấy ra, lỗ rò lành lại.

Sau khi điều trị tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ chụp X-quang phổi để chắc chắn lỗ rò đã lành lại và không còn khí tích tụ ở khoang màng phổi.

Dấu hiệu tràn dịch màng phổi ở trẻ

Trẻ được thở máy và đặt ống dẫn lưu

3.3 Điều trị nguyên nhân

  • Gắp dị vật đường thở;
  • Điều trị hen, viêm phổi, lao theo phác đồ chuẩn.

Xem xét can thiệp ngoại khoa nếu các phương pháp điều trị trên thất bại, tràn khí màng phổi kéo dài, tái phát hoặc bệnh nhân có nguy cơ tái phát cao (thất thoát khí kéo dài, phổi giãn nở không hoàn toàn sau điều trị, kén phổi lớn, tràn khí màng phổi tái phát cùng bên với lần đầu). Các biện pháp ngoại khoa bao gồm: Mổ nội soi hoặc phẫu thuật mở lồng ngực để bịt lỗ rò, cắt thùy phổi có kén khí.

Sau điều trị, phụ huynh cần theo dõi trẻ liên tục, tái khám 24 - 48 giờ sau khi xuất viện. Sau đó, cần cho trẻ tái khám mỗi tuần một lần trong tháng đầu tiên để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé.

Khoa nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chính là địa chỉ được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn để thăm khám và điều trị các bệnh lý thường gặp ở trẻ như: Viêm tai giữa, sốt vi khuẩn, sốt virus, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, giàu kinh nghiệm chuyên môn sẽ giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Dấu hiệu tràn dịch màng phổi ở trẻ

Khám nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM

XEM THÊM:

/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/benh-tran-dich-mang-phoi-co-nguy-hiem-khong/

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Xuân Cường - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ có 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu và chống độc.

Tràn dịch màng phổi là tình trạng lượng dịch trong khoang màng phổi nhiều hơn mức sinh lý. Lượng dịch ít, tăng có thể không gây triệu chứng khó chịu cho người bệnh hay chỉ khó thở nhẹ. Tuy nhiên trường hợp tràn dịch nhiều gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Khoang màng phổi là một khoang ảo nằm giữa phổi và thành ngực (Giữa lá thành và lá tạng). Bình thường trong khoang màng phổi có một ít dịch (khoảng 10-15ml) có chức năng như hệ thống đệm giữa phổi và thành ngực, lượng dịch này gọi là dịch sinh lý trong khoang màng phổi

Tràn dịch màng phổi là tình trạng lượng dịch trong khoang màng phổi nhiều hơn mức sinh lý. Lượng dịch ít, tăng có thể không gây triệu chứng khó chịu cho người bệnh hay chỉ khó thở nhẹ, tuy nhiên trường hợp tràn dịch nhiều gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Tràn dịch màng phổi có nhiều nguyên nhân gây ra và có thể tràn dịch là lành tính nhưng có không ít trường hợp tràn dịch màng phổi ác tính, tái lại nhiều lần có thể gây tử vong.

Nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi được chia theo phân loại

  • Tràn dịch màng phổi do dịch thấm
  • Tràn dịch màng phổi do dịch tiết

Dấu hiệu tràn dịch màng phổi ở trẻ

Người bệnh đau ngực nhiều, đau âm ỉ tăng dần theo thời gian

  • Người bệnh xuất hiện khó thở, khi nằm. Mức độ khó thở tùy thuộc vào lượng dịch trong khoang màng phổi, nếu lượng dịch > 2 lít gây khó thở nhiều, lượng dịch màng phổi tăng nhanh gây khó thở cấp tính.
  • Khám lâm sàng phát hiện hội chứng 3 giảm: Rung thanh giảm, rì rào phế nang giảm, gõ đục.
  • Nếu nguyên nhân do viêm phổi, viêm màng phổi: Có thể gặp ở mọi lứa tuổi
    • Người bệnh thường xuất hiện kèm theo sốt vừa hay sốt cao, đau ngực, ho khan hoặc ho có đờm.
    • Chụp x-quang hay CT scan xác định có dịch tự do hay khu trú trong khoang màng phổi
    • Xác định căn nguyên gây viêm phổi bằng cách xét nghiệm đờm, xét nghiệm sinh hóa dịch màng phổi, nuôi cấy vi khuẩn...
  • Nguyên nhân do ung thư: Thường thấy ở người trung và cao tuổi. Độ tuổi thường thấy là trên 40 tuổi.
    • Thường kèm theo triệu chứng toàn thân mệt mỏi, chán ăn, gầy sút nhanh, ít khi sốt, da niêm mạc xanh, thiếu máu...
    • Người bệnh đau ngực nhiều, đau âm ỉ tăng dần theo thời gian
    • Ho khan hoặc ho ra máu
    • Chẩn đoán dựa vào X-quang, chụp CT scan, xét nghiệm sinh hóa dịch màng phổi, xét nghiệm tìm tế bào ung thư...
  • Nếu do nguyên nhân toàn thân người bệnh thường có tiền sử bệnh toàn thân trước đó: Suy tim, suy dinh dưỡng, xơ gan..... Thường có kèm theo tràn dịch đa màng, phù chân...

Tràn dịch màng phổi có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tràn dịch màng phổi và mức độ tràn dịch. Nếu nguyên nhân do ung thư việc điều trị gặp phải nhiều khó khăn vì hường tái phát tràn dịch sau khi hút dịch màng phổi.

Dấu hiệu tràn dịch màng phổi ở trẻ

Tràn dịch màng phổi gây thiếu oxy nuôi dưỡng cơ thể

Tràn dịch cấp tính nếu không được xử lý kịp thời có thể gây tử vong, do chèn ép phổi, giảm khả năng hô hấp gây thiếu oxy.

Những trường hợp tràn dịch màng phổi ác tính thường tái đi tái lại nhiều lần dù đã được điều trị đúng cách.

Tràn dịch màng phổi gây ra hậu quả ảnh hưởng rất lớn đến hô hấp, gây thiếu oxy nuôi dưỡng cơ thể. Có thể để lại một số di chứng như: Viêm dày màng phổi, vôi hóa màng phổi, nếu căn nguyên do lao còn gây viêm mủ màng phổi. Các di chứng này ảnh hưởng tới khả năng hô hấp của người bệnh.

Việc phát hiện sớm bệnh giúp điều trị hiệu quả cao, nên khi có các dấu hiệu như khó thở tăng dân, đau ngực... người bệnh không nên chủ quan mà cần đến các cơ sở Y tế khám để chẩn đoán sớm bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Phổi có nhiệm vụ gì?

XEM THÊM: