Đọc đoạn trích sau Chúng ta đang ở đâu

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.  


HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỌC HIỂU (PHIẾU HỌC TẬP) THIẾT KẾ THEO BÀI(MỖI BÀI TỪ 5-7 PHIẾU HỌC TẬP), CÓ ĐÁP ÁN CỤ THỂ CHI TIẾTCHUYÊN ĐỀ CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG HỌC KÌ 1VĂN BẢN:PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (LÊ ANH TRÀ)PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:“Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếpxúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phươngTây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đãthăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã sống dài ngày ở Pháp, ở Anh.Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Ngườiđã làm nhiều nghề. Có thể nói, ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộcvà nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâuNgười cũng học hỏi và tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm.Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọicái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực… Nhưng điều kì lạ làtất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa không gì laychuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rấtbình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiệnđại”.(Ngữ văn 9, tập 1).1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?2. Chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn?3. Đoạn văn sau tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì: Trên những con tàu vượttrùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á,châuMĩ. Người đã sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếngngoạiquốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… Và người đã làm nhiều nghề”.4. Cụm từ “Có thể nói” là thành phần gì của câu: “Có thể nói, ít có vị lãnh tụ nàolại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc nhưchủtịch Hồ Chí Minh”5. Tìm hai danh từ được sử dụng như tính từ trong câu văn cuối của đoạn và nêu hiệu1quả của việc sử dụng các từ đó?6. Theo quan điểm của tác giả đoạn trích, nét phong cách nổi bật của Hồ Chí Minh làgì?7. Qua đoạn trích trên, em học tập được những gì từ cách tiếp thu văn hóa cácnước của Bác?Gợi ý:1, Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính: Tự sự2, Các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn- Phép thế: Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người; tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó- Phép nối: Có thể nói; Và; Nhưng- Phép lặp: Người; Chủ tịch Hồ Chí Minh3, Đoạn văn tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ: liệt kê4, Cụm từ “Có thể nói” là thành phần: biệt lập tình thái5. Hai danh từ được sử dụng như tính từ trong câu văn cuối của đoạn là: “ Việt Nam”, “Phương Đông” nhằm nhấn mạnh tính chất dân tộc và truyền thống trong phong cách HồChí Minh.6, Theo quan điểm của tác giả đoạn trích, nét phong cách nổi bật của Hồ Chí Minh là:“Một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông,nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại”7, Học tập được cách tiếp thu văn hóa các nước của Bác- Đến đâu Người cũng học hỏi và tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyênthâm- Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực…PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :“ Lần đầu tiên trong lịch sử Việt nam… cà muối, cháo hoa.”1. Đoạn văn nói về đức tính nào của Bác? Đức tính đó được biểu hiện qua nhữngphương diện nào?2. Chỉ ra thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn?3. Phân tích giá trị của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn?4. Suy nghĩ về lối sống giản dị của mỗi con người bằng một đoạn văn 13-15 câu.Gợi ý:21. Đoạn văn nói về đức tính giản dụ của Bác Hồ. Biểu hiện:- Chỗ ở: “ căn nhà sàn bằng gỗ”, “ chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khác”, “ vừa là nơi làmviệc, vừa là chỗ ngủ; “ đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ”.