Diện tích đất nổi của bán cầu bắc và bán cầu nam ở đới ôn hòa thay đổi như thế nào?

Bắc Bán cầu hay Bán cầu Bắc là một nửa của bề mặt Trái Đất (hay thiên cầu) hay của một số hành tinh trong hệ Mặt Trời lần lượt nằm ở hướng bắc của đường xích đạo và hướng bắc của mặt phẳng hoàng đạo. Trên Trái Đất, Bắc Bán cầu là phần bề mặt chủ yếu khi xét về phần diện tích đất đai lục địa và dân số của thế giới.

Diện tích đất nổi của bán cầu bắc và bán cầu nam ở đới ôn hòa thay đổi như thế nào?

Bắc Bán cầu được tô màu vàng.

Diện tích đất nổi của bán cầu bắc và bán cầu nam ở đới ôn hòa thay đổi như thế nào?

Bản đồ Bắc Bán cầu với trung tâm là cực bắc

Trong các khu vực ôn đới của Bắc Bán cầu, mùa đông kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 (mặc dù thời tiết mùa đông có thể bắt đầu sớm vào tháng 11 và kéo dài đến tháng 3 hay đôi khi đến tận tháng 4) và mùa hè bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8. Trong kỷ nguyên J2000 thì điểm cận nhật của Trái Đất rơi vào đầu tháng 1, trong khoảng thời gian quanh đó chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo là nhanh nhất. Vì thế, các mùa đông của Bắc Bán cầu trong vài thế kỷ tới có xu hướng ngắn hơn và về lý thuyết là ít khắc nghiệt hơn (không đáng kể) so với các mùa đông ở Nam bán cầu ở cùng một giá trị của vĩ độ. Tuy nhiên, do hiện tượng tuế sai điểm cận nhật thì điều này lại không đúng và ngược lại hoàn toàn sau khoảng 9.000 năm nữa. Ngoài ra, do ảnh hưởng của đại dương ở Nam bán cầu là rõ nét hơn nên trên thực tế là khí hậu của Bắc Bán cầu khắc nghiệt hơn. Các khu vực nhiệt đới có xu hướng có mùa mưa trong các tháng 'mùa hè' và mùa khô trong các tháng 'mùa đông'.

Các khu vực ở phía bắc của vòng Bắc cực sẽ có một số ngày trong mùa hè mà khi đó Mặt Trời không bao giờ lặn, và một số ngày trong mùa đông mà Mặt Trời không bao giờ mọc. Thời gian của các pha này dao động từ một ngày tại các điểm chính xác trên vòng Bắc cực tới vài tháng tại các điểm rất gần với Bắc cực của Trái Đất.

Tại Bắc Bán cầu thì kể từ thời điểm đông chí thì Mặt Trời có xu hướng mỗi ngày lại lên cao một chút về phía bắc và lên cao nhất về phía bắc vào ngày hạ chí và sau đó lại xuống thấp dần về phía nam và xuống thấp nhất về phía nam vào ngày đông chí.

Do trục tự quay của Trái Đất chỉ nghiêng so với phương vuông góc của mặt phẳng quỹ đạo của nó một góc khoảng 21,5 ° đến 24,5 ° (trong kỷ nguyên J2000 khoảng 23, 438°) nên tại các khu vực ôn đới và khu vực vùng cực của Bắc Bán cầu trong toàn bộ thời gian của năm thì Mặt Trời luôn luôn di chuyển từ phương đông sang phương tây ở phía nam của thiên đỉnh, tạo ra bóng nắng quay theo chiều kim đồng hồ trong cả ngày. Tại khu vực nhiệt đới, tùy theo vĩ độ sẽ có những ngày Mặt Trời ở về phía bắc (xung quanh ngày hạ chí nhiều hay ít, nhiều nhất là tại xích đạo với thời gian này lên tới 6 tháng-từ xuân phân tới thu phân và ít nhất là tại đường bắc chí tuyến với thời gian khoảng 1 ngày) của thiên đỉnh và những ngày ở phía nam của thiên đỉnh. Trong những ngày Mặt Trời ở phía bắc của thiên đỉnh thì bóng nắng sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ.

