Đóng dấu treo là đóng ở đâu

Đóng dấu treo là đóng ở đâu

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào dấu treo cũng đóng vai trò quan trọng. Nhưng hiểu đóng dấu treo là gì và khi nào sử dụng dấu treo thì không phải ai cũng biết. Vậy để giải đáp cho vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm :

Giải đáp: Đóng dấu treo là gì?

Đóng dấu treo là gì? Chính là cách xét duyệt văn bản đã được thông qua và chấp nhận để thông báo tới mọi người. Con dấu này do các cơ quan, tổ chức hoặc các doanh nghiệp sử dụng. Khi đóng sẽ đóng lên trang đầu tiên của văn bản xét duyệt.

Đóng dấu treo là đóng ở đâu
Đóng dấu treo là gì?

Trong đó, tính hợp lý của dấu treo được tính là: Một phần tên của cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo trong văn bản chính. Đồng thời, tên của cơ quan, tổ chức được viết bên trái, đầu tài liệu và đính kèm phụ lục. Do đó, người ủy quyền khi đóng dấu sẽ thực hiện bên trái và dấu sẽ đóng chặn lên tên cơ quan, tổ chức hoặc tên phụ lục.

Hiện nay, một số loại văn bản thường dùng dấu treo như:

  • Hóa đơn
  • Xác nhận hoạt động chuyên môn cho sinh viên thực tập.
  • Tài liệu thông tin trong các cơ quan, tổ chức.

Đóng dấu treo được quy định như thế nào?

Tại điều 26 Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư quy định cách đóng dấu treo như sau:

  • Dấu phải được đóng rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và mực đúng loại quy định.
  • Dấu đóng lên chữ ký phải đóng trùm lên 1/3 chữ ký về phía bên trái.
  • Với các phụ lục kèm theo bản chính, người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu. Đồng thời, dấu phải trùm lên tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo.
Đóng dấu treo là đóng ở đâu
Quy định về cách đóng dấu treo

Nắm rõ những quy định trên sẽ giúp văn bản được chấp nhận và thông báo đến người được thông báo sớm nhất.

Ý nghĩa của việc đóng dấu treo

Cũng như đóng dấu giáp lai, đóng dấu treo mang ý nghĩa quan trọng nhất định. Cụ thể như:

  • Thứ nhất, với các văn bản nội bộ, dấu treo thường sử dụng để đánh dấu lên để thông báo tới toàn thể mọi người có liên quan trong công ty, doanh nghiệp.
  • Thứ hai, dấu treo dùng để đóng lên các liên đỏ mang giá trị xác định thẩm quyền và những thông tin thể hiện tránh giả mạo. Thông thường, với các liên này sẽ được đóng ở phía góc trái.
  • Thứ ba, văn bản nào đóng dấu treo thì đó được xem là văn bản chính. Do đó, dấu treo thường được dùng khi ban hành các văn bản thực hiện hoạt động nào đó trong công ty, cơ quan hoặc tổ chức.

Khi nào được sử dụng đóng dấu treo?

Thông thường, dấu treo được sử dụng trong các trường hợp cụ thể và được quy định rõ ràng mới có hiệu lực. Vậy khi nào sử dụng đóng dấu treo?

Khi không có sự ủy quyền

Trong trường hợp người chịu trách nhiệm được ký ở phía dưới không có thẩm quyền thì sẽ dùng dấu treo để đóng lên chữ ký của mình đã ký ở văn bản đó.

Đóng dấu treo là đóng ở đâu
Dấu treo được sử dụng khi không có sự ủy quyền

Những văn bản không có sự ủy quyền thường là ở các phòng đào tạo của trường đại học hoặc phòng công tác sinh viên. Lúc này, dấu treo được sử dụng để cho sinh viên. Hoặc trong các hóa đơn cũng sẽ dùng dấu treo.

Khi ban hành các loại văn bản

Khi ban hành các loại văn bản pháp luật hoặc các phụ lục theo đúng quy định của pháp luật thì có thể dùng dấu treo. Ví dụ như: Văn bản đã được ban hành và có hiệu được quy định theo Luật pháp.

Hy vọng với các thông tin được cung cấp trên đây thì các bạn đã biết đóng dấu treo là gì. Đồng thời, hiểu rõ hơn về quy định cũng như các trường hợp được sử dụng con dấu này.

  • đóng dấu
  • đóng dấu treo
  • đóng dấu treo là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Căn cứ pháp quy quy định về đóng dấu treo, giáp lai
  • 2. Khái niệm về dấu giáp lai và cách sử dụng
  • 2.1Đóng dấu giáp lai là gì ?
  • 2.2 Đóng dấu treo là gì ?
  • 3. Luật sư Tư vấn luật doanh nghiệp Trực tuyến
  • 4. Quy định về đóng dấu lên chữ ký ?
  • 5. Giá trị con dấu trên hợp đồng kinh tế của công ty ?
  • 6.Hợp đồng kinh tế của công ty không đóng dấu có giá trị không?

Con dấu pháp nhân được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng nó theo đúng quy chuẩn và quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay. Trong bài viết này Luật Minh Khuê hướng dẫn cách đóng dấu giáp lai và cách đóng dấu treo theo quy định của pháp luật hiện nay:

>>Luật sư tư vấn và hướng dẫn cách đóng dấu giáp lai đúng luật, gọi ngay: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Con dấu (dấu pháp nhân) có nhiều hình thức thể hiện khác nhau như dấu tròn áp dụng đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nhà nước... thể hiện tư cách pháp nhân (tư cách pháp lý) hợp pháp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đã đăng ký với cơ quan nhà nước. Thông thường các dấu tròn do cơ quan công an cấp và kèm theo giấy chứng nhận mẫu dấu.

Ngoài ra, chúng ta còn thấy nhiều hình dạng khác của con dấu như: Dấu đóng có hình hình elip (thông thường do các cơ quan ngoại giao như đại sứ quán, lãnh sự quán...) các con dấu này do cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia khác nhau câu theo quy định của pháp luật từng quốc gia. Đồng thời, nhiều quốc gia như (Nhật Bản, Hàn Quốc) còn có dấu tròn nhỏ như thỏi son gọi là dấu cá nhân, mỗi cá nhân cũng có quyền khắc riêng cho mình một con dấu. Dấu đóng có hình vuông ở Việt Nam (thông thường cấp cho hộ kinh doanh cá thể) do hộ kinh doanh chủ động khắc nhằm phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của mình (không có giấy chứng nhận mẫu dấu).

Như vậy, thông qua con dấu có thể biết được cách thức, hình thức tổ chức của cá nhân hay tổ chức sử dụng con dấu. Luật doanh nghiệp năm 2020đã đa dạng hóa hình thức thể hiện con dấu pháp nhân (do doanh nghiệp có quyền khắc nhằm tăng tính bảo mật, hoặc có quyền không khắc hay khắc nhiều con dấu pháp nhân giống nhau). Con dấu, hình thức sử dụng con dấu khác nhau cũng gây nên nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhưng nhìn chung văn hóa sử dụng con dấu ở Việt Nam có nhiều thay đổi theo hướng đơn giản nhưng việc loại bỏ hẳn việc sử dụng con dấu có lẽ cần thêm thời gian để thay đổi văn hóa này tại Việt Nam.

Pháp luật Việt Nam quy định tại một số văn phản pháp luật về việc sử dụng và quản lý con dấu cụ thể:

1. Căn cứ pháp quy quy định về đóng dấu treo, giáp lai

- Nghị định 23/2015/NĐ-CP của chính phủ hướng dẫn về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch

- Nghị định 30/2020/NĐ-CP Nghị định về công tác văn thư

- Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam-Bộ Tài chính-Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội : Hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh.

2. Khái niệm về dấu giáp lai và cách sử dụng

Về quy cách đóng dấu giáp lai và dấu treo Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định như sau:

2.1Đóng dấu giáp lai là gì ?

Dấu giáp lai là con dấu dùng để đóng lề trái hoặc phải của tài liệu bằng 2 tờ trở lên để tất cả các tờ có thông tin về con dấu có thể đảm bảo tính xác thực của từng tờ văn bản và ngăn chặn thay đổi nội dung, tài liệu sai lệch.

Việc đóng dấu giáp lai trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.

Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.

2.2 Đóng dấu treo là gì ?

Dấu treo là con dấu cơ quan, tổ chức dùng để đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính. Đóng dấu treo trên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản hành chính.

Việc đóng dấu treo trên văn bản giấy cũng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.

Các tổ chức, cá nhân thực hiện các công tác văn thư cần lưu ý về quy định này để trình bày văn bản hành chính hoặc văn bản của cơ quan nhà nước đúng thể thức và quy cách theo quy định của pháp luật.

Kết luận: Việc đóng và sử dụng con dấu góp phần hoàn thiện hình thức pháp lý của văn bản. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhất là khi phát sinh tranh chấp trước tòa án. Dấu giáp lai hoặc dấu treo góp phần khẳng định một tài liệu, chứng cứ có bị làm sai lệch trước tòa án hay không? Nếu có dấu hiệu làm giả, làm sai lệch hồ sơ, chứng từ hoặc tài liệu thì rất có thể tài liệu đó sẽ không được coi là chứng cứ trước tòa án.

3. Luật sư Tư vấn luật doanh nghiệp Trực tuyến

Công ty luật Minh Khuê là đơn vị tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực doanh nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp. Chúng tôi cung ứng các dịch vụ:

>>Luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số: 1900.6162

Tư vấn thành lập công ty, tổ chức vận hành quản lý công ty đến các hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi, giải thể, phá sản doanh nghiệp.

Dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp:

Công ty luật Minh Khuê là một trong các văn phòng luật sư, công ty luật cung cấp dịch vụ tư vấn doanh nghiệp và thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, bao gồm tư vấn thành lập công ty, tổ chức vận hành quản lý công ty đến các hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi, giải thể, phá sản doanh nghiệp.

Nội dung chi tiết dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

- Tư vấn thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh...;

- Tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện;

- Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ các thủ tục cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động;

- Tư vấn thủ tục chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp; chuyển đổi hình thức hoạt động của doanh nghiệp;

- Tư vấn tái cấu trúc về quản trị nhân sự cho doanh nghiệp;

- Tư vấn giải thể công ty: điều kiện giải thể, thủ tục thanh lý tài sản, quyết toán thuế khi giải thể doanh nghiệp.

- Tư vấn và cung cấp dịch vụ kiện toàn hồ sơ pháp lý doanh nghiệp (đăng ký kinh doanh, thuế, lao động...).

- Tư vấn doanh nghiệp tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị của các công ty cổ phần; họp Hội đồng thành viên cho công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Tư vấn, xây dựng mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp;

- Tư vấn soạn thảo quy chế, quy định về tổ chức quản lý nội bộ, quan hệ điều hành cho doanh nghiệp (bao gồm cả điều lệ).

- Các dịch vụ tư vấn doanh nghiệp khác theo yêu cầu.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

4. Quy định về đóng dấu lên chữ ký ?

Trả lời:

Tại Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư có quy định cụ thể:

Dấu chữ ký là dấu được đóng trên chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản, đây là con dấu khẳng định giá trị pháp lý của văn bản.

Cách đóng dấu chữ ký:

  • Đóng dấu sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, không đóng dấu khi chưa có chữ ký.
  • Dấu đóng rõ ràng, đúng chiều và dùng màu mực đúng quy định (màu đỏ).
  • Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

5. Giá trị con dấu trên hợp đồng kinh tế của công ty ?

Trả lời:

Các hình thức sử dụng con dấu trong Hợp đồng của công ty

Có 3 hình thức đóng dấu như sau: Đóng dấu chữ ký, Đóng dấu treo, Đóng dấu giáp lai

Cách đóng dấu chữ ký

Đóng dấu sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, không đóng dấu khi chưa có chữ ký; Dấu đóng rõ ràng, đúng chiều và dùng màu mực đúng quy định (màu đỏ); Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

Cách thức đóng dấu treo lên hợp đồng của công ty

Đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính. Việc đóng dấu treo lên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính, ví dụ như đóng dấu treo vào phụ lục văn bản.

Cách thức đóng dấu giáp lai

Đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.

6.Hợp đồng kinh tế của công ty không đóng dấu có giá trị không?

Trả lời:

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020và Nghị định 99/2016/NĐ-CP. Việc quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp được đăng ký, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020và Luật đầu tư mà không chịu sự điều chỉnh chung bởi Nghị định về quản lý con dấu như trước đây.

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau. Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Tại khoản 3 Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:

3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Quy định trên được hiểu là việc sử dụng con dấu công ty trên văn bản, giấy tờ không còn là bắt buộc. Mà, hiện nay việc có sử dụng con dấu doanh nghiệp hay không sử dụng con dấu trên văn bản, giấy tờ được quyết định bởi:

- Một là, quy định của pháp luật.

- Hai là, Điều lệ của Công ty quy định

- Ba là, sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và các bên khác.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng công ty không sử dụng con dấu trong các văn bản, giao dịch, hợp đồng sẽ không làm ảnh hưởng tới giá trị của giao dịch mà công ty đã xác lập, thực hiện.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

Luật sư: Lê Minh Trường - Công ty luật Minh Khuê

---------------------------------

THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

2. Dịch vụ tư vấn cơ cấu lại doanh nghiệp;

3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;

4. Tư vấn xây dựng quy chế hoạt động cho doanh nghiệp;

5. Luật sư tư vấn vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại;

6. Luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.