Đổi mới kiểm tra đánh giá môn toán thpt năm 2024

Cụ thể, Khóa bồi dưỡng nhằm mục tiêu cung cấp cho các giáo viên một số nội dung mới trong việc giảng dạy, kiểm tra đánh giá môn Toán theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Đổi mới kiểm tra đánh giá môn toán thpt năm 2024
Các đại biểu tham dự chương trình.

Đây là lần đầu tiên, Chương trình Toán (Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán) tổ chức hoạt động tại tỉnh Quảng Trị.

Tham dự Khai mạc Khóa bồi dưỡng có PGS.TS. Lê Minh Hà, Giám đốc điều hành; TS. Trịnh Thị Thuý Giang, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán; ông Lê Văn Tính, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông - Giáo dục thường xuyên Sở GD&ĐT Quảng Trị; cô Tạ Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường THPT Đông Hà, Quảng Trị.

Khoá bồi dưỡng thu hút gần 150 giáo viên, cán bộ quản lý thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng trị tham dự.

Phát biểu khai mạc Khoá bồi dưỡng, PGSTS. Lê Minh Hà, Giám đốc điều hành Viện NCCCT giới thiệu về Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030 và nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ giải pháp quan trọng của Chương trình là nhằm hỗ trợ cho Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán năm 2018.

Đổi mới kiểm tra đánh giá môn toán thpt năm 2024
PGSTS. Lê Minh Hà, Giám đốc điều hành Viện NCCCT.

Đây là lần đầu tiên Viện tổ chức một hoạt động dành cho giáo viên tại tỉnh Quảng Trị, và hy vọng rằng trong tương lai Viện NCCCT cùng với Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị sẽ tiếp tục tổ chức thêm một số các hoạt động nhằm hỗ trợ cho các giáo viên trong công tác giảng dạy, để các thầy cô có thể thực hiện tốt chương trình giảng dạy môn Toán.

Phát biểu chào mừng từ Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị, thầy Lê Văn Tính, Trưởng phòng Giáo dục trung học - Giáo dục thường xuyên đề nghị các giáo viên của tỉnh tham gia khóa tập huấn tập trung và nghiêm túc. Thầy Tính gửi lời cảm ơn tới Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán và các Giảng viên đã không quản ngại đến với tỉnh Quảng Trị, mặc dù việc di chuyển đi lại cũng còn khó khăn.

Đổi mới kiểm tra đánh giá môn toán thpt năm 2024
Thầy Lê Văn Tính, Trưởng phòng Giáo dục trung học - Giáo dục thường xuyên.

Tỉnh lần đầu tiên được đón tiếp Viện NCCCT và các chuyên gia uy tín đến trực tiếp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về những nội dung vô cùng thiết thực và cần thiết cho giáo viên trong quá trình giảng dạy theo chương trình giảng dạy theo chương trình phổ thông 2018.

Đổi mới kiểm tra đánh giá môn toán thpt năm 2024
PGS. Lê Minh Hà tặng quà cho Ban Tổ chức địa phương Sở GD&ĐT Quảng Trị và Trường THPT Đông Hà.

Khoá bồi dưỡng bao gồm 2 chuyên đề đến từ các chuyên gia uy tín: Chuyên đề Mạch hình học và Giải tích tròn Chương trình giáo dục phổ thông 2018; và chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA vfa vabaj dụng trong giảng dạy, kiểm tra trong giảng dạy, kiểm tra đánh giá môn toán cấp THPT.

Đổi mới kiểm tra đánh giá môn toán thpt năm 2024
Viện NCCCT tặng sách cho thư viện Trường THPT Đông Hà.

Buổi sáng, các giáo viên đã được nghe GS.TSKH. Trần Văn Tấn trình bày những nội dung khái quát chung và một số điểm cần lưu ý trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán năm 2018. Giáo sư Tấn cũng đặc biệt nhấn mạnh các nội dung của mạch Hình học và Giải tích từ yêu cầu cho đến sách giáo khoa và thực tế giáo án, bài giảng của giáo viên.

Đổi mới kiểm tra đánh giá môn toán thpt năm 2024
Cô Tạ Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường THPT Đông Hà

Buổi chiều là một chuyên đề cụ thể, rất được giáo viên quan tâm hiện nay đó là giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo chương trình mới được TS. Nguyễn Phụ Hoàng Lân trình bày và thu hút rất nhiều ý kiến trao đổi. TS. Nguyễn Phụ Hoàng Lân qua bài giảng của mình đồng thời cũng làm rõ thêm các nội dung tổng thể chung về Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018 mà GS. Trần Văn Tấn đã trình bày trong chuyên đề buổi sáng.

Tại buổi Khai mạc Khoá Bồi dưỡng, Viện NCCCT cũng đã trao tặng cho thư viện Trường THPT Đông Hà, Quảng Trị nhiều đầu sách tham khảo môn toán lớp 10, 11, 12 và các sách về Khoa học phổ thông nhân dịp Trường kỷ niệm 50 năm thành lập.

Khoá bồi dưỡng giáo viên THPT môn Toán cho tỉnh Quảng Trị được các thầy, cô giáo của tỉnh rất quan tâm và hào hứng tham gia. Viện NCCCT hy vọng sẽ được tiếp tục được hỗ trợ cho tỉnh Quảng Trị nói riêng và các tỉnh khu vực vùng xâuvùng xa trong giảng dạy môn Toán của tất cả các bậc học.

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Đỗ Đức Thái, Khoa Toán – Tin, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, Chủ biên Chương trình GDPT 2018 môn Toán, Tổng chủ biên SGK môn Toán, Bộ sách Cánh Diều; đồng chí Bùi Anh Đào, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cùng các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện và đông đủ cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên các trường Tiểu học, THCS trong toàn huyện.

Đổi mới kiểm tra đánh giá môn toán thpt năm 2024

Phát biểu khai mạc, đồng chí Bùi Anh Đào, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện khẳng định: Năm học 2023 - 2024 cả 3 cấp học đều thực hiện Chương trình GDPT 2018. Tại huyện Ý Yên sau mấy năm triển khai thực hiện, Chương trình đã đem lại một số kết quả tích cực ban đầu. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập và không ít khó khăn, trong đó phải kể đến công tác kiểm tra, đánh giá học sinh theo Chương trình GDPT 2018. Vì vậy để thực hiện Chương trình GDPT 2018 đạt hiệu quả, nội dung buổi tập huấn được tổ chức trong dịp này là rất quan trọng và hữu ích đối với mỗi giáo viên và cán bộ quản lý. Các thầy cô giáo của cả 2 cấp học trên địa bàn huyện cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung theo dõi, tiếp thu và tích cực trao đổi, chia sẻ về các nội dung tập huấn để chỉ đạo đúng hướng đối với nhiệm vụ chuyên môn của cấp học đồng thời tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả tại đơn vị mình và tổ chức vận dụng sáng tạo, phù hợp trong thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá học sinh theo Chương trình GDPT 2018, nhằm đạt được mục tiêu dạy học phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.

Đổi mới kiểm tra đánh giá môn toán thpt năm 2024

Tại buổi tập huấn, các thầy cô giáo đã được nghe Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Đỗ Đức Thái, Khoa Toán – Tin, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, Chủ biên chương trình GDPT 2018 môn Toán, Tổng chủ biên SGK môn Toán, Bộ sách Cánh Diều phân tích sự giống và khác nhau giữa giáo dục theo Chương trình GDPT 2018 với Chương trình giáo dục hiện hành; giới thiệu tổng thể về “Định hướng kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh”. Đồng thời trực tiếp chia sẻ và hệ thống lại những nội dung quan trọng, cần lưu ý về việc đổi mới trong công tác kiểm tra đánh giá học sinh thực hiện Chương trình GDPT 2018. Theo đó, năm học 2023 – 2024, đối với lớp 1, 2, 3, 4 việc kiểm tra, đánh giá theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT và lớp 6, 7, 8 theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT. Phương pháp kiểm tra đánh giá theo Thông tư mới chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của người học. Chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, chú trọng đánh giá các năng lực tư duy; không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập. Các hình thức đánh giá thường xuyên, bằng cách nêu câu hỏi trực tiếp, ra đề kiểm tra định kỳ, cuối kỳ, làm phiếu bài tập... nhằm mục đích khắc sâu cho các em những kiến thức đã học, giúp các em đạt các mức độ theo yêu cầu, hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, từ đó phân hóa đối tượng để có cách thức giảng dạy phù hợp hơn. Ngoài ra, GS.TSKH Đỗ Đức Thái hướng dẫn “Xây dựng ma trận đề và đề kiểm tra môn Toán cấp Tiểu học và THCS” cho học viên là cán bộ quản lý và Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên 64 trường Tiểu học và THCS trong toàn huyện. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh ở cả 2 cấp học Tiểu học và THCS như thổi một “làn gió mới” vào các trường học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên và phát triển năng lực học tập của học sinh, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đổi mới toàn diện GD&ĐT theo định hướng Chương trình GDPT 2018.