Dạy học lịch sử địa phương ở trường Tiểu học

Về dự và khảo sát chuyên đề có đồng chí Nguyễn Thanh Thủy - Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Huyện ủy làm trưởng đoàn. Cùng đi trong đoàn có các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Ban Tuyên giáo Huyện ủy; Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Chính trị huyện; các đồng chí lãnh đạo Đảng uỷ, chính quyền địa phương.

Dạy học lịch sử địa phương ở trường Tiểu học

Mở đầu bài học, cô trò lớp 5D đã cùng nhau xem một đoạn video ngắn có những hình ảnh và lời giới thiệu khái quát về Di tích lịch sử văn hóa Đình làng Lương xá và Phủ thờ họ Đặng. Các em học sinh rất hứng thú khi nhận ra những địa điểm quen thuộc trên địa bàn xã Lam Điền – nơi mình sinh sống.

Dạy học lịch sử địa phương ở trường Tiểu học

Trong tiết học, các em học sinh đã được tự nghiên cứu tài liệu để khám phá về lịch sử hình thành và phát triển của 2 di tích: Đình làng Lương xá và Phủ thờ họ Đặng, từ đó nắm được vị trí địa lí của xã. Ở hoạt động 2, các em còn được tự mình sưu tầm những tranh ảnh, tư liệu về hoạt động kinh tế, sản xuất của xã Lam Điền qua các thời kì xưa và nay. Có thể nói, việc tự mình sưu tầm tài liệu và chia sẻ với các bạn trong lớp là một hình thức thúc đẩy được sự chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập của học sinh, giúp các em hào hứng hơn trong một tiết học lịch sử.

Tiết học lịch sử địa phương đã được chuẩn bị rất chu đáo, kỹ càng, sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin hiệu quả, có sự tham gia thảo luận sôi nổi của các em học sinh, phát huy năng lực hợp tác của học sinh.

Qua bài học, các em cảm thấy tự hào về gia đình, quê hương và tiếp tục giữ gìn, phát huy những truyền thống của mảnh đất và con người Lam Điền thân yêu.

Dạy học lịch sử địa phương ở trường Tiểu học

Kết thúc tiết dạy, các đồng chí trong đoàn của huyện đã phát biểu ghi nhận, đánh giá cao những kết quả trong công tác dạy và học lịch sử địa phương tại nhà trường. Đồng thời nhấn mạnh: mặc dù cô giáo Trần Thị Thanh chọn tiết dạy khó nhưng đã thể hiện thành công bài giảng. Cần kết hợp với những hoạt động thiết thực, gắn kết việc dạy và học lịch sử tại các khu di tích lịch sử của địa phương với những nhân vật lịch sử cụ thể để đạt hiệu quả hơn nữa góp phần giáo dục truyền thống quê hương Chương Mỹ anh hùng cho các thế hệ học sinh nhà trường.

Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh nhận thức được tính gắn kết của các sự kiện địa phương trong tiến trình lịch sử hào hùng của dân tộc, qua đó, giúp học sinh có ý thức và trách nhiệm hơn đối với quê hương, đất nước.

TH Lam Điền./

Dạy học lịch sử địa phương ở trường Tiểu học

Các thầy cô trong Hội đồng bộ môn tổ Tự nhiên xã hội (Sở GD&ĐT Đồng Tháp)

Nguyên nhân bắt nguồn từ đâu? Giáo viên chúng ta gặp những khó khăn gì khi dạy Lịch sử địa phương? Dưới đây là những giải pháp được Hội đồng bộ môn tổ Tự nhiên xã hội (Sở GD&ĐT Đồng Tháp) chia sẻ.

Nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của dạy Lịch sử địa phương

Để làm được việc này, cần tổ chức quán triệt tinh thần về nội dung giảng dạy lịch sử, trong đó có nội dung lịch sử địa phương. Nhà trường chủ động giới thiệu một số di tích lịch sử trên địa bàn thành phố, trong tỉnh và của địa phương theo gợi ý của Hội đồng bộ môn (HĐBM).