Các châu lục ở Bắc Bán cầu có:

  • châu Á (riêng Indonesia chủ yếu nằm ở Nam bán cầu và Đông Timor nằm hoàn toàn ở Nam bán cầu)
  • châu Âu
  • châu Bắc Mỹ và Caribe
  • Một phần nhỏ của Nam Mỹ, phía bắc sông Amazon
  • Khoảng 2/3 diện tích châu Phi, phía bắc sông Congo

Các quốc gia châu Phi nằm hoàn toàn hay chủ yếu ở Bắc Bán cầu gồm:

  • Algérie
  • Bénin
  • Burkina
  • Cameroon
  • Cabo Verde
  • Cộng hòa Trung Phi
  • Tchad
  • Djibouti
  • Ai Cập
  • Guinea xích đạo
  • Eritrea
  • Ethiopia
  • Gambia
  • Ghana
  • Guinea-Bissau
  • Bờ biển Ngà
  • Kenya
  • Liberia
  • Libya
  • Mali
  • Mauritanie
  • Maroc
  • Niger
  • Nigeria
  • Senegal
  • Sierra Leone
  • Somalia
  • Sudan
  • Togo
  • Tunisia
  • Uganda
  • Tây Sahara

Các quốc gia nằm chủ yếu ở Bắc Bán cầu mà thuộc về khu vực phía đông nam châu Á có:

  • Quần đảo Marshall
  • Liên bang Micronesia
  • Palau

Các quốc gia chủ yếu nằm ở Bắc Bán cầu mà là một phần của châu Nam Mỹ:

  • Colombia
  • Guiana thuộc Pháp
  • Guyana
  • Suriname
  • Venezuela

.

  • Nam bán cầu
  • Tây bán cầu
  • Đông bán cầu
  • Mùa
  • Xuân phân
  • Hạ chí
  • Thu phân
  • Đông chí
  • Hạ chí tuyến

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bắc_Bán_cầu&oldid=66815862”

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 13. Môi trường đới ôn hòa trong sách giáo khoa Địa lí 7. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

1. Vị trí, khí hậu đới ôn hoà

- Từ chí tuyến đến đường vòng cực ở cả 2 bán cầu (Nằm ở giữa đới nóng và đới lạnh).

- Phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hòa nằm ở Bắc bán cầu.

- Khí hậu đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh: nhiệt độ trung bình năm khoảng 10oC, lượng mưa trung bình từ 600 - 800mm.

- Thời tiết có những diễn biến thất thường. Nguyên nhân do có vị trí trung gian nên các đợt khí nóng ở chí tuyến và đợt khí lạnh ở vùng cực tràn tới bất thường.

- Khí hậu phân hóa -> hình thành các kiểu môi trường khác nhau: ôn đới hải dương, ôn đới lục địa (chiếm diện tích lớn nhất) và Địa Trung Hải.

2. Sự phân hoá của môi trường

a. Thiên nhiên thay đổi theo thời gian.

- Thiên nhiên đới ôn hoà thay đổi theo thời gian (4 mùa): Xuân, hạ, thu, đông.

b. Thiên nhiên thay đổi theo không gian.

Các kiểu môi trường cũng thay đổi từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.

- Từ tây sang đông: rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.

- Từ bắc xuống nam: rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi tới thảo nguyên và rừng cây bụi gai.

- Đặc điểm các kiểu môi trường:

Diện tích đất nổi của bán cầu bắc và bán cầu nam ở đới ôn hòa thay đổi như thế nào?

Hướng dẫn Soạn Địa 7 Bài 13 ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 13 trang 42

- Phân tích bảng số liệu dưới đây để thấy tính chất trung gian của đới khi hậu ôn hòa.

Trả lời:

- Tính chất trung gian của đới khi hậu ôn hòa:

+ Nhiệt độ không quá ạnh như ở đới lạnh, cũng không quá nóng như ở đới nóng, nhiệt độ trung bình năm của đới ôn hòa tại Côn là 10 độ C.

