Đề thi thử ngữ văn 2023

Từ năm 2023, đề thi môn ngữ văn sẽ không sử dụng văn bản trong sách giáo khoa. Yêu cầu trên được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đưa ra trong hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông, ban hành ngày 21/7.

Theo tờ Lao Động, việc đổi mới cách kiểm tra, đánh giá, ra đề thi môn Ngữ văn như trên nhằm khắc phục tình trạng đọc chép và yêu cầu thuộc lòng theo văn mẫu, tăng cường hơn nữa việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn; dành nhiều thời gian cho các hoạt động thực hành, vận dụng, trình bày, thảo luận để rèn luyện kĩ năng đọc, viết, nói, nghe và cảm thụ thẩm mĩ theo yêu cầu, mức độ với từng lớp học, cấp học.

Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kỳ, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết. Khuyến khích việc xây dựng và sử dụng các đề thi mở trong kiểm tra, đánh giá để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh.

Trong quá trình dạy học, giáo viên cần giao nhiệm vụ học tập rõ ràng, phù hợp với khả năng của học sinh; nêu cụ thể các yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành; chú trọng kiểm tra, đánh giá, hỗ trợ, động viên học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể đưa ra những gợi ý, chỉ dẫn để giúp học sinh đọc nhưng không lấy việc phân tích, bình giảng của mình để áp đặt hay thay thế cho những suy nghĩ của học sinh.

Thực hiện : Quang Trịnh

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải đề khảo sát lần 1 Ngữ Văn 12 năm 2022 – 2023 trường THPT Hàm Long – Bắc Ninh.

Tình nguyện làm khán giả vô hình cho những thứ vô bổ, những người xa lạ ở tận đâu đâu như vậy, bạn sẽ mãi đóng vai quần chúng trong cuộc đời người khác. Cứ như vậy, cuộc đời bạn ai sẽ đóng thay đây hay nói đúng hơn, cuộc đời bạn ai sẽ sống thay? (Sống như ngày mai sẽ chết, Phi Tuyết, Nxb Thế giới, tr. 10 – 11) Câu 1: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên Câu 2: Nêu tác dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn (1). Câu 3: Vì sao tác giả bài viết lại cho rằng: Việc tình nguyện làm khán giả cho người khác là một thói quen nguy hiểm?
Câu 4: Theo anh /chị, vì sao nhiều bạn trẻ ngày nay có xu hướng hứng thú với vai trò khán giả trong bộ phim cuộc đời của người khác hơn là làm đạo diễn của bộ phim cuộc đời mình? Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả lời cho câu hỏi: Bạn đã sống cuộc đời của chính mình chưa? Câu 2 (5,0 điểm) Hỡi đồng bào cả nước, “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

[ads]

Ngày 21/7/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông.

Nhiều giáo viên bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông lo lắng, nếu việc đổi mới này được triển khai ở chương trình lớp 9 và lớp 12 hiện hành (chương trình cũ) thì sẽ gây trở ngại cho học sinh và thầy cô.

Đề thi thử ngữ văn 2023
Ảnh minh họa: Hoài Ân

Thi tuyển sinh 10, thi tốt nghiệp có lấy văn bản ngoài sách giáo khoa hay không?

Nhiều thầy cô băn khoăn, không biết đề thi tuyển sinh 10 và đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2022-2023 đã sử dụng văn bản (phần nghị luận văn học) ngoài sách giáo khoa hay chưa.

Đọc kĩ văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi hiểu rằng, chỉ đạo này mới chỉ dừng lại ở việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cuối kì, cuối năm học, cuối cấp học.

Cụ thể "trong quá trình đánh giá kết quả học tập cuối kì, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết....

Khuyến khích giáo viên xây dựng và sử dụng các đề mở trong kiểm tra, đánh giá để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh. Xây dựng bộ công cụ đánh giá để hạn chế tính chủ quan, cảm tính của người chấm". [1]

Như thế, chưa có quy định sử dụng văn bản ngoài sách giáo khoa để ra đề thi tuyển sinh 10 hay đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ yêu cầu từ năm học 2022-2023 phải đổi mới cách dạy Ngữ văn, khắc phục tình trạng văn mẫu.

Ví dụ, việc thực hiện Chương trình mới bậc trung học phổ thông theo lộ trình: năm học 2022-2023 cho lớp 10, năm học 2023-2024 cho lớp 11 và từ năm học 2024-2025 mới có thể lấy văn bản (phần nghị luận văn học) ngoài sách giáo khoa ra đề thi tốt nghiệp.

Trước đó, ngày 8/7/2022, Báo Dân trí dẫn lời ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Trung học Phổ thông (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, khi học sinh lớp 12 bắt đầu học chương trình mới là năm 2025 thì sẽ có phương thức thi mới. [2]

Tuy vậy, năm học mới đã cận kề, giáo viên bậc phổ thông trên cả nước mong Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có văn bản hướng dẫn việc thực hiện kiểm tra, đánh giá, thi cử nhằm giúp thầy cô chủ động hơn trong xây dựng kế hoạch chuyên môn.

Đổi mới dạy học môn Ngữ văn là yêu cầu cấp thiết

Cá nhân người viết rất đồng tình với việc đổi mới cách dạy Ngữ văn, khắc phục tình trạng văn mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bởi, việc dạy và học môn Ngữ văn ở các nhà trường phổ thông hiện nay vẫn còn nặng tình trạng đọc chép, chiếu chép và học theo văn mẫu phục vụ cho việc kiểm tra, thi cử.

Thay vào đó, thầy cô chỉ nên là người hướng dẫn, còn học sinh phải chủ động chiếm lĩnh tri thức bằng cách tự mình (hoặc cùng với nhóm bạn) tìm ra cái hay, cái đẹp và rút ra được những bài học ý nghĩa thông qua các tác phẩm văn học thì việc học mới có hiệu quả, khơi gợi sự hứng thú khi học văn.

Như thế, thầy cô cần tôn trọng những cảm nhận, đánh giá theo quan điểm cá nhân của mỗi học sinh, dẫu bài viết chưa hay, chưa thật sâu sắc, thậm chí còn hời hợt nhưng đó là sản phẩm của các em.

Chẳng hạn, thầy cô đang dạy truyện cổ tích “Tấm Cám” (chương trình Ngữ văn 10 hiện hành) chỉ gói gọn trong 1 bài học: “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.

Thế nhưng, học sinh ở Mĩ sau khi học xong tác phẩm “Lọ Lem” (có nội dung gần giống "Tấm Cám") thì rút ra được 6 bài học: cần đúng giờ; ăn mặc lịch sự; tự yêu thương bản thân; cần có bạn bè; yêu thương người thân; biết giành cơ hội.

Vậy nên, khi dạy truyện "Tấm Cám", giáo viên có thể đặt câu hỏi: vì sao nhà vua tới trò chuyện thân mật với Tấm, thích Tấm? Gợi ý: vì mẹ con con Cám chủ quan, khinh Tấm. Từ đó rút ra bài học để thành công: đúng giờ, biết giữ bí mật, biết tự bảo vệ, biết nắm cơ hội.

Dĩ nhiên, khi nhận xét, đánh giá các sản phẩm của học sinh, giáo viên cần tôn trọng và khuyến khích cách nghĩ, cách cảm riêng của học sinh trên nguyên tắc không vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hoá và pháp luật.

Đổi mới cách đánh giá môn Ngữ văn thế nào?

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, giáo viên tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kỹ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe.

Thực tế, những năm vừa qua, giáo viên bậc phổ thông đã ra đề kiểm tra theo hình thức đổi mới bằng cách lấy ngữ liệu ngoài sách giáo khoa (chiếm 50% tổng số điểm) cho phần đọc hiểu. Tuy vậy, việc thiết kế các câu hỏi còn manh mún, dễ dãi phần nào khiến học sinh chán học môn Ngữ văn.

Một hạn chế lớn nhất hiện nay là giáo viên chưa chú trọng rèn các kĩ năng đọc, nói cho học sinh. Còn kĩ năng viết, giáo viên chưa có nhiều thời gian rèn luyện cho học sinh vì vướng các quy định về kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì.

Theo quy định cũ, học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông có từ 3 - 4 bài kiểm tra 1 tiết thì hiện nay các em chỉ còn bài kiểm tra định kì (giữa kì và cuối kì). Giáo viên khó dành thời gian rèn cho học sinh viết thêm vì chương trình quy định sẵn số tiết cho mỗi bài học.

Điều giáo viên quan tâm nhất hiện nay là, trong quá trình đánh giá kết quả học tập cuối kì, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết.

Muốn sử dụng một văn bản mới hoàn toàn cho học sinh làm bài viết thì Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về cấu trúc đề kiểm tra và gợi ý đáp án chấm để giáo viên và học sinh làm quen.

Tài liệu tham khảo:

[1] https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/tu-nam-hoc-2022-2023-doi-moi-cach-day-ngu-van-khac-phuc-tinh-trang-van-mau-post228254.gd?fbclid=IwAR0jLiiBYoTgGIqzfCR7ktvwFtbfDNQZwlug7eZS3TwNjJ_EZZuiXVdsw4o

[2] https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/bo-gd-dt-nam-toi-se-thay-doi-cach-ra-de-thi-tot-nghiep-thpt-20220708191535328.htm

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Cao Nguyên