Làm tốt công tác tuyên truyền, như chỉ ra hiện tượng học sinh thờ ơ với các thông tin lịch sử, thờ ơ khi xem các bộ phim tài liệu, chưa tập trung với giờ giảng của giáo viên trên lớp, trong đó, giáo viên phải nhận thức tốt về tầm quan trọng của lịch sử. Giáo viên khơi gợi cho học sinh lòng yêu quý, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn, yêu hoà bình, ghét chiến tranh, … để từ đó, các em thấy được trách nhiệm của mình.

Khi nhận thức được tầm quan trọng này, giáo viên mới chủ động nghiên cứu tài liệu, áp dụng các phương pháp, hình thức dạy học nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử địa phương.

Gắn kết lịch sử địa phương trong dạy học, trải nghiệm

Giải pháp thứ 2 là cần chú trọng việc gắn kết lịch sử địa phương trong tiến trình dạy học lịch sử và tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn với nội dung lịch sử.

Tổ chuyên môn, giáo viên chủ động rà soát nội dung các bài lịch sử trong chương trình, xác định nội dung giai đoạn lịch sử nào ở địa phương có thể lồng ghép vào bài dạy.

Ví dụ: Khi dạy bài 9: Cách mạng mùa thu - lớp 5, giáo viên có thể liên hệ diễn biến của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Đồng Tháp. Những nội dung nào có thể tổ chức hoạt động trải nghiệm tại di tích lịch sử bên cạnh các hình thức mà các trường vẫn thường làm đó là mời nhân chứng lịch sử, ngoại khoá với hình thức hái hoa kiến thức,... Mạnh dạn tham mưu hiệu trưởng để có sự chỉ đạo, lên kế hoạch, phân công các bộ phận phối hợp tổ chức tiết học gắn với di tích lịch sử địa phương một cách an toàn, hiệu quả.

Để nội dung bài học đạt kết quả tốt, giáo viên cần gắn “liên hệ thực tế” với hoạt động chăm sóc di tích để học sinh được trải nghiệm giữ gìn, bảo tồn di tích ở địa phương; cần phối hợp với Tổng phụ trách Đội để gắn kế hoạch giảng dạy, tìm hiểu về di tích của mình vào các hoạt động giáo dục của Đội.

Khi thiết kế hoạt động giảng dạy, cần có câu hỏi chủ đạo về nội dung kiến thức để học sinh chủ động trong hợp tác với bạn, chủ động trong tìm hiểu để tiết học thêm sinh động; cần thiết kế các nội dung theo chủ đề phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và nội dung phù hợp di tích lịch sử của địa phương.

Với các nội dung còn lại của Lịch sử địa phương (có tài liệu), giáo viên nên chủ động lồng ghép bài học và giới thiệu lồng ghép vào các hoạt động của Liên Đội. Bên cạnh đó, giáo viên cũng nên tăng cường các hoạt động học tập ngoài không gian lớp học như: vườn trường, phòng truyền thống và gắn với các nội dung “Mỗi tuần một điểm đến” của Liên Đội phát động (thông tin về di tích, địa danh, cảnh đẹp, … kèm hình ảnh được Liên Đội đính xung quanh sân trường) để làm nguồn tư liệu giảng dạy, kích thích học sinh trước khi trải nghiệm tại các di tích.

Một điều không thể thiếu trong dạy học là tuyên truyền cho học sinh sự đam mê đọc sách, bởi sách là nguồn tri thức quý giá, cung cấp cho học sinh rất nhiều kiến thức về Khoa học - Tự nhiên và Xã hội.

Trước khi tổ chức các tiết học, bài học có liên quan đến việc lồng ghép, tích hợp lịch sử địa phương, giáo viên cần giới thiệu đến các em các loại sách có liên quan để tham khảo hoặc liên hệ thư viện tìm kiếm thông tin, tư liệu nhằm chuẩn bị và giúp các em học tốt hơn.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ học cũng giúp các em tìm hiểu về lịch sử địa phương tốt hơn. Kết hợp với việc dạy học trải nghiệm và tích hợp liên môn, sau những tiết học về tin học, phần thực hành, giáo viên cũng nên hướng dẫn cho học sinh tự tra cứu trên mạng tìm hiểu về lịch sử của quê hương mình đang sinh sống, hướng dẫn, giáo dục các về tác dụng của việc sử dụng máy tính, điện thoại trong học tập, … (phát triển kĩ năng tìm kiếm thông tin).

Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh trong học Lịch sử

Cần xem đây cũng là một biện pháp tạo động cơ thúc đẩy học sinh quan tâm đến việc học tập, tìm hiểu lịch sử địa phương có hiệu quả hơn.

Trong năm học này, khi ra đề tham khảo kiểm tra định kì nội dung Lịch sử, tổ Xã hội mạnh dạn đưa câu hỏi liên quan đến nội dung lịch sử địa phương. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề xuất với Liên Đội khi “Kiểm tra công nhận hoàn thành chương trình rèn luyện đội viên” nên có ít nhất 2 câu hỏi về lịch sử, di tích lịch sử ở địa phương để học sinh tìm hiểu.

Sau khi thực hiện các giải pháp trên, giáo viên nhận thức đúng đắn được sự cần thiết của lịch sử nói chung và lịch sử địa phương nói riêng trong quá trình giảng dạy. Tích cực, chủ động trong tìm hiểu, gắn kết các nội dung vào bài học. Áp dụng đa dạng các hình thức dạy học, trong đó, năng lực tổ chức hoạt động dạy học phát huy năng lực học tập qua trải nghiệm của học sinh được giáo viên thực hiện rất tốt.

Học sinh được trải nghiệm thực tế, phát triển các kỹ năng và năng lực học tập. Không những các em chủ động thích thú tìm hiểu, nắm những kiến thức lịch sử mà còn hình thành ở các em thái độ và động cơ học tập đúng đắn, nâng cao chất lượng dạy học lịch sử.

Kiến thức các em học không chỉ phát huy ở môn học mà còn ở các hoạt động tập thể. Các em ý thức hơn trong việc tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa địa phương và các hoạt động vì cộng đồng khác.

Dạy học lịch sử địa phương ở trường Tiểu học

ĐỀ CƯƠNGBÁO CÁOPhương pháp giảng dạyLịch sử địa phương trongcác trường Tiểu họcĐồng Tháp, ngày 12 tháng 8 năm 20161.1. QuiQui địnhđịnh tiếttiết dạydạy LSĐPLSĐP trongtrong PPCTPPCT GDTHGDTH- Lớp 4: Dạy ở các tuần 33, 34, 35, mỗi tuần dạy 1tiết = 40 phút.- Lớp 5: Dạy ở các tuần 31, 32, mỗi tuần 1 tiết =40 phút.2.2. TàiTài liệuliệu soạnsoạn giảnggiảngNằm chung trong tài liệu Văn hoá địa phươngtỉnh Đồng Tháp.- Phần Lịch sử địa phương gồm có: 7 bài, cụ thể:- Bài 1: Phong trào yêu nước và cách mạng tỉnhĐồng Tháp từ khi có Đảng đến trước Cách mạngtháng Tám 1945.- Bài 2: Cách mạng tháng Tám 1945 ở Đồng Tháp.Bài 3: Ôn tập và liên hệ thực tế phong trào yêunước và cách mạng tỉnh Đồng Tháp từ khi có Đảngđến Cách mạng tháng Tám năm 1945.Bài 4: Đồng Tháp trong kháng chiến chống Pháp(1945-1954).Bài 5: Đồng Tháp trong kháng chiến chống Mỹ(1954-1975).Bài 6: Thực hành: Đồng Tháp trong kháng chiếnchống Pháp (1945-1954) và chống Mỹ (1954-1975).Bài 7: Phương pháp dạy học Lịch sử địa phương ởTiểu học.3. Mục đích của việc giảng dạy LSĐP trong cácTrường Tiểu học• Lịch sử địa phương là một bộ phận không thể táchrời của lịch sử dân tộc. Các sự kiện lịch sử dân tộcđều có sự ảnh hưởng và tác động đến lịch sử địaphương và ngược lại các sự kiện lịch sử địaphương đều tác động đến lịch sử dân tộc và là mộtbộ phận của lịch sử dân tộc.• Việc tổ chức giảng dạy lịch sử địa phương (nơi cácem đang sinh sống) trong nhà trường Tiểu học, hoặcđưa các kiến thức lịch sử địa phương (nơi các emđang sinh sống) gắn ghép vào lịch sử dân tộc mộtcách phù hợp sẽ giúp cho các em càng yêu quêhương, đất nước của mình hơn. Qua đó, giúp cácem tăng cường lòng tự hào dân tộc của bản thânmình ngày càng sâu sắc.4. Một số gợi ý về PPDH LSĐP4.1. Phương pháp kể chuyện lịch sử: giáo viên thựchiện hoặc mời nhân vật lịch sử còn sống trực tiếp kểlại.4.2. Phương pháp quan sát: tranh ảnh, hiện vật, bảnđồ...4.3. Phương pháp thực địa (Bảo tàng lịch sử, di tíchlịch sử ...).4.4. Phương pháp thảo luận nhóm: để tìm ra nguyênnhân và xác định ý nghĩa của các sự kiện lịch sử, vaitrò của các nhân vật lịch sử ...4.5. Phương pháp đóng vai nhân vật lịch sử.4.6. Phương pháp sưu tầm tư liệu lịch sử: các mẫuchuyện lịch sử tại địa phương ...Ngoài ra giáo viên có thể sáng tạo, áp dụng cácPPDH khác nhằm phát huy tính tích cực học tập củahọc sinh trong giờ học …5. Các phương tiện hỗ trợ để giảng dạy LSĐP5.1. Thiết bị và đồ dùng dạy học- Tranh ảnh, tư liệu lịch sử về các phong trào yêu nướccó liên quan đến nội dung giảng dạy.- Bảng phụ: để ghi các thông tin lịch sử có liên quan.- Laptop, máy chiếu, màn hình (nếu có) nhằm tạo thêmsự hấp dẫn và thu hút học sinh trong giờ dạy.5.2. Tài liệu tham khảo- Lịch sử Đảng bộ Đồng Tháp.- Tài liệu giảng dạy Lịch sử địa phương TỉnhĐồng Tháp, tháng 12/2004.- Nhân vật chí Đồng Tháp, 2005.TIẾP THEO XIN MỜI QUÍ VỊ ĐẠI BIỂU XEM MỘT SỐ HÌNH ẢNHLIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG BÀI HỌCÔng Phạm Hữu Lầu (Tư Lầu),Bí Thư Chi bộ Tỉnh Đồng Tháp tháng 2/1930Bà Trần Thị Nhượng (Cô Giáo Ngài) đại diện UB khởi nghĩa của tỉnh lị Sa đéctrong Cách mạng Tháng Tám 1945Trụ sở UBKN trong CM tháng Tám năm 1945 tại Sa đéc (hiện nay nhà số 22/1đường Nguyễn Huệ, TP Sa đéc)Đài Liệt sĩ Quận Cao Lãnh được xây dựng trước khi tập kết chuyển quân ra Bắc(Vị trí hiện nay là Siêu Thị Đồng Tháp - TP Cao Lãnh)NGUYEN VAN ANgày 29/10/1954, đồng bào lưu luyến tiễn bộ đội xuống tàu tập kết ra BắcLễ mừng giải phóng TX Sa đéctháng 5/1975Lễ mừng giải phóng TX Cao LãnhTháng 5/1975Ô Trần Anh Điền (Tám Bé)Ô Nguyễn Thanh Phong (Bảy Phong)Ô. Nguyễn Thế Hữu (Tư Hữu)CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ VỊĐẠI BIỂU CHÚ Ý LẮNG NGHE