Đối tác truyền thông là gì năm 2024

Trong kinh doanh, việc lựa chọn được đối tác phù hợp nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp và lâu bền là điều mà doanh nghiệp nào cũng muốn hướng tới. Vậy đối tác trong kinh doanh là gì? Giữa đối tác và khách hàng được phân biệt thế nào?

Lựa chọn được đối tác phù hợp trong kinh doanh đóng góp rất nhiều vào sự phát triển và thành công chung của các doanh nghiệp

1. Đối tác trong kinh doanh là gì?

Đối tác là mối quan hệ làm việc giữa 2 cá nhân, tổ chức trở lên, cùng xây dựng, tham gia, chia sẻ một loại hoạt động để hướng tới mục đích chung.

Đối tác trong kinh doanh là một thực thể thương mại (cá nhân hoặc tổ chức) đặt mối quan hệ liên minh với doanh nghiệp nhằm vào một mục đích nhất định trong kinh doanh. Mối quan hệ này thường được ràng buộc bởi hợp đồng với các điều khoản trách nhiệm, quyền lợi rõ ràng của các bên tham gia.

2. Một số thuật ngữ về đối tác trong kinh doanh

Hiểu về đối tác trong kinh doanh giúp bạn có được định hướng và những tiêu chí đặt ra nhằm lựa chọn mối quan hệ hợp tác phù hợp, đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp.

2.1. Đối tác chiến lược trong kinh doanh

  • Đối tác chiến lược trong kinh doanh là mối liên kết giữa hai doanh nghiệp, thường được giao kết bởi các hợp đồng kinh doanh có pháp lý rõ ràng, cùng thực hiện hướng tới mục tiêu kinh doanh chung.
  • Khi hai doanh nghiệp là đối tác chiến lược của nhau, họ sẽ cùng nhau phát triển một lĩnh vực nào đó. Ví dụ như mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thương mại, họ sẽ cùng quảng cáo, tiếp thị để cùng tạo nên một thương hiệu sản phẩm. Mối quan hệ giữa một công ty sản xuất, chuyên cung cấp kỹ thuật, sản xuất hợp tác với một doanh nghiệp quy mô nhỏ để tạo ra một sản phẩm chuyên ngành mới.

2.2. Đối tác tiềm năng

  • Đối tác tiềm năng là các đối tác phù hợp với mục đích hợp tác của doanh nghiệp, hiện tại chưa hợp tác nhưng trong tương lai nếu cơ hội hợp tác đến thì sẽ tạo nên nhiều lợi thế cho cả hai bên.
  • Trong một số trường hợp, sự hợp tác không chỉ đơn thuần là trong kinh doanh mà còn bao gồm nhiều khía cạnh. Như sự hợp tác, quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia, việc hợp tác được phân định từ thấp đến cao bao gồm:
    • Đối tác.
    • Đối tác toàn diện.
    • Đối tác chiến lược.
    • Đối tác chiến lược toàn diện. Đây là sự hợp tác liên quan đến chính trị, an ninh của một quốc gia.

Đối tác là cùng nhau thực hiện mục tiêu chung

3. Đối tác kinh doanh có thể là ai?

Đối tác trong kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là 1 hoặc nhiều đối tượng:

  • Khách hàng.
  • Nhà cung cấp chính.
  • Kênh trung gian (như đại lý hay cửa hàng nhượng quyền...)
  • Nhà cung cấp các dịch vụ bổ sung.

4. Đối tác và khách hàng khác nhau như thế nào?

Giữa đối tác và khách hàng có những điểm khác biệt nhất định

Trong kinh doanh, thương mại và sản xuất, khách hàng là cá nhân hay tổ chức nhận hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm hoặc một ý tưởng có được từ người bán, nhà cung cấp hoặc nhà phân phối thông qua giao dịch tài chính, trao đổi bằng tiền hoặc một số tài sản có giá trị thanh khoản khác.

Có thể thấy, Khách hàng là người trả tiền cho dịch vụ hoặc sản phẩm.

Ta có thể thấy, sự khác biệt giữa khách hàng và đối tác đó là:

  • Đối tác sẽ không trả tiền cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, mà đối tác là mối quan hệ chia sẻ, cùng đạt được mục đích và thành công của 2 bên. Các đối tác trong quan hệ hợp tác làm việc cùng nhau để giúp nhau đạt được mục tiêu chung, như cùng có lợi từ tài chính, thương hiệu hoặc thậm chí nâng cao các đề xuất kinh doanh tổng thể.
  • Một đối tác trở thành khách hàng ngay khi đối tác đó phải trả tiền khi tham gia vào quan hệ đối tác nhằm đạt được mục đích thỏa mãn nhu cầu. Vì vậy, nếu một đối tác quyết định tính phí đối tác kia khi đang hợp tác, thì mối quan hệ đó sẽ trở thành khách hàng - nhà cung cấp và không còn là quan hệ hợp tác hướng tới mục đích chung nữa.