+ Lượng mưa trung bình đạt 676 mm.

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 13 trang 43

- Quan sát hình 13.1, phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa.

Trả lời:

- Những yếu tố gây nên biến động thời tiết ở đới ôn hòa:

+ Các khối khí nóng ở chí tuyến

+ Các khối khí lạnh ở vùng cực

+ Gió Tây Ôn đới và các khối khí đại dương.

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 13 trang 45

Quan sát hình 13.1:

- Nêu tên và xác định vị trí của các kiểu môi trường ở đới ôn hòa.

- Nêu vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hòa.

Trả lời:

- Các kiểu môi trưởng ở đới ôn hòa:

+ Môi trường ôn đới hải dương: Khu vực Tây và Trung Âu.

+ Môi trường ôn đới lục địa: Phần lớn Bắc Mĩ, Trung Á và Đông Á

+ Môi trường địa trung hải: Ven bờ địa trung Hải.

+ Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm: Phí tây Bắc Mĩ, 1 phần Nam Mĩ, Đông nam châu Phi, ven biển khu vực Bắc Á.

+ Môi trường hoang mạc ôn đới: Trung tâm châu Á, một phần phí tây Bắc Mĩ.

- Vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hòa:

+ Các dòng biển nóng làm khí hậu ven bờ nơi chúng chảy qua ấm và ẩm hơn các khu vực khác có cùng vĩ độ.

+ Gió Tây ôn đới mang hơi ẩm vào đất liền, liên cho khí hậu mang tính chất hải dương điều hòa hơn.

Soạn bài 1 trang 45 Địa Lí 7

Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa thể hiên như thế nào?

Trả lời:

- Tính chất trung gian của đới khi hậu ôn hòa:

+ Nhiệt độ không quá ạnh như ở đới lạnh, cũng không quá nóng như ở đới nóng, nhiệt độ trung bình năm của đới ôn hòa khoảng là 10oC.

+ Lượng mưa trung bình đạt khoảng 500-1000 mm.

- Tính thất thường:

+ Thời tiết có khí nóng do các khối khí nóng từ chí tuyến tràn lên, rồi lại lạnh do khối khí từ vùng vực di chuyển xuống, thay đổi độ ngột tùa 10-15oC chỉ trong vài giờ.

+ Thời tiết có líc nóng ẩm do gió Tây ôn đới.

Soạn bài 2 trang 45 Địa Lí 7

Trình bày sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa.

Trả lời:

Sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa theo không gian và thời gian:

+ Không gian: Khí hậu thay đổi từ đông sang tay từ bắc xuống nam phụ thuộc vào vĩ độ, gió Tây ôn đới, vị trí gần hay xa biển, độ cao, dòng biển,… môi trường đới ôn hòa gồm các kiểu môi trường như: Môi trường ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải, Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm, môi trường hoang mạc đới lạnh.

+ Thời gian: Thay đổi theo 4 mùa xuân-hạ-thu-đông.

Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 7 Bài 13 hay nhất

Câu 3. Tại sao nói thời tiết đới ôn hoà thay đổi thất thường?

Trả lời:

Thời tiết đới ôn hoà thay đổi thất thường do nằm ở vị trí trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.
— Các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh, có tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của con người, đặc biệt là những vùng ở sâu trong nội địa. Ở phía đông Hoa Kì, mỗi khi có đợt khí nóng hay đợt khí lạnh tràn đến, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10°c – 15°c trong vài giờ.
— Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền cũng làm cho thời tiết đới ôn hoà luôn biến động, rất khó dự báo trước.

Trắc nghiệm Địa 7 Bài 13 tuyển chọn

Câu 1: Nằm ở giữa chí tuyến Bắc (Nam) đến vòng cực Bắc (Nam) là vị trí phân bố của đới khí hậu nào?

A. Đới nóng 

B. Đới ôn hòa. 

C. Đới lạnh. 

D. Nhiệt đới.

Đới ôn hòa nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu.

