Ứng dụng trò chơi trong dạy học

MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài1.1 Dạy học là một hoạt động đặc biệt. Nó là tổng hợp của nghệ thuật sử dụng cácphương pháp sư phạm, cách thức truyền thụ kiến thức cũng như kĩ năng giao tiếp,kĩ năng xử lí tình huống sư phạm... Bởi vậy, người dạy luôn phải tìm tòi, đổi mớikhông ngừng để có thể đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của ngườihọc.1.2 Dạy học Ngữ văn cũng không phải ngoại lệ. Đó là một hoạt động đòi hỏi giáoviên phải trang bị nhiều kiến thức chuyên ngành, văn hóa, kĩ năng truyền đạt, cảmthụ. Tuy nhiên, nếu người dạy không tìm tòi các cách thức truyền thụ kiến thức, cácphương pháp học tích cực, chủ động thì hoạt động dạy và học sẽ trở nên nhàmchán, không tạo được hứng thú, say mê cho người học.1.3 Môn Ngữ văn ở cấp THPT giúp người học phát triển các năng lực, phẩm chấttổng quát và đặc thù: năng lực tư duy, năng lực tưởng tượng và sáng tạo, năng lựchợp tác, năng lực tự học. Ngoài ra môn Ngữ văn còn có sứ mạng giáo dục tình cảmvà nhân cách cho người học. Người dạy và người học đều xoay quanh bốn lĩnh vựcgiao tiếp cơ bản ở môn học này đó là: nghe, nói, đọc, viết. Bởi vậy, người dạykhông những phải nắm chắc các kĩ năng, mục đích giảng dạy của môn học mà cònphải luôn cập nhật thông tin, làm mới bài giảng, cách truyền thụ bằng nhữngphương pháp dạy học hiện đại.1.4 Thực tế dạy và học Ngữ văn ở bậc THPT cho thấy tồn tại nhiều bất cập. Nhiềungười chưa tìm được cách dạy, chưa áp dụng những phương pháp tiên tiến, chưacập nhật. Nhiều phương pháp dạy học hiện đại mặc dù đã được giới thiệu, triểnkhai ở các sở GD, các trường THPT, trong các văn bản chỉ đạo chuyên môn hàngnăm nhưng việc ứng dụng, đưa vào thực tế giảng dạy còn nhiều vướng mắc, khókhăn.1.5 Phương pháp ứng dụng trò chơi trong dạy học đã được khẳng định là mộttrong những phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm không chỉ với môn ngữ văn1mà còn ở nhiều môn học khác. Tuy nhiên, ở nhiều trường học, không ít giáo viênvẫn chưa nhìn thấy hết được những điều thú vị, hiệu quả từ phương pháp này. Mộtsố giáo viên đã áp dụng nhưng chưa đồng bộ, khoa học, bài bản. Bởi vậy, chúng tôichọn đề tài: Vận dụng trò chơi trong giảng dạy- một cách thức tạo hứng thú chogiờ dạy học Ngữ văn ở bậc THPT nhằm góp thêm một phương pháp dạy học theohướng tích cực, hiệu quả cho đồng nghiệp. Đồng thời mong muốn góp một cái nhìnvào việc đổi mới cách dạy và học văn hiện nay, khi mà nhiều tiết dạy và học văn ởbậc THPT vẫn trong tình trạng: giáo viên độc chiếm lớp học, độc quyền chân lí,nhiều tiết học vẫn là thuyết giảng, thầy đọc trò chép, dạy máy móc, học rập khuônkhiến cho cả giáo viên và học sinh nhiều cảm thấy học văn nhàm chán, đơn điệu,không mấy hứng thú.2. Mục đích nghiên cứu- Nhận ra những ưu thế của phương pháp dạy học ứng dụng trò chơi trong việc tạora môi trường, không khí dạy học dân chủ, tích cực, hiện đại.- Chỉ ra cách thức giảng dạy môn ngữ văn bằng cách ứng dụng các trò chơi trí tuệphù hợp trong các tiết đọc hiểu văn bản, ôn tập hệ thống hóa kiến thức, việc ứngdung trò chơi trong giờ dạy học Ngữ văn. Đó cũng là cách học tích cực chủ động,hiện đại chiếm nhiều ưu thế vượt trội hơn những phương pháp học truyền thốngkhác.3. Đối tượng nghiên cứu- Các trò chơi trong dạy học.- Áp dụng trò chơi trong các bài học chủ yếu thuộc chương trình ngữ văn 10 THPT,11 THPT.- Học sinh các lớp 10 C6,11A5, 11A9 trường THPT Nông Cống 14. Phương pháp nghiên cứuĐể nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứusau:2- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: dự giờ đồng nghiệp, nhận xét rút kinhnghiệm từ những bài giảng này.