- Trang phục: Bộ bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.- Người ăn uống rất đạm bạc và dân dã, toàn những món ăn dân tộc không chút cầu kì: “cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”.2. Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn đã cho là thao tác chứngminh. Tác giả dã liệt kê hàng loạt dẫn chứng về nơi ở, trang phục, việc ăn uống để ngườiđọc thấy rõ sự giản dị của Bác trong mọi mặt ciuar đời sống.3. - Phép so sánh: “ Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên,môt con người siêu phàm nào đó trong cổ tích” nhằm bộc lọ sự ngạc nhiên, thán phụccủa tác giả trước lối sống giản dị của Bác.- Liệt kê: “ bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sô…”, “ cá kho, rauluộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa” làm nổi bật sự giản dị của Bác về trang phục và ănuống.-> Qua các biện pháp tu từ đó, tác giả đã thể hiện một cách kín đáo sự kính mến, tôntrọng đối với Bác.4.- Yêu cầu hình thức: đoạn văn 13-15 câu- Yêu cầu nội dung: lối sống giản dị của mỗi con người+ Mở đoạn(1 câu)+ Thân đoạn:. Giải thích: Giản dị là sự đơn giản, tự nhiên, phong cách sống không cầu kì, xa hoa. ->Khẳng định lối sống gỉan dị là lối sống tích cực nó sẽ phục vụ con người ta trên mọimặt(khoảng 2-3 câu). Biểu hiện trong cách ứng xử, trang phục, sinh hoạt hằng ngày ntn?( khoảng 2 câu). Giá trị của lối sống giản dị: làm cho bản thân trở nên thân thiện hơn, làm cho mọingười sống gần gũi, thân thiết hơn, không câu nệ không xa hoa(2 câu)Dẫn chứng: trong thực tế Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm họ ở ẩn để giữ cho mìnhsống, tâm hồn trong sạch lánh xa sự đời nhưng tình cảm của họ vẫn hứớng đến nhândân, đất nước. Bác Hồ của chúng ta có lối sống giản dị để di dưỡng tâm hồn, giúp chotâm hồn mình thanh thản, vui vẻ, trong sạch, trong sáng hơn.(3 câu). Bàn luận mơ rộng( lật ngược vấn đề): ta không nên nhầm lẫn sự giản dị với sự xuề xòavới sự đơn giản quá mức mà thiếu sự tôn trọng người đối diện. Vd như ăn mặc một cách3xuề xòa như đi xin việc hoặc đi đến trường học, hay đến công sở làm việc. Đó có phải làgiản dị không? Mà đó là sự xuề xòa không tôn trọng người đối diện. Chúng ta đừngnhầm lẫn điều này mà sống buông thả bản thân.(3-4). Bài học hành động: về bản thân, nhận thức như thế nào về lối sống, hành động ntn đểphát huy lối sống giản dị đat một cách cao nhất. câu(2 câu)- Kết đoạn(1 câu)PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:… “Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vàibộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ,một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị vàtiết chế như vậy. Bất giác ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ởCôn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức:Thu ăn măng trúc, đông ăn giáXuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàntoàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đâylà lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộcsống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”( SGKNgữ văn 9, tập một)1. “Di dưỡng tinh thần” được dùng ở đoạn văn trên có nghĩa là gì?2. Nhà văn đã so sánh Chủ Tịch Hồ Chí Minh với Nguyễn Trãi , NguyễnBỉnh Khiêm. Giữa họ có những điểm giống và khác nhau như thế nào? Nêutác dụng của việc so sánh?3. Tìm những từ hán việt trong đoạn văn, qua đó ta thấy thái độ của tác giảđối với Bác ra sao? Hãy giải thích ít nhất 3 từ em vừa tìm.4. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểuhiện như thế nào?5. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vấn đề giữ gìnbản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập.4Gợi ý:1. “Di dưỡng tinh thần” : bồi bổ cho sảng khoái về tinh thần, giữ cho tinh thần vui khỏe.2. Nhà văn đã so sánh Chủ Tịch Hồ Chí Minh với Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm.- Điểm giống nhau: Họ đều có lối sống thanh cao, giản dị để “ di dưỡng tâm hồn”. Lốisóng ấy cũng là một quan niệm thamrar mĩ về cuộc sống.- Tác dụng của việc so sánh: một lần nữa tôn vinh sự cao đẹp trong lối sống giản dị củaBác Hồ; bày tỏ sự kính trọng, ngưỡng mộ với Bác như với các bậc hiền triết xưa.3. Những từ ngữ Hán Việt: “truân chuyên”,”uyên thâm”,”siêu phàm”,”tiết chế”,”hiềntriết”,”thú quê thuần đức”,”danh nho”,”di dưỡng tinh thần”,…-> Thái độ của tác giả đối với Bác: yêu mến, kính trọng, ngưỡng mộ.- Tiết chế: hạn chế, giữ không cho vượt quá mức.- Hiền triết: người có tài năng, đức độ, hiểu biết sâu rộng, được người đời tôn vinh.- Thuần đức: đạo đức hoàn toàn trong sáng.4. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện nhưthế nào?5. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vấn đề giữ gìn bản sắcvăn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập.* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kìhội nhập là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, cần được quan tâm.* Thân đoạn:- Giải thích: Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng thể các giá trị đặc trưng nhất, bản chất nhấtcủa văn hóa dân tộc; được hình thành, tồn tại, phát triển qua quá trình lịch sử lâu dài. Nóđược thể hiện qua cách sống, lói sống, quan niệm, suy nghĩ, hoạt động nói năng, ăn mặc,ứng xử,..của con người. Ví dụ : Người Việt Nam có tính giản dị, cần cù, chăm chỉ, tinhthần đoàn kết, nhân ái, lòng yêu nước sâu sắc…- Bàn luận:+ Vì sao thế hệ tre có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trongthời kì hội nhập?. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế về mọi mặt: kinh tế, văn hóa,xã hội…Sự giao thoa về văn hóa đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần chonhân dân ta nhưng cũng làm phát sinh nhiều vấn đề, nhất là sự mai một bản sắc văn hóadân tộc.. Họ là chủ nhân của đất nước, là cầu nối của văn hóa dân tộc với văn hóa nhân loại+ Thế hệ trẻ cần làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập?5. Chọn lọc những ảnh hưởng từ bên ngoài để “hòa nhập chứ không hòa tan”. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá những nét đẹp truyền thống của dân tộc để chúngkhông bị mai một. Thực hiện và lan tỏa nếp sống lành mạnh; lên án, đấu tranh loại bỏ lối sống lệch lạc,chỉ biết hưởng lạc, quay lưng với lịch sử, văn hóa truyên thống của dân tộc.- Mở rộng vấn đề:+ Phê phán những người trẻ không có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.+ Giữu gìn bản sắc văn hóa dâ tộc phải đi đôi với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.- Bài học, liên hệ bản thân.+ Mỗi người đều có trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc rong thời kì hội nhập.+ Liên hệ bản thân.* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề…………………………………………………………………………………….PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:“ Chúng ta đang ở đâu?....đối với vận mệnh thế giới”1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòabình”?2. “ Nguy cơ ghê gớm” mà tác giả nói đến là gì?3. Chỉ rõ cách lập luận của tác giả trong đoạn trích “ Nói nôm na ra, điều đó có nghĩalà..mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”4. Phân tích giá trị của phép tu từ so sánh trong đoạn văn?Gợi ý:1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòabình” là nghị luận.2. “ Nguy cơ ghê gớm” mà tác giả nói đến là nguy cơ chiến tranh hạt nhân.3. Cách lập luận của tác giả trong đoạn trích “ Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là..mọidấu vết của sự sống trên trái đất” là giải thích.4. Phép tu từ so sánh trong đoạn văn: “ Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng tanhư thanh gươm Đa-mô-clet”. Hình ảnh so sánh là một điển tích trong thần thoại HyLạp: Đa-mô-clet treo thanh gươm ngay phía trên đầu bằng sợi lông đuôi ngựa. Qua đó,6tác giả muốn nói: chiến tranh hạt nhân có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tính mạng củacon người và toàn bộ sự sống trên trái đất. Cái chết khủng khiếp có thể xảy ra bất cứ lúcnào.