Đầu ngón tay bị tê là bệnh gì năm 2024

Bệnh tiểu đường, hội chứng ống cổ tay, dây thần kinh bị chèn ép... là những nguyên nhân khiến các ngón tay bị tê nhưng có thể kiểm soát.

Tê bì là tình trạng mất cảm giác ở một phần hoặc toàn bộ các ngón tay, gây ngứa ran và như bị kim châm, ảnh hưởng tới khả năng cầm (nhặt) đồ. Triệu chứng này có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi tự biến mất khi thay đổi tư thế, hành động nhưng cũng có khả năng làm suy giảm hoạt động. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và tăng nặng thì cần đi khám.

Dưới đây là các nguyên nhân khiến ngón tay bị tê.

Bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu tăng theo thời gian có thể làm hỏng dây thần kinh, một tình trạng được gọi là "bệnh thần kinh ngoại biên". Các triệu chứng của bệnh bao gồm: tê và ngứa ran ngón tay hoặc bàn chân, cẳng chân hay cánh tay; đau hoặc chuột rút, yếu cơ, phản xạ chậm...

Một số loại thuốc kê toa có thể giúp người bệnh cải thiện triệu chứng như: thuốc chống trầm cảm, chống co giật và kem bôi da. Cần kiểm soát bệnh tiểu đường để ngăn ngừa bệnh thần kinh trở nên tồi tệ hơn.

Đầu ngón tay bị tê là bệnh gì năm 2024

Dây thần kinh bị chèn ép có thể khiến các ngon tay bị tê. Ảnh: Freepik

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay (CTS) khá phổ biến, xảy ra khi dây thần kinh giữa, chạy từ cẳng tay đến lòng bàn tay, bị đè hoặc ép ở cổ tay. Nếu một người làm việc nhiều trên máy tính hoặc thực hiện các hoạt động khác khiến cổ tay bị căng, có thể gây kích ứng hoặc làm sưng ống cổ tay. Viêm khớp cũng gây sưng tấy. Điều này khiến các ngón tay bị tê. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác có thể gặp phải gồm: đau hay ngứa ran ở tay hoặc ngón tay; tay cầm yếu, lúng túng làm rơi đồ.

Người bệnh nên thực hiện một số thay đổi nhằm giảm áp lực lên cổ tay. Ví dụ: khi đang sử dụng máy tính, điện thoại thông minh hoặc các thiết bị khác, hãy thường xuyên để bàn tay và cánh tay được nghỉ giải lao. Giữ cổ tay thẳng, không cong lên khi sử dụng chuột và bàn phím để giảm các triệu chứng ống cổ tay.

Các trường hợp nặng có thể phải đeo nẹp giữ cổ tay ở vị trí không làm tổn thương dây thần kinh. Nếu viêm khớp gây sưng ống cổ tay, bệnh nhân phải tiêm steroid để điều trị.

Dây thần kinh bị chèn ép

Dây thần kinh ở cánh tay hoặc cổ tay bị chèn ép như: chấn thương thần kinh; u nang... cũng sẽ gây tê ở một hoặc nhiều ngón tay hoặc khiến ngón tay bị đau, yếu. Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân và một số trường hợp nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật.

Rối loạn sử dụng rượu

Uống nhiều rượu trong thời gian dài dễ dẫn đến một loạt tổn thương thần kinh được gọi là bệnh viêm đa dây thần kinh do rượu, gây tê ngón tay. Các triệu chứng khác thường gặp gồm: ngứa ran, tê hoặc có cảm giác kim châm ở bàn tay, cánh tay, chân hoặc bàn chân; đau ở cánh tay hoặc chân; yếu cơ, chuột rút...

Để chấm dứt các triệu chứng, cách tốt nhất là bỏ uống rượu. Sau đó, bệnh nhân sẽ được điều trị các triệu chứng của bệnh đa dây thần kinh bằng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu... hay bổ sung dinh dưỡng (vitamin E, B1, folate và vitamin B12).

Đau cơ xơ hóa

Triệu chứng chính của đau cơ xơ hóa là đau lan rộng mà không rõ nguyên nhân nhưng có thể gây tê ngón tay và kèm mệt mỏi, không tập trung; đau nửa đầu; trầm cảm; khó ngủ... Chứng đau cơ xơ hóa xảy ra do cách não xử lý các tín hiệu đau. Dù không có cách chữa trị nhưng một số phương pháp sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng như: sử dụng thuốc làm dịu cơn đau và giúp ngủ ngon; vật lý trị liệu... hay tập thể dục thường xuyên để giảm căng thẳng.