- Phương pháp so sánh, đối chiếu- Thống kê, xử lí số liệu.3NỘI DUNG1. Cơ sở lí luận1.1 Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục khẳng định đổi mới CT theo định hướng phát triển năng lực và phẩmchất của người học. Cách tiếp cận này đặt ra mục tiêu căn bản là giúp cho HS cóthể làm được gì sau khi học, chứ không tập trung vào việc xác định HS cần họcnhững gì để có được kiến thức toàn diện về các lĩnh vực chuyên môn. Đồng thờiNghị quyết cũng đề ra mục tiêu tổng quát: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ vềchất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xâydựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người ViệtNam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗicá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời; đổi mới mạnhmẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng pháttriển phẩm chất, năng lực của người học. Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập,đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầuhọc tập suốt đời của mọi người.Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của ngườihọc; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạycách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổimới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổchức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiêncứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạyvà học. Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ mục tiêu, chương trình, nội dung, phươngpháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩmchất của người học. Theo hướng phát triển mạnh năng lực và phẩm chất người học,4bảo đảm hài hòa đức, trí, thể, mỹ; thực hiện tốt phương châm mới: Dạy người, dạychữ và dạy nghề. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức phápluật và ý thức công dânNghị quyết số 88 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới Chương trình,sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã quy định: “Mục tiêu giáo dục phổ thông làtập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân,phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.” Đểthực hiện mục tiêu này, giáo dục phổ thông cần “Nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, lốisống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vàothực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”[3].Rõ ràng, khi mục tiêu giáo dục đào tạo được thay đổi căn bản, thì bắt buộcchương trình khung, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo cũng phảithay đổi phù hợp. Phương pháp dạy và học mới không chỉ làm cho người học pháttriển tư duy độc lập, sáng tạo mà còn giúp người thầy thêm tiến bộ, gặt hái đượcnhiều thành công trong giảng dạy.2. Cơ sở thực tiễn2.1 Đặc trưng môn học2.1.1 Ngữ văn là môn học công cụ, mang tính nhân văn, thuộc nhóm KHXH. Làmôn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy củacon người. Đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việc giáo dục quanđiểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Mặt khác nó cũng là môn học thuộc nhómcông cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với rất nhiều các môn học kháctrong nhà trường phổ thông.2.1.2 Môn Ngữ văn giúp HS phát triển các năng lực và phẩm chất tổng quát và đặcthù, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông nói chung.Năng lực tư duy, năng lực tưởng tượng và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tựhọc là những năng lực tổng quát, liên quan đến nhiều môn học. Năng lực sử dụng5ngôn ngữ và năng lực thẩm mỹ mà chủ yếu là cảm thụ văn học là những năng lựcđặc thù, trong đó năng lực sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và tư duy đóng vai trò hếtsức quan trọng trong học tập của HS và công việc của các em trong tương lai, giúpcác em nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời với quá trình giúp HS phát triểncác năng lực tổng quát và đặc thù, môn Ngữ văn có sứ mạng giáo dục tình cảm vànhân cách cho người học.2.1.3 Môn Ngữ văn ở trường phổ thông không được dạy học như một bộ môn khoahọc nhằm trang bị cho HS hệ thống các khái niệm khoa học. Tất cả các năng lực vàphẩm chất trên đây đều được phát triển thông qua các hoạt động dạy học, xoayquanh bốn lĩnh vực giao tiếp cơ bản: đọc, viết, nói và nghe. Các kiến thức lí thuyếtvề tiếng Việt, lịch sử văn học, lí luận văn học và tập làm văn chủ yếu được dùngnhư là phương tiện tiến hành các hoạt động dạy học đó.2.2 Thực trạng vấn đề2.2.1 Thực tiễn dạy học Ngữ văn ở các trường THPT trong thời gian gần đây chothấy cách dạy học Ngữ văn vẫn theo kiểu cũ, theo lối mòn thầy đọc trò chép. Nhiềugiáo viên chưa biết chọn lọc kiến thức trọng tâm nên thường nhồi nhét rất nhiềukiến thức, không dành cho học sinh trao đổi, trình bày ý kiến của mình. Học sinh ítđược bàn luận, đưa ra ý kiến riêng. Rất nhiều GV vẫn còn dạy theo kiểu áp đặt yêucầu học sinh phải theo, phải ghi nhớ, và phải nhắc lại, viết lại. Không ít người dạytheo kiểu nghiên cứu, đưa ra quá nhiều kiến thức hàn lâm, khó hiểu, khiến học sinhngại học, bị áp lực và nặng nề. Bởi vậy mà học sinh đã học một cách thụ động,thiếu sáng tạo. không ít học sinh cảm thấy ngại học, học đối phó, không khí giờ họcnặng nề, không mấy hứng thú. Mặt khác, nhiều giáo viên chưa truyền được ngọnlửa đam mê của mình đến học sinh nên những tiết học Ngữ văn thường là đối phócho xong.2.2.2 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dạy và học văn đáng buồn nhưđã nói ở trên. Tuy nhiên, một nguyên nhân rất dễ nhận thấy đó là giáo viên chưa6biết áp dụng những phương pháp dạy học tích cực, hiện đại, và việc ứng dụng tròchơi vẫn chỉ được áp dụng thưa thớt trong các tiết dạy, lẻ tẻ ở một bộ phận nhỏ GV.3. Ứng dụng trò chơi - Một cách thức tạo hứng thú cho giờ dạy học Ngữ vănỞ SKKN này, chúng tôi, xin giới thiệu phương pháp ứng dụng trò chơi trongdạy học vốn được mệnh danh là phương pháp của nền giáo dục tiên tiến - làphương pháp dạy học đầy sáng tạo, hiệu quả hiện đang được ngành giáo dụckhuyến khích đưa vào thực hiện trong giảng dạy và học tập, trong đó có dạy họcNgữ văn ở bậc THPT.3.1. Khái niệm Trò chơi - Trò chơi trong dạy họcTrò chơi dạy học có nguồn gốc từ nền giáo dục dân gian, trong những trò chơiđầu tiên của mẹ với con, trong những trò vui và bài hát khôi hài làm cho đứa trẻchú ý đến những vật xung quanh, gọi tên các vật đó. Những trò chơi đó có chứađựng các yếu tố dạy học.Tổng hợp nhiều nguồn tài liệu, có thể hiểu trò chơi dạy học được hiểu là tròchơi có nhiệm vụ giáo dục có nội dung và luật chơi do Gv sử dụng tuân theonguyên lí của Lí luận dạy học. Trò chơi học tập là một hoạt động của con ngườinhằm mục đích trước tiên chủ yếu là vui chơi giải trí, thư giãn. Nhưng qua trò chơihọc tập người chơi còn có thể được rèn luyện về các giác quan, tạo cơ hội giao lưuvới mọi người, cùng hợp tác với bạn bè đồng đội trong nhóm, tổ.. Thông qua tròchơi học tập học sinh có điều kiện "Học mà chơi, chơi và học". Khi tham gia vàocác trò chơi học tập học sinh sẽ được tưởng tượng và suy ngẫm, thử nghiệm cáctình huống, cách lập luận để đạt kết quả cao. Trò chơi có tác dụng giúp học sinh:Tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài học phát huy tính năng động củacác em; nâng cao hứng thú cho người học, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng thẳngtrong học tập của học sinh; phát triển tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suyluận; tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học; tăng cườngkhả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, và giữa học sinh với nhau, giúp họcsinh rèn luyện các khả năng ứng xử, giao tiếp; thu hút cả lớp theo dõi tham gia các7hoạt động. Khi chơi, các em tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạtkết quả mà không nghĩ là mình đang học. Kiến thức cung cấp trong giờ ngữ văn sẽđược giảm nhẹ, quá trình học tập diễn ra một cách tự nhiên hơn, hấp dẫn hơn.Trò chơi là phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mớiphương pháp dạy học, nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và gây hứng thútrong giờ học của học sinh. Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các emphát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trungthực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Do vậy quan điểm “Thông qua hoạt độngvui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là phù hợp với từng lứa tuổi, từng mônhọc đặc biệt là đối với môn Văn.Bởi vậy, có thể khẳng định rằng: vận dụng trò chơi là một phương pháp họctích cực, hiệu quả trong giáo dục và ngày càng trở thành xu thế trong dạy học hiệnđại, nhất là trong thực tế nhiều phương pháp dạy học khác đã trở nên lạc hậu và lỗithời, không đem lại hiệu quả giáo dục.3.2 Nguyên tắc áp dụng phương pháp trò chơi trong giờ dạy VănDo đặc thù của mỗi phân môn, việc vận dụng lồng ghép trò chơi có nhữngđiểm khác nhau. Tuỳ thuộc nội dung bài học: Đọc hiểu- làm văn, Tiếng Việt, bàikhái quát, ôn tập hay luyện tập; tùy thuộc lượng kiến thức, mục tiêu bài học, thờilượng để áp dụng hình thức trò chơi: trò chơi nhỏ dành cho một hoạt động dạy họchay trò chơi lớn cho cả tiết học. Ví dụ ở giờ Đọc hiểu văn bản, do đặc thù của phânmôn với mục đích cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương, đòi hỏinhững cảm xúc tinh tế, nên mức độ vận dụng trò chơi chỉ vừa phải. còn ở tiết tiếngViệt có thể vận dụng nhiều trò chơi vào tiết học này. Giờ học Tiếng Việt sẽ khôngcòn khô cứng, học sinh sẽ cảm thấy thoải mái, hứng thú, kích thích hoạt động tưduy của các em. Qua trò chơi, tư duy và khả năng ngôn ngữ của các em sẽ đượcbộc lộ tự nhiên, giáo viên có thể phát hiện và uốn nắn kịp thời những mặt còn hạnchế. Với giờ Làm văn, có thể vận dụng trò chơi trong một số tiết học và không nênthực hiện hình thức này trong cả tiết. Ở phân môn này, việc lồng ghép hình thức trò8chơi không thể thay thế được các phương pháp cũng như hình thức tổ chức lớp họcđặc thù như thực hành, luyện tập, hoạt động theo nhóm hay cá nhân tự luyện tậpcác kĩ năng.Có bài chỉ sử dụng vào khâu khởi động kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mớitạo tâm lý thoải mái, phấn khởi, học sinh hào hứng học tập. Có tiết dạy sử dụng tròchơi nhằm hình thành tri thức mới. Trò chơi thường được tổ chức sau khi đã tìmhiểu hoạt động tìm hiểu ngữ liệu, giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh khám phá,phát hiện ra tri thức mới, tri thức đó nằm ngay trong nội dung bài học. có thể sửdụng trò chơi để hình thành kỹ năng. Từ đó, giúp học sinh hình thành được nhữngkỹ năng lựa chọn, cách giải quyết khi gặp những tình huống trong cuộc sống cũngnhư một số kỹ năng quan trọng khi làm bài...Giáo viên cần vận dụng linh hoạt, hợp lí, đúng mức và đúng lúc để không xáotrộn nhiều không gian lớp học, nhanh chóng ổn định lớp học khi trò chơi kết thúc;trò chơi phải phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng cho tất cảcác tiết học, đôi khi gây phản cảm, phản tác dụng; trò chơi bao giờ cũng kết thúcbằng thưởng cho người (đội) thắng hoặc xử phạt nhẹ nhàng tạo không khí cởi mở,vui vẻ trong lớp học.3.3 Một số trò chơi vận dụng hiệu quả trong giảng dạy môn Ngữ văn ở bậcTHPTTrong quá trình dạy học tôi đã vận dụng thành công một số trò chơi sau:3.3.1 Trò chơi Hỏi nhanh, đáp nhanhMục đích: Áp dụng trò chơi này nhằm huy động tính tích cực của tất cả họcsinh trong lớp, em nào cũng phải động não và hoạt động kể cả học sinh yếu kém.Trò chơi này áp dụng khi giáo viên yêu cầu học sinh tìm những biểu hiện của mộtnội dung, khái niệm của một bài học nào đó các em có thể thảo luận, phát hiện vànêu ra những biểu hiện đó.Cách tiến hành trò chơi:- Chuẩn bị bảng phụ và phiếu học tập cá nhân.9- Trên lớp giáo viên treo bảng phụ, chia nhóm và công bố luật chơi.