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Niềm an ủi duy nhất…trở lại điểm xuất phát củanó”1. Để chỉ ra sự tốn kém của việc đầu tư cho vũ khí hạt nhân, tác giả đã sử dụng thao táclập luận nào là chủ yếu? Cho ví dụ cụ thể?2. Tìm hai phép so sánh trong đoạn trích “ Năm 1981….vượt đại châu”? Nêu tác dụng?3. Chỉ ra tha thành phần biệt lập trong câu “ Có lẽ sự việc giản đơn hơn nhiều: Nó chỉ làmột cái làng nhỏ mà thần thánh đã bỏ quên ở ngoài vũ trụ.”4. Cuối cùng tác giả đã đưa ra kết luận gì về việc chạy đua vũ trang? Em có đồng ý với ýkiến đó không? Vì sao?Gợi ý:1. Để chỉ ra sự tốn kém của việc đầu tư cho vũ khí hạt nhân, tác giả đã sử dụng thao táclập luận soa sánh là chủ yếu.Ví dụ: Số tiền dự kiến để cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh vàtiếp tế thực phẩm, nước uống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới là khoảng100 tỉ đô la. Tuy nhiên, số tiền đó cũng chỉ gần bằng những chi phí bỏ ra cho 100 máybay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7000 tên lửa vượt đại châu.2. Hai phép so sánh trong đoạn trích “ Năm 1981…vượt đại châu” và tác dụng:- Chương trình cứu trợ cho 500 trẻ em nghèo khổ nhất thế gới của UNICEF được ví như“ một giấc mơ không thể thực hiện được” cho thấy tính chất bất khả thi của chươngtrình vì sự tốn kém của nó.- Chi phí cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thựcphẩm, nước uống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới ‘ chỉ gần bằng những chiphí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7000 tên lửavượt đại châu”. Tác dụng: cho thấy sự tốn kém và phi lí của cuộc chạy đua vũ trang- chiphí để hủy diệt sự sống lại lớn chi phí để duy trì và cải thiện cuộc sống.3. Thành phần biệt lập trong câu “ Có lẽ sự việc giản đơn hơn nhiều: Nó chỉ là một cáilàng nhỏ mà thần thánh đã bỏ quên ở ngoài vũ trụ.” Là thành phần tình thái ( có lẽ)74. Cuối cùng tác giả đã đưa ra kết luận : Việc chạy đua vũ trang “ không những đi ngượclại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa.”- Em đồng ý với ý kiến của tác giả vì chạy đua vũ trang có thể dẫn tới sự hủy diệt toànbộ trái đất, cả con người và các sinh vật khác, đưa mọi thứ trở về điểm xuất phát hàngtriệu năm về trước.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Chúng ta đến đây để ….xóa bỏ khỏi vũ trụ này.”1. “Việc đó” được nhắc đến trong đoạn trích là việc gì?2. Chỉ ra phép điệp trong đoạn văn cuối cùng và nêu tác dụng của nó?3. Chỉ rõ các phép liên kết hình thức có trong đoạn trích?4. Nhà văn đã bộc lộ tình cảm, thái độ gì? Chép lại câu văn thể hiện rõ nhất điều đó?5. Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về chiến tranh hạt nhân?Gợi ý1. “Việc đó” được nhắc đến trong đoạn trích là việc chạy đua vũ trang2. - Phép điệp: “ để cho nhân loại tương lai biết/ hiểu” nhằm nhấn mạnh vào mục đíchcủa bản tham luận và mong mỏi tha thiết của nhân dân tiến bộ trên thế giới.3. Các phép liên kết hình thức có trong đoạn trích:- Phép nối:+ “ nhưng” ( nói câu 1 với câu 2 của đoạn 1)+ ‘ để cho” ( nối câu 1 với câu 2, 3 của đoạn 2)- Phép lặp:+ “ chúng ta” ( câu 1,2 của đoạn 1; câu 3 của đoạn 2)+ “để cho nhân loại tương lai..” ( câu 2,3 của đoạn 2)- Phép thế: “ thảm họa hạt nhân” ở câu 1 đoạn 2 thế cho “ tai họa” ở câu 2 đoạn 1.4. Nhà văn đã bộc lộ tình cảm, thái độ mạnh mẽ dứt khoát và mong muốn tha thiết quacâu văn: “ Tôi khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữtrí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân.”5. Viết đoạn văn:* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận* Thân đoạn:- Giải thích: Chiến tranh hạt nhân ( hay chiến tranh nguyên tử) là chiến tranh mà trongđó vũ khí hạt nhân- loại vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt được sử dụng.