Đề bài - giải bài 6 trang 30 sách bài tập địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống

- Cao nguyênlà vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, thường cao trên 500 m so với mực nước biển, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh.

Đề bài

Lựa chọn đáp án đúng.

Một khu vực có đặc điểm: bề mặt tương đối bằng phẳng, cao 150 m so với mực nước biển, có diện tích khoảng 1 triệu km2. Khu vực đó được xếp vào dạng địa hình nào?

A. Vùng núi.

B. Vùng đồi.

C. Đồng bằng.

D. Cao nguyên.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào kiến thức đã học về các dạng địa hình chính trên Trái Đất để làm bài.

- Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Độ cao của núi so với mực nước biển là từ 500 m trở lên. Núi thường có đỉnh nhọn, sườn dốc.

- Đồi cũng là một dạng địa hình nhô cao. Độ cao của đồi so với các vùng xung quanh thường không quá 200 m. Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

- Cao nguyênlà vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, thường cao trên 500 m so với mực nước biển, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh.

- Đồng bằnglà dạng địa hình thấp có bề mặt khá bằng phẳng hoặc gợn sóng, có thể rộng tới hàng triệu km2. Độ cao của hầu hết các đồng bằng là dưới 200 m so với mực nước biển.

Lời giải chi tiết

Khu vực đó được xếp vào dạng địa hình:

C. Đồng bằng.