Trên đây là khái niệm về đối tác, đối tác trong kinh doanh là gì? Cùng cách phân biệt giữa đối tác và khách hàng.

Để tìm và lựa chọn được đối tác phù hợp trong kinh doanh, CRIF D&B Việt Nam giúp bạn có cái nhìn đánh giá tổng quan nhanh nhất về một doanh nghiệp cùng các thông số về sức mạnh tài chính, giúp bạn nhanh chóng có được các đối tác tiềm năng để cùng phát triển vì lợi ích chung.

Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể về các sản phẩm và dịch vụ đánh giá doanh nghiệp, bạn hãy liên hệ theo thông tin sau:

Đối tượng truyền thông là những người / nhóm người có sự tương đồng về một hay nhiều mặt nào đó (như độ tuổi, mối quan tâm...). Họ là mục tiêu được các nhà truyền thông marketing, các chiến dịch truyền thông marketing nhắm tới nhằm tăng cường hiểu biết, thay đổi nhận thức tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ của họ đối với vấn đề được truyền thông. Để nhận dạng đối tượng truyền thông chúng ta có thể dựa trên phần mềm máy tính thông qua các số liệu thống kê như: Vùng địa lý (Zip code), dữ liệu điều tra dân số, dữ liệu đăng ký xe, danh sách hội viên các hiệp hội...

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Các động cơ của đối tượng truyền thông (yêu, ghét, cung cách làm việc...) thường ít thay đổi, nhưng thái độ của đối tượng truyền thông lại thay đổi khá nhiều. Các công cụ trực quan nhắm tới thị giác được công chúng ngày một chú ý hơn (như các thông tin trên các phương tiện đại chúng có thể tác động nhanh chóng và mạnh mẽ tới cộng đồng) Các nhóm đối tượng truyền thông thường dành sự quan tâm cho những chủ đề họ yêu thích nhưng lại ngày càng hoài nghi về các thông tin truyền thông (về giá cả, về chất lượng, những lời hứa trong giới chính trị...) Việc toàn cầu hóa khiến các công ty đa quốc gia phát triển kéo theo sự gia tăng của đối tượng truyền thông quốc tế, đây cũng là vấn đề nhà truyền thông cần lưu tâm.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quy mô[sửa | sửa mã nguồn]

Chia thành nhóm lớn và nhóm nhỏ

  • Nhóm lớn: là những cộng đồng người hình thành trong quá trình lịch sử xã hội, giữ vị trí xã hội nhất định trong hệ thống các quan hệ xã hội; các thành viên trong nhóm có quan hệ với nhau theo các mục đích, giá trị xã hội, chuẩn mực hành vi chung của xã hội. Các nhóm lớn như: dân tộc, giai tầng xã hội, các bộ tộc, nhóm nghề nghiệp, các nhóm hình thành theo giới, lứa tuổi…; cũng có nhóm tự phát, ngẫu nhiên như đám đông, khán giả trong hội trường, trên sân vận động…
  • Nhóm nhỏ: là một tập hợp người có quan hệ trực tiếp, thường xuyên, liên kết với nhau trong hoạt động chung, tồn tại trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định

Theo hình thức tổ chức (quy chế xã hội)[sửa | sửa mã nguồn]

Chia thành nhóm chính thức và không chính thức

  • Nhóm chính thức: là nhóm được nhà nước, xã hội thừa nhận, có tính chất pháp lý; mối quan hệ giữa các thành viên với nhau, với lãnh đạo được quy định rõ ràng. Nhóm có cơ cấu lớn và chặt chẽ. Hoạt động chung của nhóm có ý nghĩa xã hội rõ ràng (VD: các chi bộ, các bộ, các hiệp hội…)
  • Nhóm không chính thức(nhóm tự phát): các quan hệ xã hội giữa các thành viên dựa trên tình cảm, thị hiếu, sở thích, hứng thú của cá nhân. Nhóm thường không phân vai một cách rõ ràng (VD nhóm thích xem phim, người hâm mộ bóng đá…)

Phân chia theo mức độ liên hệ tương hỗ trực tiếp hay không trực tiếp[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhóm thực (tồn tại thực) và nhóm ước lệ(tồn tại trên cơ sở các quy ước, điều kiện)

Phân chia theo trình độ phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhóm phát triển thấp (Nhóm liên kết, băng, phường, ổ…) và nhóm có trình độ phát triển cao (tập thể, đơn vị anh hùng …)

