Đề bài - bài 4.2 trang 156 sbt đại số và giải tích 11

Khi đó, các dãy số \(\left( {{u_n} + {v_n}} \right)\)và \(\left( {{u_n}} \right)\)cùng có giới hạn hữu hạn, nên hiệu của chúngcũng là một dãy có giới hạn hữu hạn, nghĩa là dãy số có số hạng tổng quát là \({u_n} + {v_n} - {u_n} = {v_n}\)có giới hạn hữu hạn.

Đề bài

Cho biết dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\)có giới hạn hữu hạn, còn dãy số \(\left( {{v_n}} \right)\)không có giới hạn hữu hạn. Dãy số \(\left( {{u_n} + {v_n}} \right)\)có thể có giới hạn hữu hạn không ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng phương pháp phản chứng,giả sử ngược lại, \(\left( {{u_n} + {v_n}} \right)\)có giới hạn hữu hạn suy ra điều vô lí.

Lời giải chi tiết

Dãy \(\left( {{u_n} + {v_n}} \right)\)không có giới hạn hữu hạn.

Thật vậy, giả sử ngược lại, \(\left( {{u_n} + {v_n}} \right)\)có giới hạn hữu hạn.

Khi đó, các dãy số \(\left( {{u_n} + {v_n}} \right)\)và \(\left( {{u_n}} \right)\)cùng có giới hạn hữu hạn, nên hiệu của chúngcũng là một dãy có giới hạn hữu hạn, nghĩa là dãy số có số hạng tổng quát là \({u_n} + {v_n} - {u_n} = {v_n}\)có giới hạn hữu hạn.

Điều này trái với giả thiết \(\left( {{v_n}} \right)\)không có giới hạn hữu hạn.