Dự án ven sông hồng 2023

Quy hoạch Phân khu Sông Hồng

Phân khu đô thị sông Hồng có hiện tích hơn 11.000 ha, trải dài 40 km, qua địa bàn của 13 quận, huyện gồm: Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên và Gia Lâm. 

Yếu tố trọng điểm trong quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng

Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sẽ có quy mô dân số từ 280.000 đến 320.000 người, kéo dài khoảng 40 km, tính từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở.

Thường vụ Thành ủy Hà Nội mới đây cũng đã cho ý kiến về việc chủ trương hoàn thiện nhanh đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng với tỷ lệ là 1/5.000 và thống nhất trình lên các bộ, ngành liên quan, để tiến tới việc phê duyệt, ban hành quy hoạch này vào tháng 6 tới.

Theo tờ trình của Ban Cán sự đảng UBND TP, đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được nghiên cứu trên không gian đoạn sông Hồng, cụ thể:

- Chiều dài khoảng 40km

- Vị trí: Đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở

- Diện tích khoảng 11.000 ha

- Đi qua địa bàn của 55 phường và 13 quận, huyện gồm: 

+ Đan Phượng

+ Bắc Từ Liêm

+ Tây Hồ

+ Ba Đình

+ Hoàn Kiếm

+ Hai Bà Trưng

+ Hoàng Mai

+ Thanh Trì

+ Thường Tín

+ Mê Linh

+ Đông Anh

+ Long Biên và Gia Lâm.

Đánh giá đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng

Khác biệt với các đồ án quy hoạch phân khu đô thị khác, thì không gian nghiên cứu về đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được đánh giá có quy mô, tính chất phức tạp với nhiều yếu tố đan xen...

Mục đích chính của đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng

Xác định phạm vi của đồ án: 

- Là trục không gian cây xanh, mặt nước, văn hóa - lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm.

- Các chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, văn hóa dịch vụ du lịch, giải trí, biểu tượng của Thủ đô, phục vụ các hoạt động vào các dịp lễ hội, du lịch...

Ngoài việc bố trí dịch vụ giao thông đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị, thì đồ án còn có mục đích nhằm:

- Hình thành trục không gian văn hóa - cảnh quan sinh thái Hồ Tây - Cổ Loa.

- Cải tạo, chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu, bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới tạo lập diện mạo đô thị hai bên sông Hồng.

Đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng cũng đề cập đến việc:

- Xây dựng cầu, hầm để kết nối với đô thị hai bên sông

- Kết nối giao thông giữa đô thị và đường thủy

- Phát triển hệ thống đường trục và mạng lưới đường ven sông, 

- Đường dành riêng cho người đi bộ, đi xe đạp...

Các tuyến đê đoạn qua nội đô vẫn được giữ nguyên trạng, tuy nhiên với những đoạn còn lại thì sẽ được nâng cấp thành đường chính gồm 4 làn xe và quy hoạch 2 tuyến đường với 6 làn xe chạy dọc ở hai bên sông.

Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đề xuất 5 bãi sông

Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị được nêu trên đã đề xuất 5 bãi sông được nghiên cứu xây dựng với tỷ lệ 5% (khoảng 1.590 ha) bao gồm: 

+ Thượng Cát - Liên Mạc

+ Hoàng Mai - Thanh Trì

+ Chu Phan - Tráng Việt 

+ Đông Dư - Bát Tràng 

+ Kim Lan - Văn Đức. 

Trong đó, khu vực bãi sông sẽ được xây dựng với tỷ lệ 15% là Tàm Xá - Xuân Canh.

Với hàng loạt đại công trình nhanh chóng thành hình, phía Đông Hà Nội sẽ là tâm điểm kết nối, giao thương của không chỉ Thủ đô mà cả vùng kinh tế trọng điểm quốc gia.

Tâm điểm siêu kết nối

Phía Đông Hà Nội trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội tới năm 2030 và tầm nhìn 2050 có vai trò trung tâm. Gia Lâm và Đông Anh, hai huyện thuộc khu vực này theo kế hoạch tới năm 2025 sẽ chính thức lên quận. Tới hiện tại, khả năng cán đích ngay trong năm 2023 của cả hai địa phương này gần như là chắc chắn bởi Gia Lâm và Đông Anh đã hoàn thành 25-26 trên tổng số 27 tiêu chí.

Vượt khỏi ranh giới hành chính, sự thay đổi lớn nhất tại phía Đông đến từ cơ sở hạ tầng với những cây cầu nghìn tỷ đang được đẩy nhanh tiến độ. Sau Đông Trù, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đang bước vào những gói thầu cuối cùng. Theo ghi nhận mới nhất, các trụ cầu giữa lòng sông đã được đổ bê tông cốt thép. Đơn vị thi công cũng đã hợp long nhịp cuối cùng đoạn cầu dẫn từ ngã tư giao cắt đường Cổ Linh (Long Biên, Hà Nội) đến sát đê sông Hồng. Với tiến độ này, cây cầu có vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng dự kiến có thể về đích vào cuối quý 2/2023, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch ban đầu.

Dự án ven sông hồng 2023
Cầu Vĩnh Tuy 2 đang trong những gói thầu cuối cùng, khi hoàn thiện sẽ rút ngắn khoảng cách giữa phía Đông với vùng nội đô cũ Hà Nội.

Nối đôi bờ sông Hồng còn là rất nhiều cây cầu lớn đang được triển khai. Được chú ý nhất là cây cầu “siêu kết nối” Trần Hưng Đạo. UBND TP. Hà Nội mới đây đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đẩy nhanh tiến độ để triển khai dự án cầu có chiều dài 5,5km với 6 làn xe cơ giới này. Cùng với cầu Trần Hưng Đạo là dày dặc mạng lưới cầu lớn đang trong quy hoạch như cầu Tứ Liên, cầu Mễ Sở, Hồng Hà, cầu Ngọc Hồi, cầu Thượng Cát…

Cùng với mạng lưới cầu, phía Đông Hà Nội cũng là nơi có hệ thống đường bộ đồng bộ và hiện đại bậc nhất Thủ đô. Dễ thấy nhất là những công trình lớn như nút giao Cổ Linh. Từ khi chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2021, công trình giao thông hiện đại bậc nhất Hà Nội với 6 đường dẫn này đã giúp kết nối loạt tuyến huyết mạch như Vành đai 3, Cổ Linh, cầu Thanh Trì, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng…

Đặc biệt, theo giới chuyên gia, khả năng kết nối vùng của phía Đông đang rộng mở hơn bao giờ hết với sự xuất hiện của các dự án lớn như đường liên tỉnh nối Hà Nội – Hưng Yên; Vành đai 3,5; Vành đai 4. Riêng với vành đai 3,5 - dự án hiện đã đầu tư theo quy hoạch được 9,5 km. Các đoạn còn lại đang bước vào giai đoạn chuẩn bị và triển khai đầu tư.

Trong khi ấy, tuyến vành đai 4 dài hơn 112 km đi qua 3 tỉnh Hà Nội - Hưng Yên - Bắc Ninh đã chính thức thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư. Mới đây nhất, ngày 18/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã kí Nghị quyết yêu cầu các địa phương đảm bảo tiến độ hoàn thiện dự án vào năm 2026.

“Sau hơn 10 năm, phía Đông Hà Nội từ khu vực hạ tầng nghèo nàn, giao thông khó khăn đã hoàn toàn lột xác, thậm chí là đi nhanh hơn tất cả các khu vực khác”, chuyên gia quy hoạch Bùi Đình Trường nói.

“Phía Đông sẽ là lõi nội đô thứ 2 của Hà Nội”

Nhìn vào quy hoạch vùng Thủ đô, KTS Nguyễn Xuân Anh (Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn quốc gia) khẳng định, phía Đông sẽ là nơi có động lực phát triển kinh tế nổi trội trong tương lai gần, với hệ thống hạ tầng đầy đủ và cấu trúc hạ tầng hướng tâm mạnh mẽ.

“Địa lợi” tại khu vực này theo ông là ở vị trí cửa trước của Thành phố, từ đó mở rộng ra toàn bộ tam giác châu thổ sông Hồng - nơi có dư địa lớn cho công nghiệp hóa. Tam giác này bao gồm các tỉnh phát triển và nhiều có thế mạnh như Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh…

Về phát triển kinh tế đi cùng quy hoạch tổng thể, KTS Xuân Anh nhận định, phía Đông Hà Nội có ưu thế khi chiếm lĩnh cả 3 mũi hành lang kinh tế Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn và Hà Nội đi các tỉnh phía Nam. “Đây là nơi tạo sự lan tỏa và có tương lai rực rỡ”, vị KTS nói.

Ở góc độ rộng hơn, theo các chuyên gia kinh tế, những tuyến đường lớn như Vành đai 4 đang hình thành không chỉ giải quyết bài toán giao thông, mà còn giúp kết nối, phát triển các hành lang kinh tế khác, trong đó có hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Côn Minh (Trung Quốc).

Dự án ven sông hồng 2023
Với sự phát triển của hạ tầng, bất động sản phía Đông Hà Nội đang trở thành tâm điểm thu hút nhà đầu tư trên thị trường.

Với KTS Nguyễn Xuân Anh, ông nhìn thấy tương lai của “Lõi nội đô 2” ngay tại phía Đông Hà Nội khi ngày càng có nhiều cây cầu lớn nối hai bờ sông Hồng cùng các tuyến vành đai, bao gồm cả tuyến Vành đai 5 theo kế hoạch. Hiện tượng nhân đôi lõi nội đô đã từng xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới như New Delhi (Ấn Độ), La Defense (Paris). Tuy nhiên, khác với khu vực “nội đô lịch sử”, lõi phía Đông sẽ mang vóc dáng một trung tâm Thủ đô mới của thế kỉ 21-22 hiện đại, năng động, khả năng kết nối tốt.

Vị chuyên gia dự đoán, phía Đông Hà Nội có thể trở thành trung tâm hoạt động của doanh nghiệp, trung tâm thương mại, tài chính lớn cấp vùng, quốc gia và quốc tế, với sự hội tụ của giới tri thức, các tập đoàn kinh tế, tài chính lớn. Từ đây, sức lan tỏa của khu vực lõi nội đô thứ 2 này sẽ tạo thành tâm chấn, lan tỏa ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế tới các địa phương lân cận.

Đồng tình, chuyên gia quy hoạch Bùi Đình Trường cho rằng, thực tế cũng đang phát triển theo hướng này khi không chỉ hạ tầng, nhiều đô thị lớn cũng đã dịch chuyển về phía Đông Hà Nội, kéo theo là dòng chảy kinh tế xã hội.

“Trong quy hoạch tới năm 2030, tầm nhìn 2050, Hà Nội và 9 tỉnh, thành phố sẽ được liên kết, trở thành một vùng siêu đô thị của cả nước và phía Đông sẽ là điểm giao thoa sầm uất bậc nhất cả khu vực. Nơi đây sẽ chứng kiến những cuộc đại dịch chuyển cả về dân số lẫn kinh tế quy mô chưa từng có”, ông Trường nói.