Ngoài những lý do trên, một số vấn đề sức khỏe khác cũng có thể dẫn đến tê ngón tay như: đột quỵ, chấn thương não hoặc tủy sống, chấn thương vai, nhiễm trùng (bệnh Lyme hoặc giang mai), thiếu vitamin B12, tác dụng phụ của hóa trị... hay hội chứng Raynaud, một tình trạng hạn chế lưu lượng máu đến da và thường ở các ngón tay.

Người bệnh cần đi khám nếu tê ngón tay không biến mất hoặc trở nên đau đớn; tay hoặc cánh tay bị tê sau khi chấn thương đầu; bị suy nhược, khó suy nghĩ hoặc nói chuyện; đau đầu đột ngột, dữ dội hoặc cảm thấy chóng mặt.

Có thể nói, ai trong chúng ta cũng từng cảm thấy bị tê tay, tuy nhiên chúng ta thường coi đó là hiện tượng bình thường và không quá quan tâm. Nếu như tình trạng này diễn ra thường xuyên, có thể sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Vậy tình trạng trên xuất phát từ nguyên nhân nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Hiện tượng tê tay

Một trong những hiện tượng thường gặp đó là tê bì tay, cảm giác này xảy ra do rễ thần kinh của chúng ta đang bị tác động, chèn ép lên. Có thể bạn vừa lao động, làm việc quá sức hoặc ngồi yên một chỗ quá lâu cho nên cảm thấy bị tê tay.

Thông thường, chúng ta sẽ có cảm giác tê ở đầu các ngón tay, giống như đang bị kiến bò lên hoặc những mũi kim đâm vào đầu ngón tay. Sau đó, cảm giác tê bì dần dần lan xuống cả bàn tay hoặc thậm chí cả cánh tay.

Nếu thỉnh thoảng bạn thấy tê bì tay thì đó chỉ là hiện tượng bình thường, sau khi nghỉ ngơi, thư giãn một chút, cảm giác đó sẽ không làm phiền chúng ta nữa. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên. Đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nghiêm trọng.

Tốt nhất, các bạn nên theo dõi hiện tượng trên, nếu chúng diễn ra trong một thời gian dài thì bạn hãy đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất.

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân gây tê bì tay, chúng ta cần nắm được tình trạng này được chia thành những mức độ nào? Đây có thể là hiện tượng tạm thời hoặc triệu chứng của bệnh lý. Dựa trên cơ sở này, chúng ta dễ dàng xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng trên.

2. Nguyên nhân gây tê tay tạm thời

Đa số mọi người bị tê bì tay do các tác nhân cơ học, chúng không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta mà chỉ làm gián đoạn đôi chút cuộc sống, sinh hoạt của bạn.

Thông thường, lý do chính của tình trạng tê tay đó là bạn vận động mạnh, vận động lâu, hoạt động sai tư thế hoặc do tác dụng phụ của thuốc, do thiếu vitamin,... Một số ví dụ có thể kể đến như: cầm bút không đúng cách, chống tay quá lâu hoặc đeo các phụ kiện ở tay quá chặt,… Điều này chèn ép lên rễ thần kinh, máu không thể lưu thông như bình thường và dẫn tới hiện tượng tay bị tê.

Đầu ngón tay bị tê là bệnh gì năm 2024

Cầm bút không đúng cách có thể khiến bạn bị tê tay tạm thời

Bạn cũng có thể cảm thấy tê ở tay sau khi bị chấn thương hoặc tay chịu những tác động mạnh từ bên ngoài. Rễ thần kinh bị tác động, chèn ép mạnh do tay bị va đập sau khi gặp tai nạn. Đối với tình huống này, chúng ta nên đi khám để được bác sĩ xử lý chấn thương, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.

Cơ thể của một số người khá nhạy cảm, khi có bất kỳ sự thay đổi nào của thời tiết, cơ thể của họ cũng sẽ phản ứng, ví dụ như đau nhức đầu, mỏi mệt, thậm chí là tê bì tay. Hiện tượng cơ thể có những phản ứng được lý giải là do bạn chưa có thời gian để thích nghi với sự thay đổi đột ngột.