- Bàn luận:8+ Tác hại của chiến tranh hạt nhân :. Cuộc chạy đua sản xuất vũ khí hạt nhân gây ra tốn kém khủng khiếpcho các nước( Lấydẫn chứng từ văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”). Chiến tranh hạt nhân có sức mạnh hủy diệt kinh hoàng, xóa sổ mọi sự sống trên tráiđất.( Ví dụ: Trong thế chiến thứ hai, Mĩ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirosimavà Nagasaki của Nhật Bản, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng và đã trở thành nỗi ámảnh kinh hoàng của toàn thế giới.). Việc chạy đua về vũ khí hạt nhân đã gây cho toàn nhân loại nỗi bất an lớn. Nó đi ngượcvới mong muốn của toàn nhân loại là được sống trong hòa bình, hạnh phúc.+ Đánh giá: Chiến tranh hạt nhân thực sự là mối đe dọa nguy hiểm với sự sống của toànnhân loại.- Mở rộng vấn đề+ Phê phán những kẻ chạy đua vũ trang.+ Không chỉ chiến tranh hạt nhân mà mọi cuộc chiến tranh đều cần được ngăn chặn vàloại bỏ.- Bài học+ Nhân dân toàn thế giới cần liên hiệp lại trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh hạtnhân.+ Mọi phát minh khoa học đều phải hướng tới mục đích tốt đẹp cho cộng đồng và nhânloại, không được dùng vào những mục đích phi nhân đạo.* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đềPHIẾU HỌC TẬP SỐ 7Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:“ Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1996, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhânđã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người,không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ; tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽlàm biến hết thẩy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sốngtrên trái đất. Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-môdét, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời , cộngthêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế cân bằng của hệ mặt trời. Không có một ngànhkhoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành côngnghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tàinăng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thếgiới.”91.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản?2.Câu văn “ Chúng ta đang ở đâu?” thuộc kiểu câu nào ?3. Nêu nội dung của đoạn văn bằng 1 câu văn.4.Viết 1 đoạn văn theo cách diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về thảm họa hạt nhântoàn cầu.Đáp án :1.- Đoạn văn trên trích trong văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của Ga-brien Gác-xi-a Mác –két, nhà văn Cô-lôm-bi-a.-Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” được trích từ bản tham luận của Mác –két trong cuộc họp của nguyên thủ sáu nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na,Hi Lạp, Tan-da-ni-a họp lần thứ 2 tại Mê-hi-cô tháng 8/1986.2. Câu văn “ Chúng ta đang ở đâu?” thuộc kiểu câu nghi vấn3.Nội dung đoạn văn bằng 1 câu văn:Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hànhtinh khác trong hệ mặt trời .4.Viết đoạn vănVề hình thức : Đúng cách diễn dịchVề nội dung : đảm bảo các ý sau :+ Vũ khí hạt nhân đã trở thành mối hiểm hoạ khủng khiếp nhất đe doạ toàn bộ sự sống,loài người trên Trái Đất+ Sự sống được nhen nhóm và tồn tại trên Trái đất này không hề dễ dàng thế nhưngchỉ trong tích tắc, chỉ cần bấm nút 1 cái là tất cả những thành tựu khó khăn và nhọc nhằnđó có thể biến thành tro bụi.+ Thực tế đã có nhiều thảm hoạ hạt nhân như các vụ nổ nhà máy hạt nhân ở Nga(Tréc-nô-bưn), Ấn Độ... làm hàng nghìn người chết, gây ô nhiễm môi trường nghiêmtrọng. Nhân loại vẫn từng ngày, từng giờ phải đối mặt với nguy cơ bị huỷ diệt bởi vũ khíhạt nhân.+Xung đột và chiến tranh vẫn diễn ra hàng ngày ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thếgiới .+Chúng ta cũng đang phải từng giây, từng phút đối mặt với chiến tranh hạt nhân cónguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. Bởi vậy, con người không thể thờ ơ trước vận mệnh củachính mình và toàn thể nhân loại. Điều chúng ta có thể làm được là, mỗi người cần phảiý thức sâu sắc được nguy cơ tiềm ẩn đó, cùng nhau đoàn kết chống lại chiến tranh hạtnhân .PHIẾU HỌC TẬP SỐ 810Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:(1)“ Tuy nhiên, ý nghĩ dai dẳng cho rằng trái đất là nơi độc nhất có phép màu củasự sống trong hệ mặt trời, ý nghĩ đó đã đẩy chúng ta tới kết luận này, không thể khácđược : Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí.(2) Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tựnhiên nữa ….Từ khi mới nhen nhóm sự sống trên trái đất , đã phải trải qua 380 triệunăm con bướm mới bay được , rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở , chỉ để làm đẹpmà thôi. Cũng phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim vàmới chết vì yêu. Trong thời đại hoang kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng cógì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quátrình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó.”1.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản?2.Xác định phương thức biểu đạt chính của phần văn bản?3. Chỉ ra phép liên kết và phương tiện liên kết giữa đoạn (1)và đoạn (2)4. Em hiểu như thế nào là lí trí tự nhiên ? Giải thích tại sao chiến tranh hạt nhân lại đingược lại lí trí tự nhiên ?5. Viết 1 đoạn văn (khoảng từ 3 đến 5 câu) trình bày tác hại của chiến tranh hạt nhân.Đáp án1.- Đoạn văn trên trích trong văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của Ga-brien Gác-xi-a Mác –két, nhà vănCô-lôm-bi-a.-Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” được trích từ bản tham luận của Mác –két trong cuộc họp của nguyên thủ sáu nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na,Hi Lạp, Tan-da-ni-a họp lần thứ 2 tại Mê-hi-cô tháng 8/19862. Phương thức biểu đạt: Nghị luận3. Phép lặp : cụm từ : Đi ngược lại lí trí ở đoạn (1) được lặp lại ở đoạn (2)4.-Lí trí tự nhiên có thể hiểu là quy luật của tự nhiên , lôgic tất yếu của tự nhiên .- Chiến tranh hạt nhân lại đi ngược lại lí trí tự nhiên vì: Sự sống ngày nay trên trái đất vàcon người là kết quả của một quá trình tiến hóa hết sức lâu dài của tự nhiên. Một quátrình được tính bằng hàng triệu năm .nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra sẻ đẩy lùi sự tiếnhoá về điểm xuất phát ban đầu, tiêu hủy mọi thành quả của quá trình tiến hóa sự sốngtrong tự nhiên .Vì vậy nó phẩn tiến hóa, phản lúi trí tự nhiên.5. Đoạn văn 3- 5 câu: Đảm bảo được các ý sau:11- Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân làm mất đi khả năng để conngười sống tốt đẹp hơn trong nhiều lĩnh vực : y tế, giáo dục , tiếp tế thực phẩm, xã hội…- Chiến tranh hạt nhân sẽ hủy hoại môi trường ,tiêu diệt nhân loại , tiêu hủy mọi sự sốngtrên trái đất .PHIẾU HỌC TẬP SỐ 9Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc.Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sốngtrong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phảiđược hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khiđược mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.a) Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của văn bản làgì?b)Nêu nội dung của đoạn văn trên.c)Chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn.d) Hãy viết một đoạn văn (khoảng ½ trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về quyềncủa trẻ em ngày nay.GỢI Ýa) Đoạn trích trên trích trong văn bản : Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền đượcbảo vệ và phát triển của trẻ em( trích Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em)Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Nghị luậnb)Nêu nội dung của đoạn văn trên.Đặc điểm và quyền của trẻ em.c)Chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn.Phép thế: Chúng thay cho từ trẻ emPhép lặp: ChúngCùng trường liên tưởng: hình thành, trưởng thành, phát triển…12d) Hãy viết một đoạn văn (khoảng ½ trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về quyềncủa trẻ em ngày nay.Học sinh phải đảm bảo những yêu cầu về:- Hình thức: là một đoạn văn nghị luận, có kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạtsinh động, độ dài theo quy định...- Nội dung: đảm bảo các ý sau:+ Trẻ em ngày nay có đầy đủ các quyền( chăm sóc, vui chơi, học hành…) và được quantâm nhiều hơn.+ Tuy nhiên, trong xã hội nhiều trẻ em còn chịu thiệt thòi: bị bỏ rơi, không nơi nươngtựa, sống thiếu tình yêu thương, bị bạo hành, bị bóc lột sức lao động, không được đếntrường…+ Thái độ và trách nhiệm của xã hội và bản thân em.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 10Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chiụ đựng những thảm họa của đói nghèo vàkhủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trườngxuống cấp...Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, kể cả hộichứng suy giảm miễn dịch mắc phải(AIDS), hoặc do thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh vàdo tác động của ma túy.Đó là những sự thách thức mà chúng tôi, với tư cách những nhà lãnh đạo chínhtrị, phải đáp ứng.a) Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của văn bản làgì?b)Nêu chủ đề của đoạn trích trên.c)Chỉ ra các phép liên kết đoạn văn được sử dụng trong đoạn trích trên.d) Hãy viết một đoạn văn (khoảng ½ trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về nhữngkhó khăn, hiểm họa đối với trẻ em ngày nay.GỢI Ý13a) Đoạn trích trên trích trong văn bản : Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền đượcbảo vệ và phát triển của trẻ em( trích Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em)Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Nghị luậnb)Nêu chủ đề của đoạn trích trên.Những thách thức( khó khăn) của trẻ em trên thế giới hiện nay.c)Chỉ ra các phép liên kết đoạn văn được sử dụng trong đoạn trích trên.Phép thế: Đó ( thế cho 2 đoạn văn trên nói về Những thách thức( khó khăn) của trẻ em).Phép lặp: Mỗi ngày, trẻ emd) Hãy viết một đoạn văn (khoảng ½ trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về nhữngkhó khăn, hiểm họa đối với trẻ em ngày nay.Học sinh phải đảm bảo những yêu cầu về:- Hình thức: là một đoạn văn nghị luận, có kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạtsinh động, độ dài theo quy định...- Nội dung: đảm bảo các ý sau:+ Trẻ em trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc…cầnđược chăm sóc, bảo vệ.+ Tuy nhiên, trong xã hội trẻ em còn gặp nhiều khó khăn, hiểm họa: đói nghèo và khủnghoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuốngcấp... chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, kể cả hội chứng suy giảm miễn dịch mắcphải(AIDS), hoặc do thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh và do tác động của ma túy... : bị bỏrơi, không nơi nương tựa, sống thiếu tình yêu thương, bị bạo hành, bị bóc lột sức laođộng, không được đến trường, bị xâm hại tình dục…+ Thái độ và trách nhiệm của xã hội và bản thân em:Lên án những hành động độc ác, đối xử tàn nhẫn với trẻ em.Các giải pháp để trẻ em tránh được các hiểm họa, có được cuộc sống vui tươi, hạnhphúc…14