Dung dịch axit clohidric không tác dụng với muối nào dưới đây

Tính chất hóa học của HCl” là gì? Nó có tan trong nước không? Có làm quỳ tím đổi màu không? Là chất điện ly mạnh hay yếu? Đây là những câu hỏi Bilico nhận được rất nhiều dành cho chủ đề về Acid Clohidric. Bài viết này chính là câu trả lời đầy đủ nhất cho thắc mắc của bạn. Hãy cùng Bilico tìm hiểu chi tiết nhé. Nào les’t go!!!

Dung dịch axit clohidric không tác dụng với muối nào dưới đây

Tính chất hóa học của HCl

Theo Wikipedia, axit clohydric là một axit vô cơ mạnh, được tạo ra từ sự hòa tan trong nước của khí hydro clorua (HCl). Do vậy, nó mang đầy đủ tính chất hóa học của 1 axit mạnh. Cụ thể như sau:

  • Làm đổi màu quỳ tím
  • Là 1 chất điện ly mạnh
  • Tác dụng với kim loại, muối, bazo, oxit kim loại, các chất có tính oxy hóa cao

Dung dịch axit clohidric không tác dụng với muối nào dưới đây

Mời quý vị tham khảo chi tiết từng tính của loại axit này.

HCl làm quỳ tím chuyển màu gì?

Với bản chất là 1 axit mạnh, do đó HCl làm cho quỳ tím chuyển sang màu đỏ khi tiếp xúc. Đây cũng là đặc điểm nhận dạng rõ ràng nhất của hầu toàn bộ các axit mạnh.

Dung dịch axit clohidric không tác dụng với muối nào dưới đây

Tuy nhiên, quý vị lưu ý là hớp chất này chỉ làm quỳ tím đổi màu khi tồn tại ở dạng dung dịch. Còn nếu tồn tại ở dạng khí sẽ không làm quỳ tím đổi sang màu đỏ.

Là chất điện ly mạnh

HCl có thể tan hoàn toàn trong nước và phân ly cho ra một ion H+ và một ion Cl−. Trong quá trình hòa tan trong nước, ion H+ liên kết với H2O tạo thành ion H3O+. Phương trình:

HCL tác dụng với những chất nào?

Tác dụng với kim loại

Những kim loại tác dụng với HCl là các kim loại đứng trước Hidro trong bảng tuần hoàn như Fe, Al, Mg. Phản ứng tạo ra muối clorua và giải phóng khí Hidro. Phương trình phản ứng như sau:

  • 2HCl + Mg → MgCl2 + H2↑
  • Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
  • 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2↑

Tác dụng với oxit kim loại

HCl có khả năng tác dụng với các oxit kim loại như Al2O3, CuO, Fe3O4 tạo ra muối và nước.Phương trình phản ứng như sau:

  • Fe3O4 + 8HCl → 4H2O + FeCl2+ 2FeCl3
  • 6HCl + Al2O3 →2AlCl3 + 3H2O
  • 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O

Tác dụng với muối

Axit clohidric còn có thể tác dụng với muối, tạo ra muối mới và axit mới. Điều kiện để phản ứng xảy ra là axit tạo ra phải yếu hơn HCl, sản phẩm có kết tủa hoặc tạo ra chất khí bay lên. Phương trình phản ứng như sau:

  • Na2CO­3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2↑
  • CaCO­3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑
  • AgNO3 + 2HCl → AgCl↓ + HNO3
  • 2HCl + BaS → BaCl2 + H2S↑
  • K2CO­3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2↑

Tác dụng với bazơ

HCl tác dụng với bazo tạo ra muối và nước. Phương trình phản ứng như sau:

  • 2HCl + 2NaOH → 2NaCl + H2O
  • 2HCl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2H2O
  • 2HCl + Fe(OH)2 → FeCl2 + 2H2O

Tác dụng với hợp chất có tính oxi hóa

Bên cạnh khả năng oxi hóa khi phản ứng với các kim loại đứng trước Hidro, Acid HCl còn có thể tác dụng với các chất có tính oxy hóa mạnh như KMnO4, K2Cr2O7, MnO2, KClO3, … Trong phản ứng này, nó giữ vai trò là một chất có tính khử mạnh. Phương trình phản ứng:

  • 6HCl + KClO3 → KCl + 3Cl2↑ + 3H2O
  • 2HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2↑ + H2O
  • 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2↑ + 7H2O
  • 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O

HCl không tác dụng với chất nào?

Bên cạnh những hợp chất tác dụng được với HCl mà Bilico đã chia sẻ ở phía trên, dưới đây là một số chất không tác dụng được:

  • Kim loại đứng sau Hidro trong dãy điện hóa: Cu. Ag, Au,….
  • Muối không tan: Các muối có gốc CO3 và PO4 nhưng trừ K2CO3 và Na2CO3,K3PO4 và Na3PO4)
  • Axit: Không tác dụng với tất cả các axit
  • Phi kim: Không tác dụng được với phi kim
  • Oxit kim loại: Không tác dụng được với oxit kim loại
  • Oxit phi kim: Không tác dụng được với oxit phi kim

Trên đây là toàn bộ những giải đáp về chủ đề “tính chất hóa học của HCl“. Hi vọng những chia sẻ chi tiết ở trên đã giúp ích được nhiều cho bạn. Bài viết được hoàn thiện dưới sự cố vấn của các chuyên viên hóa lý chuyên xử lý nước bể bơi của công ty Bilico. Mọi thông tin đóng góp về nội dung bài viết xin để lại comment phía dưới bài viết.

>>> Có thể bạn quan tâm: NaOH tác dụng được với những chất nào? Có độc không?

Axit Clo hidric HCl là chất lỏng không màu, dễ bay hơi trong khi đó Hiđro clorua (HCl) là chất khí, không màu, mùi xốc tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit mạnh HCl.

  • Dung dịch axit clohidric không tác dụng với muối nào dưới đây

  • Dung dịch axit clohidric không tác dụng với muối nào dưới đây

  • Dung dịch axit clohidric không tác dụng với muối nào dưới đây

  • Dung dịch axit clohidric không tác dụng với muối nào dưới đây

Axit Clohidric HCl có đầy đủ tính chất hoá học chung của một axit hay không, có gì khác so với các axit sunfuric H2SO4 axit photphoric H3PO4 hay axit nitric HNO3,… chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

A. Hiđro Clorua – Axit Clo hiđric HCl

Bạn đang xem: Tính chất hoá học của axit Clohidric HCl, Hiđro clorua và muối Clorua – hoá 10 bài 23

I. Tính chất vật lý của Hiđro Clorua và Axit Clohiđric HCl

Hiđro clorua là chất khí, không màu, mùi xốc tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit mạnh HCl; nặng hơn không khí.

Axit clohđric HCl là chất lỏng không màu, dễ bay hơi. Dung dịch axit HCl không màu, HCl đặc bốc khói trong không khí ẩm.

Dung dịch axit clohidric không tác dụng với muối nào dưới đây
II. Tính chất hoá học của HiđroClorua và Axit Clo hiđric HCl

1. HCl có tính axit mạnh

– Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

* Lưu ý:  Khí HCl không làm quỳ tím (khô) chuyển màu đỏ và không tác dụng với CaCO3,…

a) Axit Clohidric tác dụng với kim loại đứng trước H → muối trong đó kim loại có hóa trị thấp + H2.

* Chú ý: Pb đứng trước Hidro nhưng không tan trong dung dịch HCl do PbCl2 không tan.

HCl + Fe

 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑

b) Axit Clohidric tác dụng với oxit kim loại → muối (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) + H2O.

• HCl + Fe3O4

 Fe3O4 + 8HCl → 4H2O + FeCl2 + 2FeCl3

c) Axit Clohidric tác dụng với bazơ → muối (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) + H2­O.

• HCl + NaOH

 NaOH + HCl → NaCl + H2O

• HCl + Fe(OH)2

 Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O

d) Axit Clohidric tác dụng với muối → muối mới + axit mới

• HCl + Na2CO3

 Na2CO­3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2↑

• HCl + CaCO3

 CaCO­3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑

• HCl + AgNO3

 AgNO­3 + 2HCl → AgCl↓ trắng  + HNO3

2. HCl có tính oxi hóa – khử

Axit Clohidric thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các kim loại đứng trước H2 (xem phần tính axit).

 Axit Clohidric đóng vai trò chất khử khi tác dụng với chất có tính oxi hóa mạnh như KMnO4, K2Cr2O7, MnO2, KClO3, …

 2HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2↑ + H2O

 16HCl + 2KMnO4 →  2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O

 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3  + 3Cl2↑ + 7H2O

 6HCl + KClO3 → KCl + 3Cl2↑ + 3H2O

III. Điều chế axit clohiđric HCl

– Phương pháp sunfat (trong phòng thí nghiệm):

NaCl rắn + H2SO4 đặc 

Dung dịch axit clohidric không tác dụng với muối nào dưới đây
NaHSO4 + HCl

2NaCl rắn + H2SO4 đặc 

Dung dịch axit clohidric không tác dụng với muối nào dưới đây
Na2SO­4 + 2HCl

B. Muối Clorua

1. Muối Clorua MCln

– Muối của axit clohiđric được gọi là muối clorua.