Ngoài ra, hiện tượng tê tay tạm thời cũng xuất phát từ việc chúng ta thường xuyên bị căng thẳng, áp lực hoặc bị nhiễm độc,…

3. Những bệnh lý gây triệu chứng tê tay

Nếu như bạn thường xuyên bị tê bì tay thì khả năng cao đó là triệu chứng của một số bệnh lý nhất định. Chính vì thế, chúng ta không thể chủ quan trước bất kỳ hiện tượng nào của cơ thể. Nếu không, bạn sẽ không thể phát hiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe của bản thân.

Vậy tình trạng tê bì tay có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

3.1. Bệnh thoát vị đĩa đệm

Đầu ngón tay bị tê là bệnh gì năm 2024

Triệu chứng thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm đó là tê ở tay.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ xảy ra khi phần nhân nhầy bên trong vỏ bọc đĩa đệm chảy ra, chèn lên rễ thần kinh khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Đa số các bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm đều cảm thấy tê bì tay.

Vì vậy, nếu thấy tình trạng tay bị tê diễn ra liên tục, nhiều khả năng bạn đang mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh này nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh.

3.2. Thoái hóa cột sống

Cột sống của chúng ta rất dễ bị thoái hóa, trở nên yếu đi nếu như đốt sống thường xuyên cọ xát với các dây thần kinh. Khi mắc bệnh, mọi vận động của người bệnh đều trở nên khó khăn hơn, cuộc sống sinh hoạt và công việc thay đổi rất nhiều.

Họ sẽ phải chịu đựng nhiều cơn đau, ban đầu chúng xuất hiện ở cổ, vai rồi dần dần lan xuống các vị trí khác trên cơ thể, toàn thân đau nhức.

Đặc biệt, bệnh nhân cũng cảm thấy tê tay theo chiều mà dây thần kinh đi qua, bạn tuyệt đối không nên chủ quan với tình trạng trên nhé!

3.3. Viêm khớp dạng thấp

Đầu ngón tay bị tê là bệnh gì năm 2024

Chúng ta không nên chủ quan nếu thường xuyên bị tê ở tay.

Đối với các bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, họ sẽ cảm thấy tê bì tay nếu như họ không vận động, ngồi, nằm im quá lâu. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do khớp bị viêm nhiễm, tác động trực tiếp đến dây thần kinh tại khu vực đó, gây ra cảm giác tê ở tay, tê chân,…

Ngoài những bệnh lý kể trên, một số căn bệnh khác cũng có thể khiến cho các rễ thần kinh bị chèn ép, tay chân bị tê bì. Trong đó, chúng ta có thể kể đến bệnh: viêm đa rễ thần kinh, hẹp ống sống hoặc là các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch.

4. Những triệu chứng tê tay thường gặp

Có lẽ rất nhiều bạn đang thắc mắc vậy những biểu hiện cụ thể khi bị tê ở tay là gì? Trên thực tế, bạn sẽ cảm thấy tê ở rất nhiều vị trí khác nhau trên tay, với mỗi vị trí khác nhau, nguyên nhân gây ra cũng hoàn toàn khác biệt.

Trong đó, đa số mọi người đều cảm thấy tê ngứa ở lòng bàn tay và tê ở các đầu ngón tay, rất có thể các bạn đã làm việc quá sức hoặc cơ thể thiếu vitamin. Bạn chỉ cần tăng cường nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế làm việc nặng nhọc, đồng thời tăng cường bổ sung vitamin là sẽ ổn.

Bên cạnh đó, thỉnh thoảng, chúng ta bị tê cánh tay hoặc tê từ ngón tay đến cả lòng bàn tay hoặc tê từ chân tới tay,… Tốt nhất, chúng ta nên thay đổi thói quen sinh hoạt không tốt, tránh vận động sai tư thế để hạn chế bị tê tay nhé!

Đầu ngón tay bị tê là bệnh gì năm 2024

Tình trạng tê cánh tay khiến bạn gặp khó khăn khi vận động.

Nhìn chung, hiện tượng tê tay có thể là tình trạng tạm thời, cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng. Đối với những người thường xuyên bị tê ở tay, bạn hãy sắp xếp thời gian đi kiểm tra sức khỏe ngay nhé! Chúng ta không nên chủ quan với bất cứ hiện tượng lạ nào trên cơ thể, nếu không bạn sẽ khó phát hiện các vấn đề về sức khỏe của mình.