Đền đức vua ở đâu

CHUYỆN VỀ TƯỢNG ĐỨC VUA AN DƯƠNG VƯƠNG

Ngày 16 tháng 04 Năm 2021

Đền Thượng được xây dựng trên một khu đất cao nằm ở phía Tây Nam thành Nội, thuộc địa phận xóm Chùa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Nhân vật thờ trung tâm trong đền Thượng là đức vua An Dương Vương. Tương truyền, vào năm 1893, trong một lần tu bổ lớn đã phát hiện một kho đồng dưới nền điện nên đã đem đúc tượng đức vua An Dương Vương để thờ.

Tượng đức vua An Dương Vương làm bằng đồng hun, được tạc lớn hơn người thật theo thể tượng tròn, đúng theo quy chuẩn tạc tượng. Tượng đúc liền khối thể hiện kỹ cả bệ, mũ, quần, áo, hia. Tượng được tạc trong tư thế ngồi với phong thái ung dung đường bệ, khuôn mặt vuông vức, phương phi nhìn thẳng về phía trước, trán cao, mắt xếch, mũi dài thẳng, tai to, râu dài và đen, nét mặt nghiêm nghị, đầu đội mũ Bình thiên có trang trí lưỡng long chầu mặt nhật, thân mặt áo long bào cổ cao, diềm áo chảy xuống tới tận mũi hài khắc ba chỉ. Tại miếng hộ tâm dưới bụng có dòng chữ: “ Thánh tổ An Dương Vương hoàng đế”, đai ngọc to bản trễ xuống. Hai tay khép lại để trước ngực, ngón tay dài cầm hốt. Chân đi hài mũi cong khắc hình hoa cúc mãn khai.

Mùa xuân năm 1961, Bác Hồ đến thăm đền và lớp bình dân học vụ tại đền Thượng đã phát hiện phía sau lưng tượng vua bên trái có khắc dòng chữ “ Tượng đồng nhị bách ngũ thập cân” (nghĩa là: Tượng đồng nặng 250kg ta), bên phải “ Đinh dậu niên ngũ nguyệt thập lục nhật tu tạo” (nghĩa là: Ngày 16 tháng 5 năm Đinh Dậu (1897) đúc tượng).

Đền đức vua ở đâu

Đền đức vua ở đâu
Tượng đức vua An Dương Vương tại đền Thượng – Khu di tích Cổ Loa

BAN QUẢN LÝ KHU DI TÍCH CỔ LOA

Và không thể không nhắc đến đền thờ đức vua Trần Minh Tông thuộc xã Tiên La, tổng Cổ Dũng, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang xưa, nay là làng Tiên La, xã Đức Giang, huyện Yên Dũng.

Ngôi đền nằm kề bên bờ sông Thương, cách chùa Vĩnh Nghiêm và ngã ba Phượng Nhãn hơn 2km. Đền thờ đức vua Trần Minh Tông được xây dựng từ thời Trần, khoảng nửa sau thế kỷ XIV. Sau khi nhà vua băng hà, nhân dân địa phương đã xây dựng am thờ là tiền thân của ngôi đền sau này. Dấu tích của am thờ thời Trần hiện còn là nền móng, bậc thềm gạch, ngói cũ. Vua Trần Minh Tông tên húy là Mạnh, con trai thứ 4 của vua Trần Anh Tông. Mẹ là Chiêu Hiến Hoàng Thái Hậu Trần Thị. Đức vua sinh năm Canh Tý (1300) được kế ngôi báu năm Giáp Dần (1314) đến năm Kỷ Tỵ (1329) thì nhường ngôi cho con là Thái tử Vượng (tức vua Trần Hiến Tông) sau đó làm Thái Thượng hoàng đến khi qua đời (1357). Sử cũ ghi về ông như một đấng minh vương có lòng nhân hậu, biết tôn quý trọng dụng người hiền tài. Khi đương vị, nhà vua đã quy tụ được nhiều hiền thần như Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn… Sau khi vua băng hà nhiều địa phương trong nước lập am, miếu, đền phụng thờ.

Đền đức vua ở đâu

Đền thờ đức vua Trần Minh Tông hiện nay.

Truyền thuyết ở Tiên La kể rằng: Thái Thượng hoàng Trần Anh Tông sau khi nhường ngôi cho Thái tử Mạnh (tức vua Trần Minh Tông) thường lui tới chùa Vĩnh Nghiêm (nay thuộc xã Trí Yên, huyện Yên Dũng) để giảng đạo. Trần Minh Tông khi ấy thường đến thăm vua cha, thông thường Người đi theo đường thủy qua ngã ba Nhãn rồi ngược sông Lục đến chốn tổ nhưng nhiều khi đi đường bộ và xa giá nhiều lần dừng ở bến đò Lá (làng Tiên La) rồi mới qua sông về chùa Vĩnh Nghiêm thăm vua cha.

Sau những lần qua lại Tiên La, đức vua có nhiều ấn tượng tốt đẹp với miền quê và người dân nơi đây nên đã cấp cho ba mẫu ruộng để trả lương cho người lái đò. Dân Tiên La từ đó qua sông không phải trả tiền đò, lại được vua giúp đắp đê chống lụt nên khi vua mất, dân xã đã lập am tôn thờ bên bến đò xưa. Dưới thời Lê, Nguyễn, triều đình phong kiến nhiều lần ban cấp sắc phong cho xã Tiên La phụng thờ đức vua Trần Minh Tông. Nhưng đến nay chỉ còn lưu giữ được ba đạo sắc triều Nguyễn niên hiệu Đồng Khánh thứ 2 (1887), Duy Tân thứ 3 (1909) và Khải Định thứ 9 (1924).

Đền thờ đức vua Trần Minh Tông hiện nay nằm bên cạnh đình, chùa ở đầu làng Tiên La trong khuôn viên đất rộng 1.425 m2 tạo thành quần thể di tích liên hoàn cổ kính. Phía trước đền là nhà bia cùng cây cổ thụ tỏa bóng mát. Đền có bố cục kiến trúc hình chữ nhị gồm tòa tiền tế 5 gian, tòa hậu cung 2 gian. Tòa tiền tế được xây dựng vào cuối thời Lê nhưng đã được tu sửa nhiều lần dưới thời Nguyễn và những năm gần đây. Phần kết cấu kiến trúc các vì mái theo kiểu thượng con chồng trụ giá chiêng, hạ kẻ bẩy.Trên các đầu bẩy, con chồng chạm khắc hoa văn hình hoa lá. Hậu cung xây sau này gồm hai gian bít đốc, cửa hậu cung đắp đôi câu đối cổ được lưu chép lại: Triều Trần trừ Nguyên báo ơn nước giữ yên thiên hạ/ Trúc Lâm thanh tịnh cảnh đẹp ấy cũng là giang sơn đất nước.

Ngoài giá trị về tín ngưỡng, đền thờ đức vua Trần Minh Tông còn bảo lưu được nhiều tài liệu, hiện vật có giá trị như: Tượng thờ đức vua thời Lê, hệ thống bia đá, sắc phong cổ thời thời Nguyễn, bình hương đá… Đền thờ đức vua Trần Minh Tông là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tổ chức lễ hội truyền thống của nhân dân địa phương. Lễ hội truyền thống hằng năm được tổ chức vào ngày mùng 1, 2 tháng 2 âm lịch với nhiều nghi lễ, trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Độc đáo và trang nghiêm nhất vẫn là nghi lễ tế đức vua Trần Minh Tông và nghi thức rước nước ở sông Thương về tế Thần.

Đền đức vua ở đâu

Di tích quốc gia phần mộ, đền thờ Thân Công Tài

(BGĐT) - Ngày 3-4, huyện Việt Yên (Bắc Giang) tổ chức lễ đón Bằng xếp hạng di tích quốc gia đối với đền thờ và phần mộ Hán Quận công Thân Công Tài tại thôn Như Thiết, xã Hồng Thái. Đây cũng là dịp tưởng nhớ, tôn vinh công trạng lớn lao của vị quan võ sống vào thời vua Lê - chúa Trịnh, đồng thời giáo dục truyền thống quê hương và phát huy giá trị di tích.

Đền đức vua ở đâu

Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở thượng nguồn sông Lục

(BGĐT) - Bên dòng sông An Châu uốn lượn bao bọc nơi miền núi thơ mộng và huyền ảo có ngôi đền cổ kính đã được xây dựng từ lâu đời. Đó là đền Vua Bà ở xã An Lập (Sơn Động) - nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh, vị Thánh trong tín ngưỡng Tam phủ của người Việt, được sắc phong là Ngọc Dung Công chúa.

Đền đức vua ở đâu

Khẩn cấp bảo vệ di tích đền thờ Phạm Văn Liêu

(BG)-Đền thờ Bình Ngô khai quốc công thần Phạm Văn Liêu thuộc thôn Chùa, xã Xuân Hương (Lạng Giang - Bắc Giang) được xây dựng từ thế kỷ XVII. Năm 1990, đền được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Tuy nhiên, do không được quan tâm trùng tu thường xuyên nên nhiều hạng mục trong di tích đã bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ.

Đồng Ngọc Dưỡng

Trong hệ thống thần linh Tứ phủ, Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình là vị đứng hàng trên Tam tòa Thánh Mẫu. Vậy Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình là ai ? và đền thờ ngài ở đâu, hy vọng trong bài viết dưới đây ban biên tập xin tổng hợp một số thông tin gửi tới bạn đọc được biết thêm thông tin.

Nhang thành kính đôi lời giãi tỏ
Trước điện tiền lễ độ phục uy
Thoải đình Thánh Đế uy nghi
Quyền cai chính ngự ngọc trì bể Đông
Truyền thừa mệnh Long Cung Bát Hải
Thái Ninh từ chính đại quang minh
Ấy nơi tụ khí chung linh
Quyền cai thống lĩnh chư dinh thoải tề
Các cửa bể cửa sông Nam quốc
Một mối thông sau trước một nơi
Quy về long mạch chính ngôi
Đền Vua Bát Hải ở nơi Động Đình

Đền đức vua ở đâu

Đức vua Cha Bát Hải Động Đình

Đức Vua Cha Bát Hải là ai ?

Đức  vua cha Bát Hải còn được gọi là Vua Cha Bát Hải Động Đình, là vị vua đứng đầu Thủy phủ, hành dinh của Ngài ở Động Đình Hồ một vùng đất ven biển Đông của nước ta, chứ không phải Đầm Vân Mộng (cũng có tên Động Đình Hồ) ở bên Trung Quốc. Theo truyền thuyết lưu truyền thì ngài là cha của Thánh mẫu Xích Lân Long Nữ, là nhạc phụ của Kinh Dương Vương (Kinh Xuyên), thủy tổ của Bách Việt.

Theo lịch sử, thời kì đầu Văn Lang, dân tộc Lạc Việt theo chế độ Mẫu Hệ ( tức coi trọng người mẹ, người phụ nữ trong nhà). Thứ 2 nữa về huyết thống thì huyết thống rồng của Long Nữ quả thực là cao quý hơn rất nhiều. Và vì vậy mà theo suy đoán của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử thì khi nói đến vua cha ở đấy chính là lời mà Kinh Dương Vương gọi bố vợ – tức Long Vương cai quản Động Đình Hồ.

>>> Xem thêm: Hệ thống thần linh Tứ Phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Sự tích về Đức Vua Cha Bát Hải

Xưa kia, vào thời Hùng Vương có cặp vợ chồng họ Phạm và họ Trần ở vùng Thụy Anh – Thái Bình, họ nhặt được cô gái nhỏ bên bờ sông và mang về nuôi nấng nhận làm nghĩa tử, đặt tên Quý Nương. Năm Quý Nương tròn mười tám, cô ra dòng sông tắm gội, tứ dưới thủy triều nổi lên một con Hoàng Long toàn thân vàng rực, mình dài tám trượng bơi đến quấn lấy nữ nhân. Sau đó thì bà thụ thai và có mang suốt mười ba tháng, đúng ngày mồng 10 tháng giêng thì sinh ra một cái bọc lấp lánh trăm thứ hào quang. Quý Nương hoảng sợ mang bọc ấy vứt xuống sông, đêm hôm đó có người ngư phủ kéo lưới mà cứ mắc phải bọc trứng dù đã vứt đi nhiều lần, hiếu kì nên ông rạch ra xem. Từ trong bọc bò ra ba con Hoàng Xà, đầu rồng mình rắn, vẩy sáng ánh kim.

Lúc ấy một con bò vào giếng nước, hai con còn lại bơi ra hướng dòng Vĩnh Giang. Giữa đêm khuya mà sấm chớp vang dội, từ không trung cất tiếng nói:

– “Ta là con của vua cha Lạc Long Quân, sau này sẽ giúp vua Hùng diệt giặc!”.

Sáng hôm sau dân làng biết được đã có thần linh giáng ngự, họ cùng nhau lập miếu phụng thờ.

Con rắn chui vào giếng nước đó là giếng thiêng của Đền Đồng Bằng ngày nay.

Lại nói, lúc bấy giờ triều chính rối ren, vua Hùng hết sức đau đầu vì ông đã một mực không chịu gả Mỵ Nương cho Thục Vương mà lại chọn Sơn Tinh làm con rể khiến hắn vô cùng tức giận, luôn dòm ngó bờ cõi nước ta. Vài năm sau đó, vua Hùng ngày càng già yếu lại không có con kế vị, các nước Ai Lao, Vạn Tượng, Chiêm Thành phối hợp cùng phương Bắc muốn thôn tín Lạc Việt, chúng cho thủy quân bao vây cả tám cửa biển. Lo lắng thế giặc quá mạnh, vua Hùng gọi Sơn Tinh đến giúp. Sơn Thánh từ vùng Tản Viên trở về Kinh Đô, nhìn thấy Người ung dung, không hề lo lắng với giặc dữ nên vua Hùng có lời than phiền. Sơn Tinh chỉ bảo rằng xưa nay nước Lạc Việt có mười bảy đời vua Hùng đều là bậc minh quân vì vậy lần này Trời đã phái người tài đến hộ quốc cứu dân.

Sơn Thánh còn cho biết: “Họ có ba người, chính là Long Cung Hoàng Thái Tử thác sinh, văn võ song toàn, khí phách hơn người, Trời lại phái thêm nhân tài hạ phàm cùng với chư vị Sơn Thủy Bách Thần linh thiêng. Ngài cứ giao cho Long Cung Hoàng Thái Tử trấn giữ vùng giang môn yếu hải còn thần sẽ trị vùng bộ chiến, yên tâm rằng vài hôm là giặc sẽ tan”.

Nghe vậy, vua Hùng lập đàn cầu Trời ứng trợ, tức thì Thanh Y Tiên Ông vân du bay đến báo rằng người tài ấy hiện đang ở Hoa Đào Trang. Vua cử sứ thần đến nơi, tại đây dân làng vẫn nhớ như in câu nói trong không trung ngày trước nên dẫn sứ giả đến Giếng Thần. Tức thì Hoàng Xà nổi lên tỏa ra kim quang sáng rực, hóa thân thành nam nhân cao to lực lưỡng, tuấn tú phi phàm. Ngài báo với sứ giả rằng sẽ triệu lệnh hai em trở về, tuyển mười tướng tài, chiêu binh trong mười ngày rồi sẽ lĩnh quân đi đánh tan giặc biển Nam, nhất định trong ba ngày sẽ xong chiến sự. Kể từ đó dân nhớ ơn gọi Ngài là Vĩnh Công.

Sau khi chiêu đủ mười tướng, một quân sư và hai mươi tám nội tướng, Ngài xuất quân lên đường. Hai hướng trị giặc là cửa sông Cái và sông Bạch Đằng, Vĩnh Công và Quan Lớn Đệ Nhất sẽ chặn giặc ở cửa sông Cái, Quan Lớn Đệ Tam cùng Quan Lớn Đệ Ngũ và Quân Sư Nuồi sẽ ứng chiến ở Bạch Đằng Giang, Quan Điều

Thất lo tác chiến ở sáu cửa biển còn lại. Đúng ba ngày, Vĩnh Công đánh giặc không còn manh giáp. Trở về Kinh Đô, vua Hùng sắc phong là: “Vĩnh Công Nhạc Phủ Thượng Đẳng Thần”. Vĩnh Công xin vua cho lui về quê nhà chăm sóc thân mẫu Quý Nương, chiêu dân lập ấp, dạy dân mọi sự và chăm lo tám cửa bể. Mười vị tướng cũng theo ông về, riêng Quan Điều Thất thì về Trời ngay khi đánh giặc xong, Vĩnh Công cho lập ban thờ ông tại Dinh Công Đồng. Các hàng Quan đều nhậm chức tại cái thủy khu, Quan Lớn Đệ Tam ngự tại cửa sông Cái đến phía Bắc Lạc Việt, Quan Lớn Đệ Thập ở tại Cửu Chân, Quan Lớn Đệ Tứ đi khai khẩn vùng Bắc Sơn Nam, năm vị Nội Tướng thì ở lại Hoa Đào Trang chăm dân. Vĩnh Công dùng bổng lộc vua ban mà phân phát cho dân bản hạt, miền duyên hải từ đó mà ấm no sung túc. Hằng năm đúng ngày lúc xưa đánh thắng giặc, Ngài sẽ cùng chư tướng tề tựu tại Hoa Đào Trang.

Một ngày kia, ông gọi dân bến bảo: “Nay ta đến hạn phải về chầu vua cha Lạc Long, nếu muôn dân nhớ đến ta thì nhà ta đây là miếu sở, ngày ta đi là ngày giỗ”.

Lúc này trời đất tối sầm, mây mưa sấm chớp kéo đến, thoáng chốc chỉ còn lại xiêm y của Người. Ngày mai mươi lăm tháng tám năm Bính Dần là ngày ông hồi quy, dân tấu lên, vua Hùng ban phong: “Trấn Tây An Tam Kỳ Linh Ứng Đại Vương”.

Theo truyền thuyết, khi Hùng Vương thứ mười tám cáo chung và Thục Phán lên ngôi, dân Bách Việt ta dĩ nhiên là ngoại tộc, Vĩnh Công lúc này đã đã hóa thần và luôn linh ứng phù hô bảo hộ dân ta, trăm dân nhớ ơn gọi là Vua Cha Bát Hải Động Đình.

Truyền kỳ tại Đào Hoa Trang

Ngài có một giáng sinh vào thời Hùng Duệ Vương – Hùng Vương thứ 18 phù dân cứu nước mà dấu tích mà chứng tích Ngài còn lưu lại tại đền Đồng Bằng (xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình).

Hùng Duệ Vương đã lớn tuổi, mà không sinh được con trai để nối ngôi, có 2 con gái đều đã đi lấy chồng, nguy cơ mất hết cơ đồ Hồng Bàng đang đến gần, các nước láng giếng lăm le xâm chiếm nước ta. Trời cao thấy vậy, mở đường hiếu sinh cho Công chúa tên là Ngọc nữ giáng hạ trần gian tại Hoa Đào Trang, để Ngài mượn cửa ứng cứu dân Việt.

Ngày đó, có hai vợ chồng ông Phạm Túc và Trần Thị người Trang An Cố (Thụy Anh – Thái Bình) lớn tuổi mà không con, một hôm nhân đi đánh cá đến đất An Lễ tình cờ gặp được cô gái nhỏ, ông bà đón về nuôi tại An Cố, đặt tên Quý nương. Một lần Quý nương ra sông tắm, tự nhiên có một con Hoàng long quấn chặt lấy mình, về bà thụ thai. Lúc đó cha mẹ cũng đã mất, nàng Quý về quê cũ Hoa Đào Trang sinh sống. Nàng có thai 13 tháng mới sinh, khi sinh thì lại sinh ra cái bọc, sợ hãi Quý nương vứt bọc đó ra sông Vĩnh. Đêm đó, có một người cất vó tên Nguyễn Minh thấy bọc mang lên, ông rạch bọc ra, thấy bên trong có 3 con Hoàng long sáng chói, một con (Chính là đức Vua cha Bát Hải) chui vào náu thân trong giếng nước (chính là giếng trong hậu cung đền Đồng Bằng), một con chui vào Thanh Do Trang, con nhỏ nhất về An Cố Trang.

Thời gian sau đó, quân phương Bắc tập hợp binh lực chuẩn bị ý đồ thôn tính Văn Lang. Biết được điều đó, nhưng do tuổi già sức yếu, Hùng Duệ Vương không biết làm sao, bèn lập đàn cúng tế, Thanh y Tiên ông trên trời mới giáng xuống phán rằng về Đào Hoa Trang mà tìm nhân tài. Sứ giả về Đào Hoa Trang tìm, dân làng đem chuyện Hoàng Long ra kể, Sứ giả bèn tới bên giếng kia để tuyên truyền sắc chỉ, tức thì Hoàng long xuất hiện biến hóa ra chàng trai lực lưỡng. Người báo với Sứ giả sẽ truyền thêm 2 em, tập hợp mười tướng và chiêu mộ binh sĩ trong 10 ngày rồi sẽ xuất quân, đảm bảo 3 ngày giặc tan.

Ngài bày binh bố trận tinh tường, khéo dùng quân sĩ, lại được các Thiên binh thần tướng ủng hộ, đúng 3 ngày sau giặc dữ tan tành, bình trị thiên hạ. Hùng Duệ Vương triệu Ngài về kinh đô phong là “Vĩnh Công Nhạc phủ Thượng đẳng thần” ban thưởng 10 hốt vàng và có ý mong Ngài ở lại kinh đô. Vĩnh Công cáo từ về quê nuôi mẹ già, khai khẩn duyên hải, chiêu dân lập ấp, dạy dân nghề nông tang, trồng dâu nuôi tằm.

Thấm thoát thoi đưa, môt hôm Ngài gọi hương lão trong trang tới căn dặn rằng: “Ta vốn là Thủy Quốc Thần tiên, nay phải về nơi chốn xưa gốc cũ, nếu nhớ đến ta, nơi ta ở đây là đền, ngày ta đi là ngày giỗ …” Ai ai có mặt đều bùi ngùi, nức nở. Bỗng đâu trời đất tối sầm, sấm chớp dữ dội, mưa như đổ nước, được một thoáng thì tạnh hẳn, mọi người chỉ còn thấy khăn áo của Vĩnh công, đó là ngày 22 tháng 8 năm Bính Dần. Dân dâng biểu về cung, Hùng Duệ Vương đau xót vô hạn, lại truyền ban phong mỹ tự: “Trấn Tây An tam kì linh ứng Đại vương”. Các đời vua chúa sau này đều có sắc phong Ngài.

Cũng theo lưu tryền trong dân gian thì 10 tướng của Vua Cha bát Hải sau này được coi là con của Đức Vua Cha Bát Hải. Một số các tướng lĩnh này tiếp tục được giáng trần để giúp đời. Các tướng này hầu hết là các Thánh Hoàng trong Tứ Phủ Quan Hoàng như: Quan Hoàng Bơ, Quan Hoàng Bẩy, Quan Hoàng Mười….

Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình được thờ ở đâu?

Vua Cha Bát Động Đình được thờ chính tại Đền Đồng Bằng – Khu Du lịch tâm linh Đền Đồng Bằng. Ngoài ra, tại khu Quần thể du lịch Tâm Linh Phủ Dầy cũng có đền Vua Cha Bát Hải. Tại Phủ Vân Cát – Phủ Dầy cũng có một đền nhỏ thờ Vua Cha Bát Hải….Một số ngôi đền khác Vua Cha Bát Hải Động Đình cũng được phối thờ.

Đền đức vua ở đâu

Đền thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình

Theo “Hán tự cổ sự tích Bát Hải Động Đình” hiện lưu giữ tại Viện Thông tin – Khoa học, Xã hội Việt Nam và các nguồn khảo luận, truyền thuyết về Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình chỉ có ở đền Đồng Bằng, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

Truyền thuyết này cùng với truyền ngôn dân gian cho rằng nhà nước tập quyền phong kiến sơ khai Lạc Việt xuất hiện ở Đào Hoa Trang bên Động Đình Hồ (biển Đông ngày nay). Bằng chứng về nhà nước phong kiến cổ xưa của Lạc Việt ngoài đền vua cha Bát Hải Động Đình là đền Quan Điều Thất (nguyên bản chữ Hán là Điều Thất linh từ nguyên tự cổ).

Hiện ngôi đền nằm trên địa phận giáp ranh giữa xã An Quý và xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Đền còn lưu giữ bức đại tự của vua Lê Thánh Tông ban tặng: “Đế Đức Quảng Vận”, nghĩa là “Thay vua điều hành đất nước”. Theo truyền thuyết “…Vĩnh Công lập đàn cầu, trời điều Tam Thái Tử xuống đầu quân…” – đó chính là Quan Điều Thất.

Đền Đồng Bằng là ngôi đền rất cổ có đến 4000 năm tuổi là nơi thờ Vua Cha Bát Hải Động Đình.

>>> Truy cập kênh Phủ Dầy Nam Định Official và nhấn Subscriber để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định