Đề bài - bài 15 trang 178 sgk đại số và giải tích 11

b) Hàm số \(f(x)\) được gọi là liên tục trên \([a, b]\) nếu nó liên tục trên khoảng \((a, b)\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {a^ + }} f(x) = f(a);\mathop {\lim }\limits_{x \to {b^ - }} f(x) = f(b)\)

Đề bài

Nêu định nghĩa hàm số liên tục tại một điểm, trên một khoảng. Nêu hình ảnh hình học của một hàm số liên tục trên một khoảng.

Video hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết

Định nghĩa 1:

+ Hàm số \(f(x)\) xác định trên khoảng \(K\) được gọi là liên tục tại \(x_0 K\) nếu: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f(x) = f({x_0})\)

+ Hàm số không liên tục tại điểm \(x_0\)thì được gọi là gián đoạn tại điểm đó.

Định nghĩa 2:

a) Hàm số \(f(x)\) được gọi là liên tục trên một khoảng nếu nó liên tục tại mọi điểm trên khoảng đó.

b) Hàm số \(f(x)\) được gọi là liên tục trên \([a, b]\) nếu nó liên tục trên khoảng \((a, b)\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {a^ + }} f(x) = f(a);\mathop {\lim }\limits_{x \to {b^ - }} f(x) = f(b)\)

Nhận xét:

Đồ thị của hàm liên tục trên một khoảng là một đường liền trên khoảng đó (hình dưới)

Đề bài - bài 15 trang 178 sgk đại số và giải tích 11

Hình dưới đây cho ví dụ về đồ thị của một hàm số không liên tục trên khoảng \((a, b)\)

Đề bài - bài 15 trang 178 sgk đại số và giải tích 11