Dựa vào gợi ý sau, em hãy nêu những đặc điểm của một đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ lục bát

Những vần thơ lục bát ngọt ngào thường để lại cho chúng ta nhiều cảm xúc. Làm sao viết được một đoạn văn để ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ lục bát? Phần bài học sau đây sẽ hướng dẫn em thực hiện điều đó.

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn. Về hình thức, đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

- Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát.

- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

- Cấu trúc gồm có ba phần:

Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề).

Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

@683337@

Mở đoạn: "Công cha...công cha nghĩa mẹ." (Bao gồm câu chủ đề: "Bài ca dao ... công cha, nghĩa mẹ").

Thân đoạn "Với âm hưởng... công ơn trời biển ấy". 

(Bao gồm: Những từ ngữ, câu văn thể hiện cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát; Những từ ngữ trong ngoặc kép là những bằng chứng được trích từ bài ca dao để làm rõ cảm xúc của người viết.)

Kết đoạn: "Những câu ca dao... được trong đời.".

- Đoạn văn có trình bày rõ những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát không? (Có).

- Tác giả đoạn văn có sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc không? (Có).

- Nội dung câu mở đoạn là gì? (Nội dung chính của bài thơ).

- Phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bày những gì? (Bao gồm những câu nêu cảm xúc, phân tích của người viết từ bài thơ).

- Nội dung của câu kết đoạn là gì? (Ý nghĩa của những câu ca dao như bài trên).

Đề bàiEm hãy viết một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát.

Hướng dẫn quy trình viết

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.

Xác định đề tài.

Hãy đọc kĩ đề bài và xác định:

- Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?

- Kiểu bài nào? Độ dài của đoạn văn là bao nhiêu?

Thu thập tư liệu

Trong bước này, em hãy tự hỏi:

- Cần tìm những thông tin nào?

- Tìm những thông tin ấy ở đâu?

Em có thể tìm và chọn một bài thơ lục bát mà em yêu thích hoặc có cảm xúc đặc biệt để viết.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

Em hãy:

- Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của bài thơ và xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em.

- Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ mà tác giả bài thơ sử dụng.

- Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ.

- Viết nhanh dưới dạng cụm từ thể hiện những ý tưởng trên.

Lập dàn ý.

@683402@​

Hãy sắp xếp những ý đã nêu thành dàn ý của đoạn văn theo mẫu sau:

Mở đoạn: Giới thiệu cảm xúc chung về bài thơ lục bát.

Thân bài: Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ lục bát,

Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của vài thơ đối với bản thân.

Bước 3: Viết đoạn.

Dựa vào dàn ý, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

Xem lại và chỉnh sửa.

Sau khi viết xong, em có thể tự chỉnh sửa đoạn văn của mình dựa vào bảng dưới đây:

Bảng kiểm đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát

Các phần của đoạn vănNội dung kiểm traĐạt/ Chưa đạt
Mở đoạn

- Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng.

- Dùng ngôi thứ nhất để ghi lại cảm xúc của mình về bài thơ.

- Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả (nếu có) và cảm xúc khái quát về bài thơ.

 
Thân đoạn

- Trình bày cảm xúc về bài thơ theo một trình tự hợp lí bằng một số câu.

- Trích một số từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc trong bài thơ.

 
Kết đoạn

- Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ với bản thân.

- Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

 

Tiếp theo, em hãy dựa vào các gợi ý dưới đây để chỉnh sửa đoạn văn:

- Tìm câu chủ đề của đoạn văn và thêm vào những từ ngữ miêu tả khái quát cảm xúc của em khi đọc bài thơ lục bát.

- Thêm những từ ngữ và câu văn thể hiện cảm xúc của em về bài thơ.

- Bổ sung những từ ngữ, hình ảnh được trích dẫn từ bài thơ.

- Viết lại câu kết đoạn theo hướng khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

Rút kinh nghiệm

Trả lời hai câu hỏi dưới đây để tự đánh giá những gì đã học qua việc viết đoạn văn:

- Em rút ra kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát?

- Nếu viết lại, em sẽ điều chỉnh thế nào để đoạn văn hoàn chỉnh hơn?

Gợi ý

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài bể Đông

Núi cao bể rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Trong bài ca dao trên, tác giả ví công cha, nghĩa mẹ như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng. Hình ảnh mẹ hiền hòa, đôn hậu không dữ dội, kì vĩ như hình ảnh cha nhưng sâu xa hơn, rộng mở và gần gũi hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn. Từ việc nhấn mạnh công cha, nghĩa mẹ to lớn như vậy, bài ca dao đưa ra lời khuyên nhủ đối với những phận làm con: “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”. Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn sinh thành, dưỡng dục vất vả khó khăn của cha mẹ dành cho con. Nhớ đến công cha nghĩa mẹ “Núi cao bể rộng mênh mông”, mong con hãy lấy tấm tình bé nhỏ của mình để đền đáp ơn nghĩa to lớn vời vợi ấy.

Những bài thơ lục bát đã học, đã đọc gợi cho em những cảm xúc gì? Hình ảnh, ngôn từ, nhạc điệu của chúng khiến em rung động như thế nào? Hãy ghi lại cảm nhận của em về một bài thơ lục bát yêu thích. 

Yêu cầu đối với đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát:

  • Giới thiệu được bài thơ, tác giả (nếu có).
  • Nêu được cảm xúc về nội dung chính hoặc một khía cạnh nội dung của bài thơ.
  • Thể hiện được cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...).

* Phân tích bài viết tham khảo 

- Văn bản: Nét đẹp của bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà …” 

- Giới thiệu bài ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà .... bên đường hôm nao.”

- Nêu cảm xúc về nội dung chính của bài ca dao: 

+ “Những dòng thơ trên được lưu truyền... về quê nhà.”

+ “Trở đi trở lại cùng nỗi nhớ là ... tát nước bên đường”,...", 

+ “Bài ca dao khơi dậy... quê hương.”

- Nêu cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài ca dao: 

+ “Từ “nhớ”... không dứt.” 

+ “Nhịp điệu nhẹ nhàng... của người ra đi.”

* Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết 

a. Lựa chọn bài thơ

- Chọn bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Vỹ Dạ. 

b. Tìm ý 

- Cảm nhận chung khi đọc bài thơ: yêu quý, thiết tha, … 

- Bài thơ biểu hiện những điều gì: Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ.

- Bài thơ có những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,.. nổi bật: Thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao, dân ca kết hợp với việc sử dụng từ láy, biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc...

c. Lập dàn ý 

Sắp xếp các thông tin, ý tưởng làm được cho bài viết thành một dàn ý như sau:

- Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ. 

- Thân đoạn: Trình bày cảm xúc về bài thơ.

+ Nêu cảm xúc về nội dung chính của bài thơ: yêu thích, cuốn hút,… 

+ Nêu ý nghĩa, chủ đề của bài thơ: Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ. 

+ Nêu cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ: Thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao, dân ca kết hợp với việc sử dụng từ láy, biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc...

- Kết đoạn: Khái quát lại những ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.

2. Viết bài 

Khi viết bài, cần lưu ý:

- Bám sát dàn ý, chú trọng những yếu tố đã khơi gợi cảm xúc của em như nhan đề bài thơ, thể thơ (lục bát), nhịp thơ, vần thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...

- Lựa chọn từ ngữ để diễn tả cảm xúc của em về bài thơ. Kết nối các ý thành đoạn văn. Mỗi ý nên diễn đạt thành hai, ba câu.

- Bảo đảm cách trình bày của một đoạn văn: Lùi đầu dòng ở chỗ mở đầu, đoạn, chữ đầu tiên viết hoa và có dấu chấm câu kết thúc đoạn. Bố cục đoạn văn bao gồm ba phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Nội dung các câu trong đoạn cần hướng về một chủ đề chung.

Gợi ý

Học tập về thể loại lục bát, học sinh không chỉ được tiếp nhận những kiến thức về đặc trưng của loại hình này mà còn được xây dựng những cảm xúc thẩm mĩ đẹp đẽ. Một trong số những bài thơ lục bát giúp em hoàn thiện cả về nhận thức và tri thức ấy là Về thăm mẹ của tác giả Đinh Nam Phương. Về nghệ thuật, bài thơ là một bản giao hòa đầy tinh tế của lối thơ lục bát rất chỉnh và những biện pháp tu từ như ẩn dụ, liệt kê,... Thể thơ lục bát cũng là thể thơ phù hợp giúp nhà văn diễn tả trọn vẹn tình cảm, cảm xúc của mình dành cho mẹ. Từ những điều giản dị, đời thường, gắn liền với cuộc sống của mẹ cũng như sự trưởng thành của con, chúng ta thấy được tình cảm, sự vất vả, chắt chiu, hi sinh của người mẹ. Từ đó dấy lên trong lòng người con một lòng thương xót, kính trọng dạt dào. Đặc biệt, có một yếu tố nghệ thuật theo em đặc sắc nhất chính là: 

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.

Mặc dù đó chỉ là một hình ảnh giản dị, tuy nhiên đã khái quát được sự yêu thương, chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ nhất của người mẹ. Trái na cuối vụ - chỉ một hình ảnh nhỏ bé ấy - cũng khiến người đọc nao lòng. Trái na ấy đã đến cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ vặt xuống ăn mà cứ để đó phần con, đợi con về. Hình ảnh ấy cũng giống như sự chờ đợi của mẹ, sự yêu thương tằn tiện để lo cho con được no ấm. Qua bài thơ, đối chiếu lại với bản thân mình, em nhớ lại những hành động yêu thương, chăm sóc của mẹ mà tự hứa phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để cha mẹ vui lòng. Như vậy bài thơ Về thăm mẹ vừa giúp học sinh hiểu hơn về thể thơ lục bát, vừa xây dựng cảm xúc thẩm mĩ về tình mẫu tử thiêng liêng.

* Bài văn mẫu tham khảo: 

Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm đẹp, thiêng liêng, cao quý của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã từng được gửi gắm trong rất nhiều những áng văn, áng thơ. Và “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những bài thơ như thế. Bài thơ được viết bằng thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành” là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của “Chuyện cổ nước mình” khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng. “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong chuyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao chuyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được bụt trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Cây tre trăm đốt). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trả cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Cây khế). Thạch Sanh được Tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết trăn tinh, bắn chết đại bàng cứu người, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lí Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung...Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:

“Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì.”

“Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Đọc “Chuyện cổ nước mình” như được “nhận mặt”, như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình. “Chuyện cổ nước mình” còn hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện “Tấm Cám”,  “Đẽo cày giữa đường”, ...để nói về những bài học do ông cha gửi lại “đời sau” qua chuyện cổ. “Chuyện cổ nước mình” là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm chuyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình hơn. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.

3. Chỉnh sửa bài viết 

Rà soát, chỉnh sửa bài viết theo những gợi ý trong bảng sau:

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu được nhan đề và tác giả của bài thơ lục bát.

Nếu bài thơ có nhan đề và tên tác giả mà bài viết chưa nêu được thì cần bổ sung.

Nêu được cảm xúc về nội dung chính của bài thơ.

Nếu cần thì bổ sung các ý cụ thể để người đọc hiểu rõ nội dung bài thơ.

Nêu được cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật.

Rà soát những ý trong bài viết nêu cảm nhận về từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,... nổi bật của bài thơ. Hãy chỉnh sửa, bổ sung nếu thấy còn thiếu.

Bảo đảm yêu cầu về chính tả và diễn đạt.

Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,.. và chỉnh sửa nếu phát hiện có lỗi.



Page 2

Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta cần trình bày, cung cấp thông tin hay giải thích về sự vật, hiện tượng dưới dạng một văn bản. Kiểu văn bản đó được gọi là một văn bản thuyết minh (thuộc loại văn bản thông tin). Bài “Ai ơi mồng 9 tháng 4” là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện (một lễ hội dân gian). Em hãy viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa như: lễ hội dân gian, hội chợ xuân,… ) mà em đã tìm hiểu, quan sát hoặc trực tiếp tham gia. 

* Phân tích bài viết tham khảo 

- Văn bản: Hội chợ xuân ở trường tôi 

* Nội dung chính: 

Bài viết tham khảo kể về một hội chợ xuân được tổ chức ở trường học mà người viết từng tham gia, trải nghiệm. Bài viết thông tin một cách tương đối chi tiết về sự kiện, kèm theo cả những nhận xét, đánh giá, cảm nghĩ của người viết về sự kiện. 

- Văn bản sử dụng ngôi kể thứ nhất, người thuyết minh xưng “tôi”: trường tôi, tôi được tham gia, tôi được thấy lần đầu tiên, … 

- Phần mở đầu đã giới thiệu bố cảnh, mục đích tổ chức hội chợ xuân. 

- Những chi tiết giới thiệu về bối cảnh: 

+ Thời gian: cuối năm âm lịch, sắp đến tết. 

+ Không gian: Trong sân trường. 

+ Diễn biến sự kiện: Toàn bộ quá trình diễn ra hội chợ xuân từ việc chuẩn bị đến ngày diễn ra hội chợ, các hoạt động được tổ chức trong sân trường vào ngày hôm đó: khai mạc, hoạt động mua bán, vui chơi,… 

- Trình tự tường thuật: 

+ Thời gian: 8 giờ sáng, sau, liền sau đó, đồng thời, 6 giờ chiều. 

+ Nguyên nhân – kết quả: chuẩn bị - khai mạc – diễn biến – kết thúc. 

- Nhận xét, đánh giá của người viết: ấn tượng rất sâu sắc, cảm nhận, kỉ niệm đáng nhớ, được sống trong một bầu không khí rộn rã, vui tươi. 

* Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết 

a. Lựa chọn đề tài 

- Có thể tham khảo một số đề tài sau:

+ Hội chợ sách.

+ Hội chợ hoa xuân ở thành phố, làng quê của em.

+ Lễ hội dân gian (hội Đền Hùng, hội Gióng, hội làng,...).

+ Hội khỏe Phù Đổng ở trường hoặc địa phương em.

b. Tìm ý 

- Hồi tưởng và ghi lại vắn tắt những điều có thể giúp em hình dung rõ về sự kiện:

+ Thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện.

+ Hoạt động chính (trình tự, kết quả của hoạt động).

+ Ý nghĩa của sự kiện.

- Sưu tầm các đồ vật có thể minh họa, gợi ấn tượng về sự kiện: vật lưu niệm, lô-gô, huy hiệu, tranh ảnh, đoạn phim ngắn,...

c. Lập dàn ý 

* Mở bài: Giới thiệu lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.

* Thân bài: Giới thiệu những đặc điểm của lễ hội theo kết cấu thời gian kết hợp với kết cấu logic.

– Trình bày thời gian tổ chức lễ hội, địa điểm, nguồn gốc lễ hội:

+ Thời gian cụ thể (thời gian ấy gắn với ý nghĩa lịch sử như thế nào).

+ Địa điểm tổ chức lễ hội.

+ Nguồn gốc, lí do tổ chức lễ hội (tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống hay thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại).

– Giới thiệu các công việc chuẩn bị cho lễ hội:

+ Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn.

+ Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội (nếu là lễ hội truyền thống thì chuẩn bị cho việc rước kiệu, trang trí kiệu, chọn người,…).

+ Chuẩn bị về địa điểm…

– Giới thiệu diễn biến của lễ hội theo trình tự thời gian. Thường lễ hội có hai phần: phần lễ và phần hội.

+ Nếu là lễ hội tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống thì bao gồm: rước kiệu lễ Phật, dâng hương lễ vật, các hình thức diễn xướng dân gian, các đoàn khách thập phương.

+ Nếu là lễ hội thể hiện khí thế của thời đại: tuyên bố lí do; các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tưởng về lễ hội, các hoạt động biểu diễn (như đồng diễn, diễu hành, ca nhạc, các trò vui chơi,…)

– Đánh giá về ý nghĩa lễ hội.

* Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa lễ hội.

2. Viết bài 

Khi viết bài, cần bám sát dàn ý đã lập. Ngoài ra, cần chú ý thêm: 

- Chọn ngôi tường thuật phù hợp, thống nhất. 

- Thuyết minh về sự kiện một cách chi tiết và có trình tự. Cần cung cấp cho người đọc các thông tin về bối cảnh, nhân vật tham gia, diễn biến của sự kiện (nên theo trình tự thời gian).

- Cần biểu lộ cảm xúc, đánh giá của em về sự kiện một cách ngắn gọn.

* Bài viết mẫu tham khảo: 

"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba"

Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.

Theo lịch sử ghi lại, lễ hội Đền Hùng đã có từ lâu đời. Ngay từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước. Lễ hội ấy được giữ gìn cho đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là một ngày quốc lễ của nước ta. Vào những năm lẻ, lễ hội Đền Hùng do tỉnh nhà Phú Thọ tổ chức, những năm chẵn do Trung ương phối hợp với Bộ văn hóa thể thao du lịch cùng uỷ ban tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức. Dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính thức được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" vào năm 2002 đã chứng minh cho sức sống lâu bền và giá trị độc đáo của lễ hội này. Nhiều địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội,...đã tổ chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước của ông cha.

Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.

Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.

Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan - Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.

Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền hình, thông tấn xã vẫn là cầu nối tuyệt vời đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.

3. Chỉnh sửa bài viết 

Rà soát và chỉnh sửa bài viết của em theo gợi ý sau:

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Xác định rõ người tường thuật trực tiếp tham gia hay chỉ chứng kiến sự kiện và sử dụng ngôi tường thuật thích hợp.

Nếu chưa xác định người tường thuật, cần xác định rõ.

Rà soát để thống nhất về ngôi tường thuật (đại từ nhân xưng).

Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại, nêu được bối cảnh (không gian, thời gian).

Nếu chưa giới thiệu được sự kiện và nêu được bối cảnh, cần bổ sung.

Thuật lại được diễn biến chính, sắp xếp các sự việc theo một trình tự hợp lí.

Rà soát trình tự sự việc xem đã hợp lí chưa; nếu chưa thì cần sắp xếp lại sao cho hợp lí.

Cung cấp đầy đủ các chi tiết về sự kiện, trong đó có một số chi tiết hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của người đọc.

Rà soát các chi tiết trong bài viết xem đã đầy đủ chưa, đã có những chi tiết hấp dẫn chưa. Nếu thiếu thì bổ sung.

Nêu được cảm nghĩ, ý kiến của người viết về sự kiện.

Cảm xúc, đánh giá có thể trình bày sau mỗi hoạt động được tường thuật hoặc ở phần kết bài. Nếu thiếu thì cần bổ sung.

Bảo đảm yêu cầu về chính tả và diễn đạt.

Rà soát lỗi chính tả và diễn đạt (dùng từ, đặt câu,...). Chỉnh sửa nếu phát hiện có lỗi.