Theo tính chất của hoạt động chung[sửa | sửa mã nguồn]

Chia thành nhóm mở và nhóm kín

  • Nhóm mở: là nhóm thường có hoạt động chung rõ ràng, các thành viên có ý thức giúp đỡ nhau. VD: nhóm các cụ hội bảo thọ, nhóm học sinh học thêm ngoại ngữ, làm việc từ thiện. Loại nhóm này có mục đích hoạt động chung rộng rãi, rõ ràng, vì lợi ích của nhiều người.
  • Nhóm kín: là nhóm thường có mục đích hoạt động rõ ràng, nhưng có thể bao gồm cả nhóm có mục đích tích cực và tiêu cực. VD nhóm kín tích cực như: nhóm các nhà hoạt động cách mạng vì sự tiến bộ xã hội nhưng bị nhà cầm quyền truy nã. Nhóm kín tiêu cực như: ổ mại dâm, băng cướp…

Các bình diện cơ bản của đối tượng truyền thông[sửa | sửa mã nguồn]

Bình diện thứ nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Nghiên cứu nhân khẩu học xã hội, bao gồm các thông số như tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, dân tộc, đảng phái chính trị, địa bàn sống và mức sống… Trong xã hội học, người ta gọi là những biến số độc lập. Những biến số này có tính ổn định cao, ít thay đổi và đây không phải là mục tiêu trực tiếp nhằm thay đổi của truyền thông, nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành những biến số phụ thuộc – mục tiêu can thiệu của truyền thông

Bình diện thứ hai[sửa | sửa mã nguồn]

Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng – nhóm đối tượng, về vấn đề sắp sửa truyền thông, bao gồm cả tâm lý, tâm trạng, nhu cầu, nguyện vọng, thị hiếu sở thích, những mong đợi … của đối tượng truyền thông – xã hội học gọi là những biến số phụ thuộc. Đây là cơ sở trực tiếp cho việc xác định mục tiêu cụ thể, thiết kế thông điệp, nội dung và phương thức can thiệp của chiến dịch truyền thông vào nhóm đối tượng cụ thể. Nếu không có đủ cơ sở chắc chắn, tin cậy về bình diện này thì khó có thể thiết kế thông điệp phù hợp và được đối tượng truyền thông tiếp nhận

Bình diện thứ ba[sửa | sửa mã nguồn]

Nghiên cứu thói quen, sở thích của đối tượng truyền thông trong việc tiếp nhận các sản phẩm truyền thông. Mục đích của việc nghiên cứu này là nhằm xác định con đường, cách thức chiển tải thông điệp đến cho đối tượng truyền thông một cách hiệu quả nhất. Mỗi nhóm đối tượng truyền thông, do điều kiện, mức sống cũng như môi trươnghf và các mối quan hệ công việc mà họ có những sở thích và thói quen trong việc tiếp nhận sản phẩm truyền thông. Ở đây có thể chú ý ba cấp độ: Thứ nhất, nhóm đối tượng cụ thể này thường tiếp nhận thông điệp qua kênh truyền thông nào? Trực tiếp hay gián tiếp? Họ thường nghe đài hay xem truyền hình, hay đọc báo in và các ấn phẩm in ấn (tờ rơi, áp phích, panô hay truy cập mạng Internet?). Họ thuận tiện trong việc tiếp nhận thông điệp qua báo bảng điện tử hay e-mail, qua thư cá nhân hay truyền thông trực tiếp? Thứ hai, họ thích những chuyên mục nào, chương trình nào và thời gian nào thích hợp nhất để tiếp nhận (nếu phát thanh, truyền hình) và loại báo nào (nhật báo, bá chiều hay báo thưa kỳ, hay tạp chí…?) Thứ ba, đối tượng thường thích thể loại, cách thức, giọng điệu nào? Nhà truyền thông, nói chung, luôn luôn tìm con đường đến với đối tượng truyền thông của mình ngắn nhất, thâm nhập nhanh nhất và thuyết phục, lôi kéo họ nhanh chóng và bền vững nhất.

Các chiến lược truyền thông [sửa | sửa mã nguồn]

  • Truyền thông truyền thống

Các phương tiện truyền thông truyền thống như truyền hình, đài phát thanh và báo chí đã được các nhà truyền thông sử dụng trong nhiều năm nhưng có những hạn chế khi cố gắng tiếp cận các đối tượng truyền thông riêng lẻ. Lợi thế truyền thống mang lại cho các doanh nghiệp, là khả năng tiếp cận được rất nhiều đối tượng. Loại truyền thông này thường được gọi là truyền thông đại chúng và chiếm 70% chi tiêu truyền thông. Những phương tiện truyền thông này phù hợp hơn khi một thương hiệu cố giữ sự liên quan hoặc xây dựng nhận thức về thương hiệu nhờ vào thị trường đại chúng mà nó hướng tới. Mặc dù các phương tiện truyền thông truyền thống có ảnh hưởng đến việc tạo ra nhận thức về thương hiệu, trong thị trường ngày nay ngày càng có nhiều người tiêu dùng tham gia vào hành vi trực tuyến, nơi họ đang tham gia vào nhiều kênh truyền thông tại một thời điểm. Các phương tiện truyền thống không thể nhắm mục tiêu người tiêu dùng này một cách có hiệu quả bởi cách tiếp cận tiếp cận đa kênh (Omni channel) là cần thiết (Brynjolfsson, 2013). Phương tiện truyền thống được coi là có chi phí cao đối với các doanh nghiệp nhỏ với khả năng thị trường hạn chế, thay vào đó phương pháp tiếp thị đại chúng này cung cấp thông điệp tới thị trường rộng rãi (Bruhn, Schoenmueller, và Schäfer, 2012, trang 781- 782). Để tiếp cận các đối tượng mục tiêu hiện nay, truyền thông truyền thống có hiệu quả như quảng cáo truyền hình phải được thực hiện trong một chiến dịch truyền thông tiếp thị hội nhập chứ không phải là phương tiện truyền thông duy nhất cung cấp thông điệp thương hiệu (Hoyer, Macinnis, & Pieters, 2013, trang 3-7)

  • Truyền thông trực tuyến

Các nhà truyền thông có thể sử dụng phương tiện truyền thông trực tuyến để tiếp cận tốt hơn đối tượng truyền thông của họ. Một khi các nhà tiếp thị hiểu các phân đoạn thị trường mục tiêu của họ, họ có thể tạo ra một thông điệp tiếp thị phù hợp với đối tượng mục tiêu dự kiến. Giao tiếp với người tiêu dùng thông qua các công cụ như banner, phương tiện truyền thông xã hội và email.

Phương tiện truyền thông xã hội như Twitter, Snapchat, YouTube và Facebook cho phép truyền thông hai chiều giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, điều mà các phương tiện truyền thông truyền thống không thể đạt được. Truyền thông này có lợi cho cả doanh nghiệp sử dụng phương tiện truyền thông xã hội như một công cụ và người tiêu dùng vì họ có thể xây dựng mối quan hệ có ý nghĩa với doanh nghiệp và người tiêu dùng khác, tạo ra một cộng đồng xung quanh thương hiệu. Cộng đồng này có thể cung cấp thông tin chi tiết mới cho doanh nghiệp, xác định các vấn đề và đưa ra các giải pháp thông qua các tương tác xã hội (Tsimonis & Dimitriadis, 2014, trang 328-330). Khi các doanh nghiệp có một nền tảng xã hội thành công tạo ra một cộng đồng tương tác xung quanh thương hiệu, nó cho phép xây dựng mối quan hệ tốt hơn để cải thiện thương hiệu và hình ảnh thương hiệu dựa trên người tiêu dùng (Bruhn, Schoenmueller, & Schäfer, 2012, trang 781-782).

Đối tượng của truyền thông là gì?

Đối tượng truyền thông là những người hoặc nhóm người có sự tương đồng về một hoặc nhiều mặt nào đó (như độ tuổi, mối quan tâm, hành vi,...). Đối tượng truyền thông có thể là cá nhân, nhóm người, hoặc cả một cộng đồng.

Ví dụ truyền thông là gì?

Truyền thông là quá trình truyền đạt thông tin nhằm tác động hành vi đối tượng mục tiêu. Hàng ngày, bạn và người thân, bạn bè, đồng nghiệp vẫn trao đổi, tương tác thông tin với nhau, theo dõi tất cả những tình hình trên thế giới thông qua Facebook, TV, báo chí,…

Truyền thông trong tổ chức là gì?

Như vậy, “truyền thông tổ chức” có thể hiểu là việc gửi và nhận thông tin, thông điệp giữa các cá nhân có liên quan với nhau trong một môi trường, hoặc bối cảnh cụ thể để đạt được các mục tiêu chung của tổ chức cũng như của các cá nhân.

Truyền thông có vai trò như thế nào?

Truyền thông tạo ra môi trường cho giao tiếp và tương tác giữa các cá nhân, tổ chức và xã hội. Nó cho phép người dùng trao đổi ý kiến, ý tưởng, thông điệp và thông tin qua các kênh truyền thông khác nhau. Truyền thông giúp mọi người kết nối với nhau, xây dựng mối quan hệ, cùng nhau giải quyết các vấn đề chung.

Chủ đề