- Tổng kết cuộc chơi, rút kinh nghiệm và khen thưởng.Hình 1: Một tiết học lớp 11A5 vận dụng trò chơi Hỏi nhanh đáp nhanh.Ví dụ: Khi dạy bài Ôn tập Văn học Trung đại. Giáo viên áp dụng trò chơi nàybằng cách chia lớp theo 4 nhóm. Gv chuẩn bị 4 gói câu hỏi, môi nhóm sẽ đượcnghe câu hỏi và trả lời nhanh. Nhóm nào trả lời nhanh và đúng nhiều hơn thì nhómđó thắng cuộc. Điểm của nhóm sẽ được với mức quy đinh ban đầu. Với hình thứcnày giáo viên vừa ôn lại kiến thức cũ mà các em đã học ở cấp học dưới vừa hìnhnày được tri thức mới của bài học một cách rất nhẹ nhàng.Hoặc khi dạy bài “Văn học dân gian” Tiết Ngữ Văn 10- Tập 1, thì giáo viêntổ chức cho các em liệt kê những thể loại văn học dân gian vào phiếu, sau đó đạidiện của các nhóm lên bảng dán vào ô của nhóm mình. Nhóm nào trả lời nhanhnhất và đúng nhất thì được thưởng. Hình thức thưởng có thể là tích điểm theonhóm, tổng kết vào cuối tháng để cho điểm miệng hoặc 15 phút.10Với trò chơi này, Hs rèn luyện được lối hợp tác, làm việc nhóm, nâng caotrách nhiệm các nhân với tập thể. Vì nếu nhóm trả lời chậm và sai, cũng có thể ảnhhưởng tới điểm thưởng của từng cá nhân.3.3.2. Trò chơi Tập làm diễn giảMục đích: Trò chơi này tập cho các em luôn tự tin, mạnh dạn khi trình bàymột vấn đề trước đám đông. Qua trò chơi, các em tự rút bài học kinh nghiệm chobản thân: như kĩ năng giao tiếp, ứng xử khi gặp những tình huống cụ thể trong cuộcsống. Nắm bắt bài học một cách cụ thể dễ dàng.Hình 2: Một buổi học sinh được tập làm diễn giảCách tiến hành trò chơi:- Chọn 1 học sinh dẫn chương trình.- Chọn 2-3 học sinh là khách mời để thực hiện trò chơi. Cả lớp và giáo viênlà khán giả.- Thời gian: tiến hành vào buổi học bồi dưỡng.Ví dụ: Khi dạy bài Các khuynh hướng và trào lưu văn học. GV giao trướcvấn đề cho các nhóm chuẩn bị. các nhóm này chuẩn bị về nội dung và cử đại diệnnhóm trình bày. Hs đại diện cho nhóm sẽ là nhận vật tập làm MC. Các học sinh cònlại vai khán giả có thể đặt những câu hỏi để hỏi những vị khách mời bất cứ câu hỏi11nào có nội dung xoay quanh bài học. Như vậy, đòi hỏi các vị khách mời phải biếtsáng tạo, linh hoạt, nhanh nhạy trong xử lý tình huống khi người dẫn chương trìnhvà khán giả hỏi. Qua thực tế cho thấy, những học sinh vai những vị khách mời rấtthích mình được đóng vai những nhân vật trên, cho nên các em luôn thể hiện rõ bảnlĩnh, phong cách chững chạc, tự tin của mình trước khán giả. Còn khán giả thì rấtthích để tìm ra những câu hỏi hóc búa, hỏi những vị khách mời, xem có trả lời đượckhông…Trò chơi diễn ra khoảng 90 phút, giáo viên tuyên bố kết thúc cuộc chơi vàcho cả lớp nhận xét: cách trình bày vấn đề của mỗi bạn? các bạn trình bày theotrình tự như thế nào nào ? Ai được cả lớp khen nhiều, ủng hộ nhiều sẽ được nhậnđược món quà nhỏ của giáo viên thưởng.Qua trò chơi học sinh dễ tiếp thu kiến thức của bài học một cách trực quansinh động. Khi trình bày một vấn đề thường theo các bước: Bắt đầu trình bày (Bướclên diễn đàn như thế nào? Chào cử tọa và tự giới thiệu bằng lời lẽ, cử chỉ ra sao?).Trình bày nội dung chính (Bắt đầu nội dung thứ nhất thế nào? Làm thế nào đểchuyển ý từ nội dung này sang nội dung khác? Cần điều chỉnh nội dụng, tư thế cáchnói ra sao khi người nghe có phản ứng...) Và cuối cùng là kết thúc và cảm ơn. Từđó cho thấy học sinh động hẳn lên, học sinh đã nhận biết, thông hiểu và vận dụngkiến thức bài học vào thực tế trong một tình huống giả định3.3.3. Trò chơi phân vaiÁp dụng: cho giờ đọc văn, học hiểu văn bản, với các tác phẩm tự sự, kịchHiểu như vậy thì “sắm vai” là phương pháp học sinh thực hành,“ làm thử”,diễn thử