Đổi bằng lái ở đâu

Giấy phép lái xe ô tô hết hạn có thể gây trở ngại lớn cho việc tham gia giao thông hằng ngày của bạn do đó việc đổi giấy phép lái xe hết hạn là một việc vô cùng quan trọng. Hiện nay các bạn có thể đổi giấy phép lái xe  ô tô hết hạn tại Sở Giao thông vận tải hoặc sử dụng dịch vụ đổi bằng lái xe của các trung tâm đào tạo giấy phép lái xe chuyên nghiệp. Để quá trình đổi giấy phép lái xe ô tô hết hạn được dễ dàng và nhanh chóng thì tốt nhất bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây.

Xem thêm:

  • Thủ Tục Đổi Bằng Lái Xe Ô Tô Hết Hạn
  • Thi Bằng Lái Xe B2

Đổi bằng lái ở đâu

1. Điều kiện đổi giấy phép lái xe ô tô hết hạn

  • Giấy phép lái xe (GPLX) hết hạn sử dụng chưa quá một tháng:
  • Còn đủ hồ sơ lái xe sẽ được xét đổi giay phep lai xe oto
  • Nếu hồ sơ lái xe không còn đủ bộ hoặc mất, phải dự sát hạch cả phần lý thuyết và thực hành.

Giấy phép lái xe ô tô hết hạn sử dụng trên một tháng nhưng chưa quá sáu tháng: Người có GPLX còn đủ bộ hồ sơ lái xe phải sát hạch lại lý thuyết. 3- GPLX hết hạn sử dụng đã quá sáu tháng: Phải dự sát hạch lại cả phần lý thuyết và thực hành lái xe để được cấp GPLX, không phải dự học theo chương trình đào tạo

2. Thủ tục đổi giấy phép lái xe ô tô hết hạn

Người có Giấy phép lái xe trong thời hạn 3 tháng trước khi hết hạn được làm thủ tục đề nghị cấp lại GPLX.

  • Đơn đề nghị đổi GPLX (Theo mẫu quy định);
  • Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định (mẫu quy định hiện hành của Bộ Y tế);
  • Bản sao chụp GPLX, Bản sao chụp Chứng minh thư (hoặc Hộ chiếu) còn hạn sử dụng.
  • 02 ảnh màu cỡ 3×4 kiểu chứng minh thư, nền ảnh màu xanh;
  • Chụp ảnh trực tiếp tại nơi tiếp nhận hồ sơ.

Khi nộp hồ sơ thủ tục đề nghị đổi GPLX, phải xuất trình GPLX, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để đối chiếu.

3. Lịch tiếp nhận hồ sơ đổi giấy phép lái xe ô tô hết hạn tại Sở Giao thông

– Thứ 2 đến thứ 6 :
* Sáng: Nhận hồ sơ đổi GPLX : Từ 8h00 đến 11h30
* Chiều:
+ Nhận hồ sơ đổi GPLX : Từ 13h30 đến 16h30
+ Trả hồ sơ đổi GPLX : Ttừ 15h00 đến 17h00’
– Thứ 7 :
+ Nhận hồ sơ đổi GPLX : từ 8h00’ đến 11h00’

+ Trả hồ sơ đổi GPLX : từ 11h00 đến 12h00’

* Lệ phí cấp lại giấy phép lái xe : 135.000đ

4. Quy trình đổi giấy phép lái xe ô tô hết hạn theo từng trường hợp cụ thể

1. Người có GPLX có thời hạn sử dụng, nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, được lập lại hồ sơ lái xe. Hồ sơ lái xe lập lại gồm: đơn đề nghị lập lại hồ sơ gốc (theo mẫu quy định); bản sao chụp GPLX, giấy chứng minh nhân dân. Cơ quan quản lý cấp, đổi GPLX xác nhận và đóng dấu.

2. Người có giấy phép lái xe ô tô đã hết hạn sử dụng:

  • Quá từ 3 tháng đến dưới 01 năm kể từ ngày hết hạn, được dự sát hạch lý thuyết để cấp lại GPLX;
  • Quá từ 01 năm trở lên kể từ ngày hết hạn được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành lái xe để cấp lại GPLX.

3. Người có giấy phép lái xe bị mất

  • a) Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời gian sử dụng dưới 03 tháng, còn hồ sơ gốc, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe; 
  • b) Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thư giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe.
  • c) Người có giấy phép lái xe ô tô bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, còn hồ sơ gốc, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.
  • d) Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại GPLX.
  • e) Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng 01 năm trở lên, còn hồ sơ gốc hoặc không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý sau 02 tháng kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định phải dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
  • g) Người lái xe bị mất lần thứ hai, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý sau 02 tháng kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.
  • h) Người lái xe bị mất lần thứ ba trở lên, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ hai, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý sau 02 tháng kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định phải dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

4) Người bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn, sau 01 năm kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn , nếu có nhu cầu, được dự học lại pháp luật giao thông đường bộ, đạo đức người lái xe, được kiểm tra và có giấy chứng nhận của cơ sở đào tạo lái xe đã hoàn thành nội dung học và nộp đủ hồ hồ sơ theo quy định thị được dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.

5) Hồ sơ đối với người dự sát hạch lại Lý thuyết và thực hành lái xe bao gồm:

  • a) Đơn đề nghị, cấp lại GPLX (theo mẫu qui định)
  • b) Bản sao chụp giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
  • c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
  • d) Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với GPLX bị mất ( đối với trường hợp mất GPLX và còn hồ sơ gốc).
  • e) Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với GPLX bị tước quyền sử dụng (đối với trường hợp bị tước GPLX và có hồ sơ gốc).
  • g) Quyết định tước quyền sử dụng GPLX ( đối với trường hợp bị tước GPLX ).
  • h) Giấy chứng nhận hoàn thành môn học Luật giao thông đường bộ, đạo đức người lái xe của cơ sở đào tạo lái xe ô tô tại Tp.HCM có đủ điền kiện(đối với trường hợp bị tước GPLX ).

Tóm lại để đổi giấy phép lái xe ô tô hết hạn bạn có thể đến trực tiếp tại Sở GTVT, tuy nhiên để quá trình này diễn ra nhanh chóng hơn thì tốt nhất bạn nên chuẩn bị đầy đủ tất cả những hồ sơ đổi giấy phép lái xe theo như quy đinh. Như vậy sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian cũng như chi phí đi lại để đổi giấy phép lái xe. Chúc các bạn nhanh chóng được cấp lại giấy phép lái xe để có thể an tâm tham gia giao thông!!!

Bằng Lái Xe Ô Tô Hết Hạn Đổi Ở Đâu

Trong một số trường hợp, người cầm vô lăng nên tiến hành đổi bằng lái xe ô tô mới để tránh việc phải thi sát hạch lại hoặc đóng phạt vì lưu thông trái phép trên đường. 

1. Những trường hợp cần đổi bằng lái xe ô tô

Bằng lái xe ô tô thuộc loại bằng có thời hạn (Theo Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT), tùy thuộc hạng bằng lái sẽ có thời gian quy định khác nhau. Cụ thể:

- Bằng lái xe B2, A4 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.

- Bằng lái xe C, D, E, FB2, FC, FD, FE sẽ có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.

- Bằng lái xe B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi ở nữ và đủ 60 tuổi ở nam (Trường hợp người lái xe trên 45 tuổi ở nữ và trên 50 tuổi ở nam thì bằng lái xe có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp).

Người lái cần lưu ý tiến hành nộp hồ sơ xin cấp đổi bằng lái mới nếu giấy phép lái xe cũ, hư hỏng hoặc hết hạn không quá 3 tháng. Khi quá thời hạn này, lái xe sẽ phải tiến hành sát hạch lại (theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 42). Bên cạnh đó, sử dụng bằng lái đã quá hạn khi lưu thông phải nộp một khoản phí phạt theo khoản 4 Điều 21 Nghị định số 171/2013/TT-BGTVT.

Đổi bằng lái ở đâu

Ngoài trường hợp hết hạn, nếu giấy phép lái xe mẫu cũ nhưng vẫn còn thời hạn lưu hành sẽ được đổi sang thẻ mới bằng nhựa PET có màu vàng rơm. Trên thẻ in song ngữ Việt - Anh với ảnh người lái và mã QR ở mặt sau để lưu cơ sở dữ liệu của lái xe.

Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền chấp nhận đổi bằng lái xe mới khi thông tin cá nhân ghi trên bằng lái bị sai lệch so với Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc các giấy tờ tùy thân khác. 

2. Hồ sơ đổi bằng lái xe ô tô cần những gì?

Người lái xe ô tô có thể đến Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục đường bộ Việt Nam ở bất kỳ địa phương nào thuộc lãnh thổ Việt Nam để tiến hành nộp hồ sơ đổi bằng lái. Khi đi, lái xe cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ gồm: 

- Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp bởi bởi bệnh viện đa khoa quận, huyện trong vòng 6 tháng trở lại (bản gốc);

- Giấy phép lái xe;

- CMND/CCCD/hộ chiếu còn thời hạn (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

- Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định (bản chính);

- Hồ sơ thi bằng lái ô tô (bản gốc).

3. Đổi bằng lái xe ô tô ở đâu?

Hiện nay, người dân có thể thực hiện đổi giấy phép lái xe ô tô theo 2 cách:

- Cách 1: Đến trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục đường bộ Việt Nam.

- Cách 2: Thực hiện online tại website Cổng dịch vụ công quốc gia (dichvucong.gov.vn). Tuy nhiên, đổi giấy phép lái xe trực tuyến chỉ đang ở cấp độ 3, nghĩa là với người dân vẫn cần đến cơ quan có thẩm quyền để hoàn tất các thủ tục và nhận giấy phép lái xe đã được đổi.

Bộ phận có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu đổi giấy phép lái xe trong vòng 5 ngày theo giờ hành chính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo đúng quy định. Người lái sẽ theo lịch hẹn đến xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy hẹn và nhận bằng lái mới.

>>> Tìm hiểu thêm: Bằng lái xe ô tô điện và các điều kiện để lăn bánh cùng VinFast VF e34

4. Hướng dẫn thủ tục, quy trình đổi bằng lái xe trực tiếp

Để thực hiện đổi bằng lái xe, người dân cần thực hiện theo quy trình như sau:

- Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ đề nghị đổi Giấy phép lái xe theo mẫu;

- Bước 2: Nộp lệ phí;

- Bước 3: Người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ để đối chiếu;

- Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền thực hiện đổi giấy phép lái xe trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận hồ sơ theo đúng quy định (trường hợp không đổi giấy phép lái xe thì sẽ nêu rõ lý do).

Đổi bằng lái ở đâu

5. Hướng dẫn đổi bằng lái xe ô tô online ngay tại nhà

Trước đây, người lái cần tốn nhiều thời gian, công sức đến các cơ quan có thẩm quyền để xếp hàng chờ thực hiện thủ tục đổi bằng lái xe. Giờ đây, chỉ với vài click chuột tại trang web Cổng dịch vụ công quốc gia, người dân đã có thể thực hiện đổi giấy phép online một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Quy trình đổi bằng lái xe trực tuyến gồm 6 bước: 

- Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công Quốc gia, chọn mục công dân, chọn phương tiện và người lái;

- Bước 2: Chọn mục Giấy phép lái xe;

- Bước 3: Chọn Đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp và chọn cơ quan thực hiện;

- Bước 4: Chọn Nộp trực tuyến;

- Bước 5: Đăng nhập tài khoản (hoặc đăng ký tài khoản mới) để tiếp tục;

- Bước 6: Giấy xác nhận lịch hẹn được trả về, người lái sẽ theo giấy hẹn mang CMND hoặc Hộ chiếu cùng hồ sơ hợp lệ để đối chiếu.

Đổi bằng lái ở đâu

6. Lệ phí đổi giấy phép lái xe ô tô

Về phần chi phí, có 2 loại chính là phí khám sức khỏe và lệ phí nộp theo quy định. Ngoài ra, còn một số chi phí phát sinh như chụp ảnh thẻ, photo hồ sơ.

- Giấy khám sức khỏe với chi phí khoảng hơn 350.000 đồng. Người lái có thể đến các trung tâm y tế quận, huyện để được khám, xét nghiệm và cấp giấy (lưu ý cần chuẩn bị ảnh 3x4 để dán vào giấy khám sức khỏe).

- Lệ phí cấp lại, đổi giấy phép lái xe là 135.000 đồng/ lần (quy định tại Thông tư 188/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016). 

Như vậy, tổng chi phí để hoàn thành việc cấp lại, đổi bằng lái xe ô tô là khoảng 500.000 đồng.

>>> Tìm hiểu thêm: 

Lái xe cần nắm rõ các trường hợp cần đổi bằng lái xe ô tô và tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định. Nếu không có bằng lái hoặc sử dụng bằng hết hạn, người lái có thể bị lập biên bản, nộp phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. 

Tham khảo thông tin chi tiết, đăng ký lái thử và đặt cọc mua xe ô tô VinFast qua website hoặc gọi điện đến hotline 1900 232389 để được hướng dẫn chi tiết.