Đáp án: B.

Câu 2: Môi trường nào sau đây không thuộc đới ôn hòa

A. Môi trường ôn đới hải dương.

B. Môi trường địa trung hải.

C. Môi trường ôn đới lục địa.

D. Môi trường nhiệt đới gó mùa.

Đới ôn hòa phân hóa thành 5 kiểu môi trường là: ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải, cận nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới ẩm, hoang mạc.

Đáp án: D.

Câu 3: Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là

A. Môi trường ôn đới hải dương.

B. Môi trường ôn đới lục địa.

C. Môi trường hoang mạc.

D. Môi trường địa trung hải.

Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là môi trường ôn đới lục địa.

Đáp án: B.

Câu 4: Thảm thực vật đới ôn hòa từ tây sang đông là

A. rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao.

B. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng cây bụi gai.

C. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng.

D. rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim.

Từ tây sang đông, thảm thực vật môi trường đới ôn hòa thay đổi theo tứ tự là: rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.

Đáp án: D.

Câu 5: Đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải là

A. ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.

B. khô hạn quanh năm, lượng mưa rất thấp.

C. mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đông.

D. mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn.

Môi trường Địa Trung Hải có mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đông.

Đáp án: C.

Câu 6: Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian, biểu hiện là

A. Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC, lượng mưa trung bình từ 1000 – 1500mm.

B. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 10oC, lượng mưa trung bình từ 600 - 800mm.

C. Nhiệt độ trung bình năm khoảng -1oC, lượng mưa trung bình khoảng 500mm.

D. Nhiệt độ trung bình năm trên 25oC, lượng mưa trung bình từ 1500 – 2500mm.

Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian, biểu hiện là nhiệt độ trung bình năm khoảng 10oC, lượng mưa trung bình năm từ 600 – 800mm.

Đáp án: B.

Câu 7: Khí hậu ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm là đặc điểm của môi trường

A. ôn đới lục địa.

B. ôn đới hải dương.

C. địa trung hải.

D. cận nhiệt đới ẩm.

Môi trường ôn đới hải dương có khí hậu ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.

Đáp án: B.

Câu 8: Vị trí trung gian đã ảnh hưởng đến đặc điểm thời tiết ở đới ôn hòa như thế nào?

A. Thời tiết thay đổi thất thường.

B. Thời tiết quanh năm ôn hòa, mát mẻ.

C. Quanh năm chịu ảnh hưởng của các đợt khí lạnh.

D. Nhiệt độ không quá nóng, không quá lạnh.

Do vị trí trung gian nên đới ôn hòa có thời tiết thay đổi thất thường. Các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh.

Đáp án: A.

Câu 9: Đâu là biểu hiện của sự thay đổi thiên nhiên theo bắc nam ở đới ôn hòa?

A. Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.

B. Bờ Tây lục địa có khí hậu ẩm ướt, càng vào sâu đất liền tính lục địa càng rõ rệt.

C. Ở vĩ độ cao có mùa đông rất lạnh và kéo dài, gần chí tuyến có mùa đông ấm áp.

D. Thảm thực vật thay đổi từ rừng lá rộng sang rừng hỗn giao và rừng lá kim.

Thiên nhiên đới ôn hòa thay đổi theo chiều bắc nam, ở vĩ độ cao mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn; gần chí tuyến có môi trường địa trung hải: mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đông.

Đáp án: C.

Câu 10: Trên lãnh thổ châu Á, xuất hiện môi trường hoang mạc với diện tích khá rộng lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do

A. có dòng biển lạnh chạy ven bờ.

B. địa hình khuất gió.

C. lãnh thổ nằm sâu trong nội địa.

D. đón gió tín phong khô nóng.

Châu Á có lãnh thổ rộng lớn, do vậy càng vào sâu trong lục địa ảnh hưởng của biển càng ít, khí hậu khô hạn → làm xuất hiện môi trường hoang mạc.

Đáp án: C.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 13. Môi trường đới ôn hòa trong SGK Địa lí 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải Địa 7 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé: