Điều ước quốc tế đa phương là gì

QUAY VỀ XEM NỘI DUNG LIÊN QUAN TIẾP THEO
Ngày hỏi:27/09/2017

Quan hệ đa phương là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Khánh Linh, đang sống và làm việc tại Tp.HCM. Tôi đang cần tìm hiểu các quy định liên quan đến quan hệ đa phương. Cho tôi hỏi: Quan hệ đa phương là gì? Tại Việt Nam hợp tác đa phương thể hiện rõ ở những văn bản nào? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật.

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại quốc tế
  • /
  • Nội dung thực hiện của tổ chức đoàn giao dịch thương mại ở nước ngoài
  • /
  • Mức hỗ trợ khi tổ chức đoàn giao dịch thương mại ở nước ngoài
  • /hoi-dap/33023-hd-don-gian-hoa-thu-tuc-hanh-chinh-trong-linh-vuc-thuong-mai-quoc-te.html

Chào bạn.

Trong xu thế toàn cầu hóa, quan hệ ngoại giao là một nghệ thuật tiến hành trong việc đàm phán, dàn xếp, thương lượng giữa những người đại diện cho một nhóm hay một quốc gia.

Hiện nay, quan hệ đa phương là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong pháp luật Việt Nam và các văn kiện quốc tế. Mặc dù chưa có quy định cụ thể, nhưng chúng ta có thể hiểu quan hệ đa phươnglà hình thức ngoại giao giữa nhiều quốc gia, nhằm mục đích giải quyết những vấn đề chung như chiến tranh, hoà bình, hợp tác và đấu tranh để cùng tồn tại và phát triển. Các quốc gia có thể thiết lập quan hệ đa phương thông qua việc ký kết, thừa nhận các điều ước, công ước, hiệp định... quốc tế.

Ví dụ điển hình cho quan hệ đa phương là sự ra đời của WTO -Tổ chức Thương mại Thế giới(World Trade Organization),được thành lập và hoạt động từ01/01/1995với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.

Tại Việt Nam, định hướng chính sách "đa dạng hóa, đa phương hóa", trên thực tế, đã được thực hiện từ giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới, có xuất phát điểm từ chính sách kinh tế đối ngoại. Tháng 5-1988, Bộ Chính trị khóa VI đã ra Nghị quyết số 13-NQ/TW vềNhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới. Theo đó, quan hệ đối ngoại của Việt Nam bắt đầu được đẩy mạnh theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Về lĩnh vực, hoạt động ngoại giao từ quan hệ chính trị là chủ yếu sang quan hệ chính trị - kinh tế. Về đối tác, bên cạnh các nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam mở ra quan hệ với các nước Đông Nam Á, các nước phương Tây. Định hướng "đa dạng hóa, đa phương hóa" chính thức được đưa vào văn kiện Đại hội VIII (6-1996) và từ đó được tiếp tục khẳng định trong các văn kiện của Đảng.

Tính đến nay có rất nhiều điều ước quốc tế đa phương mà Việt Namlà thành viên, trên nhiều lĩnh vực(chính trị, thương mại, nhân quyền...) có thể kể đến như:

- Công ước quốc tế các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá 1966

-Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị 1966

-Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em 1989

-Công ước Berne năm 1971 về việc bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật

- Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG)

...

Trên đây là nội dung liên quan đến quan hệ đa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại các văn bản có liên quan.

Trân trọng!

QUAY VỀ XEM NỘI DUNG LIÊN QUAN TIẾP THEO

Nguồn:

THƯ KÝ LUẬT

Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, Quý độc giả cần xem Căn cứ pháp lý của tình huống này để có thông tin chính xác hơn.

Chia sẻ