một đoạn hội thoại nào đó hay đóng vai một nhân vật trong một đoạn trích,tác phẩm nào đó.Mục đích: Sắm vai nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, nhận ra vấn đề,giúp buổi học sinh động, có kết quả hơn… Giúp chính học sinh đóng vai cảmnghiệm được tâm lý, thái độ, hành vi của đối tượng mình đóng vai, khắc sâu vàhiểu tác phẩm hơn. Giúp học sinh tự nhận ra những thế mạnh, hạn chế của chínhmình khi rơi vào tình huống của vai đã đóng.12Cách tiến hành trò chơi:- Dựa vào nội dung từng bài học, giáo viên đưa ra tình huống là một đoạn hộithoại hay sắm vai theo nhân vật trong một đoạn trích, tác phẩm nào đó. Người sắmvai là những học sinh xung phong, tình nguyện. Giáo viên đến từng nơi để góp ýcho từng nhóm: như ngôn ngữ của nhân vật, cách thể hiện tâm trạng, cách hoátrang...sau đó cho các nhóm lên diễn.- Cả lớp và giáo viên nhận xét.- Tổng kết khen thưởng.Ví dụ: khi dạy bài Đọc văn Vũ Như Tô, đây là thể loại kịch, vốn diễn trênsân khấu, có nhiều lời thoại và hành động kịch mang tính dồn nén cao. Gv tổ chứctrò chơi cho HS đơn giản bằng cách phân vai cho các em đọc. năm chắc tính cáchtâm trạng và đặc điểm văn cảnh để đọc cho đúng, GV sẽ giới thiệu qua về nhân vật,hướng dẫn cách đọc. mỗi nhân vật được phân vai phải đảm bảo về các đặc điểmcủa nhân vật đó. Đọc xong, cô và cả lớp nhận xét. GV thưởng điểm cho những Hsđọc tốt, diễn tả đúng nhân vật.Áp dụng trò chơi này trong quá trình đọc văn sẽ tạo sự hào hứng cho HS,đồng thời rèn luyện kĩ năng đọc của học sinh. Và thông qua việc HS thể hiện ngữđiệu đọc, GV có thể ban đầu nhận xét về mức độ hiểu bài của HS để có cách điềuchỉnh kịp thời.13Hình 3: Một tiết học hiệu quả nhờ áp dụng Trò chơi phân vai3.3.4. Trò chơi trả lời theo gói câu hỏiMục đích giúp học sinh phát huy khả năng tư duy nhanh nhạy của minh, tạokhông khí sôi nổi trong giờ học, tạo sự hứng thú và bớt căng thẳng ở học sinh. Tròchơi này có thể áp dụng khi tìm hiểu kiến thức mới của bài học hoặc áp dụng ởphần củng cố của bài học.Ví dụ: chia lớp làm 6 nhóm với 6 gói câu hỏi, xoay quanh các vấn đề củaVăn học dân gian.Gói 1: Định nghĩa, đặc trưng cơ bản của văn học dân gian? Thế nào là tính truyềnmiệng, thế nào là tính tập thể? Liệt kê các thể loại của VHDG? So sánh thể loại sửthi, truyền thuyết, cổ tích và truyện cười về mục đích sáng tác và hình thức lưutruyền?Gói 2: Em hiểu thế nào là ca dao than thân yêu thương tình nghĩa?Ca dao thanthân thường là lời của ai? Vì sao? Thân phận của những người ấy hiện lên như thế14nào? Bằng những so sánh ẩn dụ gì? Những biên pháp tu từ nào thường được sửdụng trong ca dao?Gói 3: So sánh tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán xã hội trong ca dao hàihước? Những biện pháp nghệ thuật thường dùng trong ca dao hài hước? Đọc mộsố bài ca dao hài hước phê phán thói xấu trong xã hội?Gói 4: Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi?Nêu cốt lõi sự thật và hư cấu, chi tiết hoang đường kì ảo trong Truyền thuyết ADVvà MC TT?Gói 5: Điền tiếp vào sau các từ "Thân em như... " và "Chiều chiều... "để thànhnhững bài ca dao trọn vẹn:- ........ tấm lụa điềuĐã đông kẻ chuộng lại nhiều kẻ ưa- ............ miếng cau khôNgười khôn tham mỏng, người thô tham dày- ......................tấm lụa đàoDám đâu xé lẻ vuông nào cho ai- ................... ra đứng bờ sôngMuốn về với mẹ mà không có đò- ............ chim rét kêu chiềuBâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau- ................... ra đứng lầu tâyThấy cô gánh nước tưới cây ngô đồng...15Gói 6: Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong những bài ca dao đã học?Tìmmột vài bài thơ của các nhà thơ trung đại và hiện đại có sử dụng chất liêu văn họcdân gian để chứng minh vai trò của văn hoc dân gian đối với văn học viết?Hình 4: Một giờ dự thi GVG Tỉnh thành công nhờ áp dụng Trò chơi trả lời theo góicâu hỏiCách tiến hành trò chơi: Giáo viên chia lớp thành các đội chơi, phổ biến luậtchơi khoảng 2- 3 phút. Mỗi đội sẽ trả lời nhanh 5 câu hỏi. Những câu hỏi này tậptrung vào ôn tập các kiến thức đã học. mỗi câu trả lời đúng được 2 điểm. đội nàotrả lời được điểm nhiều sẽ chiến thắng. GV thực hiện luật tích điểm, cho những tròchơi sau.16Hình 5: Trò chơi trả lời theo gói câu hỏi3.3.5 Trò chơi ô chữ bí mậtHình thức: Trò chơi ô chữ trong dạy học có nhiều dạng khác nhau, có thể làgiải những ô chữ hàng ngang rồi tìm từ khóa trong ô chữ hàng dọc, có thể là ô chữdưới dạng sơ đồ …Mỗi ô chữ có lời gợi ý và nội dung ô chữ có liên quan trực tiếpđến bài học.Mục đích: Giới thiệu vào bài mới hoặc củng cố khắc sâu kiến thức của bàihọc. Phát huy tư duy nhanh nhạy, sáng tạo của học sinh.Cách chơi: Giáo viên giới thiệu qua ô chữ gồm có bao nhiêu hàng ngang,hàng dọc từ chìa khoá nằm ở hàng nào sau đó giáo viên lần lượt đọc từng câu hỏigợi ý để học sinh xung phong giải ô chữ. Nếu bạn nào trả lời đúng thì ghi dòng chữđó vào ô chữ và sẽ được cộng điểm hoặc tuyên dương còn nếu trả lời sai thì sẽnhường cơ hội cho các bạn còn lại. Ai tìm ra được ô từ khóa chính xác và nhanhnhất sẽ là người chiến thắng.17Hình 6: HS 11A5 và trò chơi Ô chữ bí mật18Hình 7: Hai tiết dạy thành công của đồng nghiệp nhờ vận dụng Trò chơi ô chữ bí mậtNhư vậy, bằng cách vận dụng những trò chơi đó, tôi thấy bài giảng hấp dẫnvà lôi cuốn học sinh, học sinh bị cuốn hút bởi những phương pháp mới được vậndụng linh hoạt, phù hợp với những bài giảng ở trường THPT.194. Kết quả của SKKNQua việc tổ chức trò chơi học tập cho học sinh trong một số giờ học Văn tôithấy đã đạt được một số kết quả sau:4.1 Đối với giáo viên:Không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị, thời gian của tiết dạy mà giáo viên vàhọc sinh vẫn đảm bảo được nội dung kiến thức của bài học.Tạo được tình huống có vấn đề rất sinh động và hấp dẫn để giáo viên khắc sâukiến thức. Từ đó làm cho không khí lớp học sôi nổi, giảm sự đơn điệu, tăng hứngthú học tập cho học sinh nhờ đó đã nâng cao hiệu quả việc dạy và học đặc biệt vớinhững em sức học yếu, chậm, nhút nhát.4.2 Đối với học sinh:Không khí của mỗi tiết học sôi nổi hẳn lên đến giờ học các em không còn cảmthấy căng thẳng mà rất háo hức mong đợi, học sinh trong lớp hoạt động tích cực vàđồng đều, các em mạnh dạn trình bày ý kiến, nêu thắc mắc,…từ đó các em tựchiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ một cách bền vững hơn do đó mà kết quả học tậpcũng được nâng cao. Rèn luyện tư duy, tác phong nhanh nhạy biết xử lý tình huốnglinh hoạt.Học sinh thích thú với trò chơi trong giờ học do đó năng động hăng say phátbiểu xây dựng bài vì vậy mà các em tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Các em có điềukiện cùng chuẩn bị bài học, chủ động trong học tập...Ta có thể thấy rõ qua bảng thống kê sau. Khảo sát ý kiến và chất lượng học tậpcủa học sinh 3 lớp thực nghiệm trong năm học 2017- 2018 (10C6, 11A5, 11A9) saukhi áp dụng phương pháp lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn :Số học sinhkhảo sátHShay HS hứngphát biểuLớp 10C615/38Lớp 11A5- 35/68thúvớigiờ học36/3853/68Điểm thiĐiểm thiHK1 >=5HK2 >= 534/3855/6838/3865/6811A920Tổng số50/10689/10689/106103/ 106( 44.54% ) (90%)(91%)(95%)Hiệu quả của ứng dụng trò chơi trong dạy học thể hiện ở kết quả HLLớpSĩdạysố11A5 4311A9 25GiỏiSL %42.1751040KháSL %TBSL %YếuSL %KémSL%20503800001245250000Kết quả khảo sát cho thấy so với kết quả khảo sát đầu năm như phần thựctrạng đã nêu thì rõ ràng hình thức dạy học này đã khắc phục phần nào nhược điểmhọc tập thụ động ở học sinh, giúp học sinh hứng thú, chủ động, giáo viên cũng cóthể phát huy tốt tính sáng tạo trong giảng dạy và đích cuối cùng là kết quả học tậpcủa học sinh được nâng lên .KẾT LUẬN211. Ý nghĩa sáng kiến kinh nghiệmThực hiện chủ trương của Bộ giáo dục: “Về đổi mới toàn diện giáo dục vàđào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”[2] trong đó có nội dung“Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục, tập trung nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục, đào tạo.”[2], thì việc áp dụng tròchơi vào dạy học một cách rộng rãi, thường xuyên là một việc làm cần thiết, gópphần nâng cao chất lượng, giữ chuẩn phổ cập giáo dục, góp phần thực hiện tốtphong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, góp phầnthay đổi, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và trong dạy học Ngữ văn ở bậcTHPT nói riêng.Kết quả thực nghiệm cho phép khẳng định việc sử dụng trò chơi trong dạy họcmôn Ngữ văn giúp cho học sinh chủ động tham gia vào quá trình học tập, làm chohọc sinh hứng thú với môn học và các em thực sự trở thành chủ thể của hoạt độnghọc, kết quả học tập của các em dần được nâng cao đã chứng minh được tính đúngđắn của những giải pháp mà đề tài đặt ra.Sau một thời gian ứng dụng trò chơi trong đổi mới phương pháp dạy học nóichung và đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng, chúng tôi thấybước đầu có những kết quả khả quan. Chúng tôi đã nhận thức được vai trò tích cựccủa ứng dụng trò chơi trong hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Có thể thấy,trong số những biện pháp dạy học tích cực hóa, sử dụng trò chơi được xem là mộttrong những phương pháp dạy học hiệu quả, nhằm tạo ra quá trình tương tác, thu hút,động viên học sinh tham gia hợp tác để nâng cao tính tự giác tạo cơ hội cho các emthực hành vận dụng những kinh nghiệm, những tri thức đã học để góp phần nâng caochất lượng dạy và học môn Văn.2. Một số đề xuất22Ứng dụng trò chơi có tính khả thi cao, có khả năng thực hiện đơn giản, khôngchỉ thực hiện ở các đơn vị trường học có điều kiện về công nghệ thông tin, hay giáoviên thực sự thành thạo về vi tính mới sử dụng được mà ta có thể vận dụng đượcvới bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay nói chung. Bởivì người thiết kế (giáo viên, học sinh) có thể tổ chức trò chơi phù hợp với điều kiệnthực tế giảng dạy của mình.Giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở bậc THPT cần mạnh dạn đổi mớiphương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học;nghiên cứu kỹ tài liệu liên quan đến việc vận dụng trò chơi để có những kiến thứccơ bản để vận dụng sáng tạo.Trên đây là nội dung sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân đã từng áp dụnghiệu quả trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở bậc THPT. Trong quá trìnhnghiên cứu, thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của quýcấp quản lý và đồng nghiệp.Tôi cam kết sáng kiến này là do bản thân thực hiện, không sao chép của tổchức, cá nhân nào. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là trung thực, đúng sựthật.Xin chân thành cảm ơn!Nông Cống, ngày 20 tháng 5 năm 2018CƠ QUAN ĐƠN VỊ XÁC NHẬNNgười viết SKKNTrương Thị Ngọc Hân23THƯ MỤC THAM KHẢO1. Áp dụng dạy và học tích cực trong môn văn học - GS Trần Bá Hoành-TSNguyễn Trọng Hoàn Đại học Sư Phạm Hà Nội. 2005.2. Nghị quyết số 29 -NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Ban Chấp hành TWĐảng lần thứ 8 khóa XI “Về đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêucầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướngxã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.3. Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dụcphổ thông do Quốc hội ban hành.4. Sách giáo khoa Ngữ văn 10,11,12, NXBGD, 2010.5. Tài liệu tập huấn chuyên môn về đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệthông tin vào dạy học do Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa tổ chức.2425