Dựa vào những kiến thức đã học em hãy trình bày đặc điểm cấu trúc địa hình khu vực Nam Mỹ

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

1. Dựa vào lược đồ hãy trình bày các đặc điểm tự nhiên khu vực bắc Mĩ. Nhận xét chung về cấu trúc địa hình Bắc Mĩ ?

2. Dựa vào lược đồ cho biết ở Bắc Mĩ có những kiểu khí hậu nào ? Kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất ?

- Quan sát lược đồ khí hậu Bắc Mĩ trình bày sự phân hoá khí hậu của Bắc Mĩ ? Giải thích sự phân hóa đó ?

3.

Quan sát lược đồ phân bố dân cư hoàn thành phiếu học tập sau:

Mật độ dân số (người/km2)

Khu vực phân bố

Nguyên nhân

Dưới 1

Từ 1 đến 10

Từ 11 đến 50

Từ 51 đến 100

4. hãy trình bày sự phân bố dân cư của Bắc Mĩ?

Các câu hỏi tương tự

Câu 6: nếu đặc điểm địa hình , khí hậu , sông ngòi , khoáng sản Bắc Mĩ ?

Câu 7 : Nếu đặc điểm kinh tế nông nghiệp , công nghiệp châu phi ?

Câu 8 : Nếu đặc diểm địa hình , khsi hậu , sông ngòi , khoáng sản bắc mĩ ?

Câu 9 : Nêu đặc điểm kinh tế nông nghiệp , công nghiệp , dịch vụ Bắc Mĩ ?

Câu 10 : Nếu đặc điểm đại hình , khí hậu , sông ngòi , khoáng sản của Trung và Nam Mĩ ?

Câu 11 : Nếu đặc điểm kinh tế nông nghiệp , công nghiệp , dịch vụ Trung và Nam Mĩ ?

Câu 12: So sánh đại hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ ?

Câu 13 : Thời gian thành lập và mục tiêu của NAFTA và khối thị trường chung Mec-cô-xua?

Câu 14 : Cho biết Châu Âu có những kiểu khí hậu nào , phân bố ở đâu ? thích vì sao càng đi về phái tây lục địa , khí hậu càng ấm áp và mưa nhiều?

Câu 15 : So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa với khái hậu ĐTH ? Tại sao ở châu âu TV lại thay đổi từ tây sang đông , từ bắc xuống nam ?

Câu 16 : Nếu đặc điểm nền kinh tế công nghiệp , nông nghiệp và dịch vụ châu âu ?

( giúp tớ đc ko ai trả lời đc tớ theo dõi tcn luôn A:(((()

Câu 4: Những khu vực dân cư tập trung đông đúc  là:

A.Đông Á, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu, Nam Á.

B.Bắc Mĩ, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu, Bắc Á.

C.Đông Á, Bắc Phi, Tây và Trung Âu, Nam Á.

D. Nam Phi, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu, Bắc  Á.

Công ty cổ phần BINGGROUP © 2014 - 2022
Liên hệ: Hà Đức Thọ - Hotline: 0986 557 525 - Email: hoặc

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 29 SGK Địa lí 12

Đề bài

Dựa vào kiến thức đã học và hình 6, hãy nhận xét về đặc điểm địa hình Việt Nam

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

 + Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

 + Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng

 + Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ nét  theo độ cao, thấp dân từ tây bắc xuống đông nam.

 + Địa hình nước ta đa dạng bao gồm: đồi núi : núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa...

 + Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc-đông nam và vòng cung.

- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Địa hình nước ta chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay

- Chia làm 3 khu vực địa hình:

+ Miền núi trẻ ở phía tây, điển hình là dãy An-đet: Cao, đồ sộ nhất châu Mĩ. Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên.

+ Miền đồng bằng ở giữa: Cao dần về phía dãy An-đet, gồm chuỗi các đồng bằng rộng lớn như đồng bằng A-ma-dôn, Pam-pa, La-pla-ta,... Đồng bằng A-ma-dôn rộng và bằng phẳng nhất thế giới.

+ Các sơn nguyên ở phía đông, điển hình là sơn nguyên Guy-a-na và Bra-xin đc hình thành từ lâu đời: Sơn nguyên Guy-a-na là 1 miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng. Sơn nguyên Bra-xin có bề mặt bị cắt xẻ. Rìa phía đông sơn nguyên có các dãy núi xen các cao nguyên.

$\text{ Vote ~ cho ~ mình ~nha  } $

$\text {  Cho ~ mình ~ câu ~ trả ~lời ~hay ~nhất } $

$\text{ Chúc ~ bạn ~ học ~ tốt } $

$\text{ @phamtuandat1604 } $

VnDoc xin giới thiệu bài Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Nam Mĩ được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Nam Mĩ

  • 1. Khái quát tự nhiên Trung và Nam Mĩ
  • 2. Sự phân hóa tự nhiên
  • 3. Bài tập

Câu hỏi: Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Nam Mĩ

Lời giải:

- Địa hình Nam Mĩ chia làm 3 phần: núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến.

- Phía đông: Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin.

- Ở giữa: Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau: Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.

- Phía tây: Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi

1. Khái quát tự nhiên Trung và Nam Mĩ

- Diện tích: 20,5 triệu Km2.

- Bao gồm: Eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng ti và toàn bộ lục địa Nam Mĩ.

a) Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti

- Đặc điểm khí hậu:

+ Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới.

+ Khí hậu và thực vật phân hóa từ Đông sang Tây.

+ Gió Tín phong Đông Bắc thổi thường xuyên.

- Đặc điểm địa hình:

+ Eo đất Trung Mĩ: Phần lớn là núi và cao nguyên, có nhiều núi lửa hoạt động và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.

+ Quần đảo Ăng ti: Có hình vòng cung, các đảo có nhiều núi cao và đồng bằng ven biển.

b) Khu vực Nam Mĩ

Khu vực

Đặc điểm địa hình

Thảm thực vật

Phía Tây

Cao nguyên đồ sộ nhất châu Mĩ, cao trung bình từ 3000 – 5000m, nhiều núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng.

Cảnh quan thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao rất phức tạp.

Ở giữa

Rộng lớn gồm đồng bằng Ôrinoco, Amazon, Pampa, Laplata.

Rừng rậm bao phủ, là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.

Phía Đông

Gồm sơn nguyên Guyana, Brazil hình thành lâu đời, bị bào mòn cắt xẻ mạnh.

2. Sự phân hóa tự nhiên

Khí hậu:

- Có gần đầy đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất.

- Có sự phân hóa: Bắc – Nam, Đông – Tây, Thấp – Cao.

Các đặc điểm của môi trường tự nhiên:

- Thiên nhiên phong phú, đa dạng.

- Có sự khác biệt từ Bắc xuống Nam, từ Thấp đến Cao.

* Bắc xuống Nam.

- Đồng bằng Amazôn: Rừng xích đạo ẩm.

- Phía Đông eo đất Trung Mĩ - quần đảo ăng ti: Rừng nhiệt đới ẩm.

- Phía Tây eo đất Trung Mĩ - quần đảo Ăng ti: Rừng thưa, Xavan.

- Đồng bằng Pampa: thảo nguyên.

- Miền duyên hải phía Tây vùng Trung An đét: hoang mạc.

- Trên cao nguyên Patagônia phía Nam của Nam Mĩ có bán hoang mạc ôn đới.

* Thấp lên cao :

- Thiên nhiên thay đổi theo hai chiều Bắc đến Nam và từ thấp lên cao.

- Chân núi vùng Bắc Trung An đét có rừng xích đạo quanh năm rậm rạp. Vùng Nam Anđét rừng cận nhiệt đới và ôn đới phát triển.

- Lên cao, các cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo độ cao và sự thay đổi của nhiệt độ.

3. Bài tập

Câu 1: Dựa vào lược đồ, xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc ở lục địa Nam Mĩ lần lượt là ba đồng bằng lớn:

  1. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa.
  2. Pam-pa, A-ma-dôn, La-pla-ta
  3. La-pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn
  4. Pam-pa, La-pla-ta, A-ma-dôn.

=> Đáp án: D. Pam-pa, La-pla-ta, A-ma-dôn.

Câu 2: Hệ thống núi An-đét có độ cao trung bình:

  1. 1000-2000m
  2. 2000-3000m
  3. 3000-5000m
  4. 5000-6000m

=> Đáp án: C. 3000-5000m

Hệ thống núi An-đét có độ cao trung bình là 3000-5000m

Câu 3: Trung và Nam Mĩ kéo dài từ phía bắc của chí tuyến Bắc đến 53 o 54’N nên có đủ các đới khí hậu

  1. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.
  2. Xích đạo, nhiệt đới, cận cực, hàn đới.
  3. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đối, cực đới.
  4. Xích đạo, cận nhiệt đới, ôn đới, cực đới.

=> Đáp án: A. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.

- Trung và Nam Mĩ kéo dài từ phía bắc của chí tuyến Bắc đến 53o54’ N (Chi lê) nên có đầy đủ các đới khí hậu từ xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới đến ôn đới.

Câu 4: Điểm khác biệt về địa hình giữa hai hệ thống Coóc-đi-e và An-đét là

  1. Tính chất trẻ của núi.
  2. Thứ tự sắp xếp địa hình.
  3. Chiều rộng và độ cao của núi.
  4. Hướng phân bố núi.

=> Đáp án: C. Chiều rộng và độ cao của núi.

- Điểm khác biệt về địa hình giữa hai hệ thống Coóc-đi-e và An-đét là chiều rộng và độ cao của núi. Hệ thống núi Cooc-di-e có chiều rộng lớn hơn nhưng lại có độ cao thấp hơn dãy An-đét.

Câu 5: Xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc ở lục địa Nam Mĩ lần lượt là ba đồng bằng lớn

  1. Ô-ri-nô-cô, A-ma-zôn, Pam-pa.
  2. Pam-pa, A-ma-zôn, La-pla-ta
  3. La-pla-ta, Pam-pa, A-ma-zôn
  4. Pam-pa, La-pla-ta, A-ma-zôn.

=> Đáp án: D. Pam-pa, La-pla-ta, A-ma-zôn.

- Xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc ở lục địa Nam Mĩ lần lượt là ba đồng bằng lớn là đồng bằng Pam-pa, La-pla-ta và cuối cùng ở phía Bắc là đồng bằng A-ma-zôn.

Câu 6: Trung và Nam Mĩ không có bộ phận

  1. Eo đất Trung Mĩ.
  2. Các hòn đảo trong biển Ca-ri-bê.
  3. Lục địa Nam Mĩ.
  4. Lục địa Bắc Mĩ.

=> Đáp án: D. Lục địa Bắc Mĩ.

- Trung và Nam Mĩ bao gồm các bộ phận, ở phía Bắc là Eo đất Trung Mĩ, các hòn đảo trong biển Ca-ri-bê ở phía Nam là lục địa Nam Mĩ.

Câu 7: Tổng diện tích của Trung và Nam Mĩ là 20,5 triệu km2, so với Bắc Mĩ thì

  1. Trung và Nam Mĩ có diện tích lớn hơn Bắc Mĩ.
  2. Trung và Nam Mĩ có diện tích nhỏ hơn Bắc Mĩ.
  3. Trung và Nam Mĩ có diện tích bằng diện tích Bắc Mĩ.
  4. Khó so sánh với nhau vì diện tích Bắc Mĩ luôn biến động.

=> Đáp án: B. Trung và Nam Mĩ có diện tích nhỏ hơn Bắc Mĩ.

- Tổng diện tích của Trung và Nam Mĩ là 20,5 triệu km2, còn diện tích của Bắc Mĩ khoảng 24,7 triệu km2 nên diện tích của Trung và Nam Mĩ nhỏ hơn diện tích tự nhiên của Bắc Mĩ.

--------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Nam Mĩ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Địa hơn.