Địa chỉ văn miếu quốc tử giám hà nội

Giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp người ta cứ thế cuốn theo dòng chảy hối hả, cuộc sống hiện đại nơi trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí hay những trung tâm mua sắm đắt đỏ. Và có đôi khi chững lại ta muốn tìm cho mình một chốn bình yên, một góc nhỏ không ồn ào, khói bụi, mang những giá trị xưa cũ. Ghé thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám, nét xưa giữa lòng Hà Nội, lặng lẽ nép mình dưới bóng những hàng cây. Mặc cho cuộc sống ngoài kia bao đổi thay thăng trầm nó vẫn mang trong mình dấu ấn lịch sử văn hóa của cả dân tộc, của một hà Nội ngàn năm văn hiến.

Ngược dòng thời gian hãy để Tour.Pro.Vn cùng bạn đi một vòng Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngắm nhìn lại hiện tại, hồi tưởng về một thời đã qua.

Địa chỉ văn miếu quốc tử giám hà nội

Giới thiệu đôi nét về khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám được biết đến là một trong những ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam và cũng chính là ngọn lửa khơi nguồn cho truyền thống hiếu học sau này.

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” và đúng với câu nói đó tháng 8 năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông Văn Miếu Quốc Tử Giám được khởi công xây dựng với mục đích ban đầu là thờ Khổng Tử người khởi xướng Nho Giáo và cũng là một trường học đầu tiên dạy dành cho các Hoàng tử. Ngôi trường này cũng là nơi gắn liền với cụ giáo Chu Văn An, người thầy mẫu mực muôn đời đực tôn kính.

Trải rộng trên khuôn viên hơn 54.000m2 Văn Miếu bao gồm các công trình kiến trúc nổi tiếng như Hồ Văn, khu Văn Miếu Môn, cổng Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Giếng Thiên Quang, khu nhà bia Tiến Sĩ, cổng Đại Thành Môn, khu Nhà Thái Học. Cả nền kiến trúc triều Nguyễn và văn hóa Phương Đông dường như được thu nhỏ nằm gọn hết vào đây, du khách dễ dàng bắt gặp hình tượng lưỡng long chầu nhật nguyệt, hình rồng, tượng nghê, rùa ở bất cứ đâu. Và cứ đến hẹn lại lên, mỗi độ tết đến xuân về người người nhà nhà lại nô nức đến hái lộc đầu năm, xin chữ thầy đồ mong cho một năm nhiều may mắn, tài lộc đến với gia đình.

Địa chỉ văn miếu quốc tử giám hà nội

Địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa Văn Miếu Quốc Tử Giám

Số điện thoại ban quản lý thung lũng Mường Hoa: 024 3747 2566 - Số điện thoại hotline dịch vụ đặt tour học sinh có lịch trình tham, khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám tư vấn hỗ trợ 24/7: 1900633278.

Địa chỉ Văn Miếu Quốc Tử Giám: 58 Quốc Tử Giám, Phường Văn Miếu, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Thời gian mở cửa đón du khách tham quan, khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám: mùa hè 7h30 - 17h30; mùa đông 8h00 - 17h00.

Địa chỉ văn miếu quốc tử giám hà nội

Giá vé Văn Miếu Quốc Tử Giám tham quan, vào cửa cập nhật mới

Giá vé vào cửa tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám Người lớn: 30.000 VNĐ/Vé

Học sinh, sinh viên (mang theo căn cước hoặc thẻ sinh viên), người già: 15.000 VNĐ/Vé. Trẻ em dưới 15 tuổi sẽ được miễn phí vé vào cửa tham quan.

Địa chỉ văn miếu quốc tử giám hà nội

Hướng dẫn đường đi, phương tiện di chuyển đến Văn Miếu Quốc Tử Giám

Bạn có thể dễ dàng tìm đường đến Văn Miếu thông qua Google Maps. Ô tô, xe máy là những phương tiện thông dụng nhât, đặc biệt là đối với các bạn học sinh sinh viên thường sẽ lựa chọn xe bus. Có thẻ dễ dàng bắt được các tuyến xe 32, 41, 23, 38, 02 sau đó xuống ở điểm dừng gần Văn Miếu nhất rồi đi bộ vào.

Thời gian gần đây Hà Nội còn đưa vào sử dụng xe bus 2 tầng dành cho City tour một ngày quanh thủ đô chạy hàng ngày từ 9h00 sáng đến 17h0, ngoài Văn Miếu bạn còn dừng chân tại các điểm nổi tiếng, quen thuộc như Lăng Bác, Hoàng Thành Thăng Long, Hồ Gươm…

Địa chỉ văn miếu quốc tử giám hà nội

Rreview kinh nghiệm hay, lưu ý hữu ích khi đến tham quan khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu - Quốc Tử Giám mở cửa đón khách quanh năm không kể ngày lễ tùy vào thời tiết trời đông hay hè mà thời gian có thể khác nhau. Chính vì thế mà bạn có thể tới đây bất cứ thời gian nào thuận tiện, đặc biệt là những ngày mát mẻ hay nắng đẹp lại càng thích hợp.

Văn Miếu nằm giữa những con phố ồn ào nhưng lại mang một không khí yên ắng, thanh bình đến lạ. Những hiện vật gần như chưa bị thời gian “bò mòn, những câu chuyện một thời vẫn còn được nhắc mãi. Đến Văn Miếu du khách thường sẽ đi tham quan theo trình tự để thấy và hiểu được nét kiến trúc và sự sắp đặt tinh tế của bàn tay tài hoa xưa. Với mỗi khu trưng bày hiện vật, bạn có thể check mã QR để được nghe thông tin chi tiết về từng khu. Nhưng theo chia sẻ của các trang chuyên cung cấp thông tin về các tour học sinh đến Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn khuyên bạn nên thuê hướng dẫn viên tại điểm hoặc đi gần đoàn khách có hướng dẫn để được nghe và tìm hiểu về những câu chuyện xưa chân thực, hấp dẫn hơn.

Không xa hoa không cầu kì, Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn là điểm dừng chân của bao du khách. Hãy cùng điểm qua một vài những điều cần lưu ý khi ghé thăm nơi này bạn nhé.

+ Cuối tuần lượng khách đổ về nhiều nhất là trời nắng bạn nên đặt vé trước tránh phải chờ xếp hàng mua vé lâu.

+ Nếu muốn yên tĩnh, ít người bạn nên đi vào buổi sáng khoảng trước 10h lúc này khách vẫn chưa đến đông, bạn có thể thoải mái đi dạo, hít thở không khí buổi sáng, check in sống ảo.

+ Trước mỗi kì thi quan trọng sĩ tử thường đến Văn Miếu sắp một mâm lễ cầu cho đi thi được may mắn, kết quả như ý. Một mâm lễ thường cần chuẩn bị : bánh đậu xanh, bóng đèn điện, vở bút hoa quả, tiền vàng.

+ Quần đùi, váy ngắn có lẽ những khu vui chơi hay mua sắm sẽ thích hợp hơn, vào Văn Miếu thì bộ đồ kín đáo, váy qua đầu gối sẽ thể hiện sự lịch sự và văn minh của du khách.

+ Nhớ chọn cho mình một đôi giày thể thao hay sandal vì giày cao gót có thể làm bạn đau châ, kem chống nắng, áo khoác cung sẽ là những món đồ cần thiết trong túi của bạn.

+ Xưa kia, có luật lệ đến bia hạ Mã xuống ngựa xuống kiệu dù cho là dân thường hay quan lại, bây giờ nếu đi xe đến bạn hãy gửi xe ở ngoài và đi bộ vào trong nhé.

Địa chỉ văn miếu quốc tử giám hà nội

Địa điểm tham quan khám phá không nên bỏ qua tại Văn Miếu Quốc Tử Giám

Ngoài khám phá những nét đẹp cổ kính hàng nghìn năm tuổi hay tận hưởng bầu không khí trong lành giữa phố xá Hà Nội đông đúc và ồn ào. Thì chắc chắn khi đến với Văn Miếu Quốc Tử Giám chắc chắn bạn không nên bỏ qua những địa điểm hấp dẫn dưới đây:

Hồ Văn Chương: Người xưa vẫn thường coi trọng phong thủy, hướng tốt tựa sơn đạp thủy, đây cũng có thể là một trong số lý do để chọn vị trí đắc địa này. Hồ Văn Chương hay còn gọi là Thái Hồ, nổi lên trên giữa lòng hồ người ta thấy một cái gò nhỏ gọi là Gò KIm Châu. Tại Phán Thủy Đường bên trong gò xưa kia là nơi diễn ra các buổi bình văn chương của các nho sĩ.

Văn Miếu Môn: Đến Văn Miếu dễ dàng nhận thấy cổng tam sừng sững từ phía xa, đây cũng chính là Văn Miếu Môn, cổng đầu tiên mà du khách cần bước qua để vào bên trong. Ngay phía trước mặt là tứ trụ nghi môn ở giữa và hai tấm bia Hạ Mã nổi tiếng hai bên.

Đại Trung Môn: Qua Văn Miếu Môn là đến cổng thứ hai Đại Trung Môn. Một đặc điểm dễ dàng nhận thấy ở các làng quê đồng bằng Bắc bộ chính là mái ngói mũi hài theo kiến trúc mái đình. Xung quanh được bao bọc bởi những hàng cây xanh mướt, điểm xuyết một vài bông hoa nở rộ trong gió mang đến cho du khách cảm giác nhẹ nhàng, mộc mạc của xứ kinh kỳ xưa.

Khuê Văn Các: Không phải Hoàng thành Thăng Long, Lăng Bác hay đền Trấn Quốc mà Khuê Văn Các mới chính là biểu tượng của Hà Nội. Được xây dựng từ những năm 1805 dưới thời vua Gia Long, Khuê Văn Các là một trong số ít công trình mang kiến trúc cổ. Được thiết kế gồm hai lầu, lầu trên được làm bằng gỗ trên có mái ngói giữa là hình tròn, lầu dưới là bốn trụ gạch vuông được chạm khắc tinh xảo. Với thiết kế “trời tròn, đất vuông” theo dân gian Việt thì hình tròn bên ngoài còn thể hiện ý thức bảo tồn di sản và truyền thống văn hóa, hình vuông bên dưới lại tượng trưng cho cánh cửa tri thức nhân loại.

Giếng Thiên Quang, bia Tiến sĩ: Ngay sau Khuê Văn Các là giếng Thiên Quang với ngụ ý nơi hội tụ tinh hoa đất trời. Người xưa có câu “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, hai bên giếng chính là 82 tấm bia tiens sĩ được đặt lên trên mình rùa chính là 82 thủ khoa xuất sắc nhất được tìm ra qua các kì thi. Đây cũng là nơi mà các bạn học sinh sinh viên thường ghé thăm để lấy may trước khi có những kì thi quan trọng trong cuộc đời.

Đại Thành Môn, khu điện thờ: Qua cửa Đại Thành Môn là đến khu vực trung tâm Văn Miếu, khu điện thờ Đại Bái Đường. Phía trước là khoảng sân rộng lát gạch đỏ Bát Tràng bắt mắt, bên trong gồ 9 gian là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối, Thất thập nhị hiền

Đền Khải Thánh: Qua con đường lát gạch phía sau dãy Tả Vu, Hữu Vu là du khách đến với đền Khải Thánh . Đền sau này khi bị Pháp bắn phá được xây dựng mới để thờ cha mẹ Khổng Tử, khu vực Tiền Đường và Hậu Đường thờ Chu Văn An và một số vị vua. Trước đây là khu cư xá dành cho các giám học, từ đây mà sản sinh ra những hiền tài cho đất nước.

Một thời học sinh sinh viên, hay là một người con đất Hà Thành chắc hẳn ít nhất một lần từng ghé thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám. Những giá trị văn hóa lịch sử theo thời gian có thể không còn vẹn nguyên như lúc đầu và Văn Miếu chính xác là nơi mà người ta có thể đến, tìm hiểu và suy ngẫm về một thời đã qua. Và nếu bạn có dự định ghé Văn Miếu vào cuối tuần này hay tuần tới Tour.Pro.Vn hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có những trải nghiệm đáng nhớ.

Văn Miếu

Văn Miếu - Quốc Tử Giám thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội. Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám.

Hiện nay ở Văn Miếu

Trong thời gian đó, có 124 khoa thi với 30 khoa thi không được dựng bia và 91 khoa thi được dựng bia nên số lượng bia đầy đủ ở đây phải là 91 tấm bia. Tuy nhiên, do biến thiên của lịch sử mà đến nay chỉ còn 82 tấm bia tiến sĩ, 9 tấm bia đã bị mất.

Văn Miếu

Hiện nay quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được chia làm ba khu vực chính: 1 là hồ Văn, 2 vườn Giám và 3 là khu nội tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám (khu chủ thể), bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung ...

Văn Miếu và Quốc Tử Giám khác nhau như thế nào?

Văn Miếu, rồi Quốc Tử Giám trong lịch sử được gọi với nhiều tên gọi khác nhau nhưng tên gọi Văn Miếu – Quốc Tử Giám được là tên gọi cụ thể, chỉ rõ chức năng của từng bộ phận cấu thành nên khu vực này, đó cũng chính là tên gọi chính thức, được dùng từ khi mới thành lập cho đến ngày nay.