– Công thức tổng quát: MCln.

– Các muối clorua hầu hết đều tan trừ PbCl2 và AgCl, CuCl, Hg2Cl2.

2. Nhận biết ion clorua Cl–

– Nhỏ dung dịch bạc nitrat vào dung dịch muối clorua hoặc dung dịch axit clohiđric sẽ có kết tủa trắng bạc clorua xuất hiện, kết tủa này không tan trong các axit mạnh.

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ trắng + NaNO3

AgNO3 + HCl → AgCl↓ trắng + HNO3

– Vậy AgNO3 là thuốc thử để nhận biết ion clorua Cl–

C. Bài tập về Axit Clohiđric, Hidroclorua

Bài 1 trang 106 sgk hóa 10: Cho 20g hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1g khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?

A. 40,5g.   B. 45,5g.   C. 55,5g.   D. 65,5g.

Lời giải bài 1 trang 106 sgk hóa 10:

* Đáp án: C đúng

– Theo bài ra, ta có: nH2 = m/M = 1/2 = 0,5 (mol).

– PTPƯ khi cho Mg và Fe vào dd HCl:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑

– Giả sử: nMg = x; nFe = y.

– Theo PTPƯ ta có: nH2 = x + y = 0,5 (mol).   (1)

 mà theo bài ra: mhh = 24x + 56y = 20 (g).  (2)

 Giải hệ phương trình (1) và (2) ta có x = y =0,25 mol.

⇒ mMgCl2 = n.M = 0,25.95 = 23,75g.

⇒ mFeCl2 = n.M = 0,25.127 = 31,75g

⇒ Khối lượng muối clorua là: m = mMgCl2 + mFeCl2 = 23,75 + 31,75= 55,5

Bài 3 trang 106 sgk hóa 10: Có các chất sau: axit sunfuric đặc, nước, kali clorua rắn. Hãy viết các phương trình phản ứng để điều chế hidro clorua.

Lời giải bài 3 trang 106 sgk hóa 10:

– Phương trình hóa học của phản ứng điều chế hidro clorua

2NaCl tinh thể + H2SO4 đđ 

Dung dịch axit clohidric không tác dụng với muối nào dưới đây
 Na2SO4 + 2HCl

2KCl + 2H2O –đpnc, màng ngăn→ 2KOH + H2 + Cl2↑

H2 + Cl2 

Dung dịch axit clohidric không tác dụng với muối nào dưới đây
 2HCl.

Bài 6 trang 106 sgk hóa 10: Sục khí Cl2 đi qua dung dịch Na2CO3 thấy có khí CO2 thoát ra. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.

Lời giải bài 6 trang 106 sgk hóa 10:

Cl2 + H2O 

Dung dịch axit clohidric không tác dụng với muối nào dưới đây
HCl + HClO

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2↑ + H2O.

Bài 7 trang 106 sgk hóa 10: Tính nồng độ của hai dung dịch axit clohiđric trong các trường hợp sau:

a) Cần phải dùng 150ml dung dịch HCl để kết tủa hoàn toàn 200g dung dịch AgNO3 8,5%.

b) Khi cho 50g dung dịch HCl vào một cốc đựng NaHCO3 (dư) thì thu được 2,24 lít khí ở đktc.

Lời giải bài 7 trang 106 sgk hóa 10:

a) Theo bài ra, ta có nAgNO3 =

Dung dịch axit clohidric không tác dụng với muối nào dưới đây

– Phương trình phản ứng:

HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3

– Theo PTPƯ thì: nHCl = nAgCl = 0,1 (mol)

CM (HCl) = n/V = 0,1/0,15 = 0,667 (mol/l).

b) Theo bài ra ta có, nCO2 = V/22,4 = 2,24/22,4 = 0,1 (mol)

– Phương trình phản ứng:

HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2↑ + H2O

– Theo PTPƯ: nHCl = nCO2 = 0,1 mol ⇒ mHCl = 0,1. 36,5 = 3,65 g

⇒ C%(HCl) = (mct/mdd).100% = (3,65/50).100% = 7,3%

Hi vọng với bài viết hệ thống lại kiến thức về tính chất hoá học của Axit Clo hidric (HCl), Hiđro clorua và muối Clorua một cách chi tiết ở trên sẽ hữu ích cho các em. Mọi thắc mắc các em hãy để lại bình luận dưới bài viết để được hỗ trợ, nếu thấy bài viết hay thì chia sẻ với bạn bè nhé, chúc các em học tập tốt.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục