Dung dịch axit yếu hno2 0,1 m có nồng độ ion h + như thế nào

Tham khảo đề kiểm tra 45 phút Chương I – Hóa học 11 – Sự điện li. Cho 40ml dung dịch HCl 0,75M vào 160ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. Xác định giá trị pH của dung dịch thu được.; Đối với dung dịch axit yếu HNO 2 0,1M, đánh giá nào sau đây là đúng?

Dung dịch axit yếu hno2 0,1 m có nồng độ ion h + như thế nào

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. Có 4 dung dịch trong suốt mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và một anion. Các loại ion trong cả 4 dung dịch gồm: \(C{a^{2 + }};M{g^{2 + }};P{b^{2 + }};N{a^ + };SO_4^{2 – };C{l^ – };CO_3^{2 – };NO_3^ – .\) Bốn dung dịch có chứa các chất tan tương ứng là:

\(\begin{array}{l}A.{\rm{ BaC}}{{\rm{l}}_2};PbS{O_4};MgC{l_2};N{a_2}C{O_3}\\B.{\rm{ BaC}}{{\rm{l}}_2};MgS{O_4};N{a_2}C{O_3};Pb{\left( {N{O_3}} \right)_2}\\C.{\rm{ BaC}}{{\rm{O}}_3};MgS{O_4};NaCl;Pb{\left( {N{O_3}} \right)_2}\\D.{\rm{ Mg}}{\left( {N{O_3}} \right)_2};BaC{l_2};N{a_2}C{O_3};PbS{O_4}\end{array}\)

2. Dãy nào sau đây gồm những chất điện li mạnh?

\(\begin{array}{l}A.{\rm{ HN}}{{\rm{O}}_3};Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2};C{a_3}{\left( {P{O_4}} \right)_2};{H_3}P{O_4}\\B.{\rm{ KCl;}}{{\rm{H}}_2}S{O_4};{H_2}O;CaC{l_2}\\C.{\rm{ }}{{\rm{H}}_2}S{O_4};NaCl;KN{O_3};HN{O_3}\\D.{\rm{ HCl;BaC}}{{\rm{l}}_2};CaS{O_4};N{a_2}S{O_4}\end{array}\)

3. Ion OH– có thể phản ứng được với dãy ion nào sau đây?

\(\begin{array}{l}A.{\rm{ F}}{{\rm{e}}^{3 + }};HSO_4^ – ;HSO_3^ – \\B.{\rm{ C}}{{\rm{u}}^{2 + }};M{g^{2 + }};A{l^{3 + }}\\C.{\rm{ F}}{{\rm{e}}^{2 + }};Z{n^{2 + }};A{l^{3 + }}\end{array}\)

D. Cả A, B, C đều đúng

4. Trong 1 lít dung dịch CH3COOH 0,01M có 6,26.1021 phân tử chưa phân li và ion. Biết số Avogađro là 3,023.1023. Độ điện li của dung dịch axit trên là

A.3,93%                  B.2,50%

C.3,42%                  D.3,89%

5. Nồng độ của ion H+ trong dung dịch CH3COOH 0,1M là 0,0013M. Độ điện li của dung dịch CH3COOH là:

A.3,25%                 B.1,30%

C.1,45%                 D.2,6%

6. Đối với dung dịch axit yếu HNO2 0,1M, đánh giá nào sau đây là đúng?

A.pH = 1                 B.pH > 1

C.\(\left[ {{H^ + }} \right] < \left[ {NO_2^ – } \right]\)

D.\(\left[ {{H^ + }} \right] > \left[ {NO_2^ – } \right]\)

7. Cho các ion: \(NH_4^ + \left( 1 \right);Z{n^{2 + }}\left( 2 \right);HCO_3^ – \left( 3 \right);PO_4^{3 – }\left( 4 \right);N{a^ + }\left( 5 \right);HSO_4^ – \left( 6 \right)\). Theo Bronsted thì câu trả lời nào sau đây là đúng?

A.(3), (4), (5) là bazơ

B.(3), (6) là lưỡng tính

C.(1),(2), (6) là axit

D.(2), (5) là trung tính

8. Ion \(CO_3^{2 – }\) không xảy ra phản ứng với dãy ion nào sau đây trong dung dịch?

\(\begin{array}{l}A.NH_4^ + ;N{a^ + };{K^ + }\\B.C{a^{2 + }};B{a^{2 + }};M{g^{2 + }}\\C.NH_4^ + ;C{a^{2 + }};N{a^ + }\\D.C{u^{2 + }};F{e^{3 + }};{K^ + }\end{array}\)

II. PHẦN TỰ LUẬN

9. Cho các dung dịch trong suốt: \({\left( {N{H_4}} \right)_2}S{O_4};Ba{\left( {OH} \right)_2};BaC{l_2};HCl;NaCl;{H_2}S{O_4}.\) Chỉ dùng một hóa chất làm thuốc thử, hãy nhận biết các dung dịch trên.

1.0. Dung dịch A chứa các ion: \(N{a^ + };SO_4^{2 – };SO_3^{2 – }.\) Bằng những phản ứng hóa học nào có thể nận biết từng loại ion có trong dung dịch?

11. Cho 40ml dung dịch HCl 0,75M vào 160ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. Xác định giá trị pH của dung dịch thu được.

Dung dịch axit yếu hno2 0,1 m có nồng độ ion h + như thế nào

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

C

D

A

Câu

5

6

7

8

Đáp án

B

B

C

A

II. PHẦN TỰ LUẬN

9. Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử.

Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử:

+ Nhóm I: Làm quỳ tím hóa đỏ: HCl; H2SO4; (NH4)2SO4.

+ Nhóm II: Không làm quỳ tím đổi màu: BaCl2; NaCl.

+ Quỳ tím hóa xanh là Ba(OH)2.

Cho Ba(OH)2 vào nhóm I:

+ Mẫu có kết tủa trắng là H2SO4:                   \(Ba{\left( {OH} \right)_2} + {H_2}S{O_4} \to BaS{O_4} \downarrow  + 2{H_2}O\)

+ Mẫu có khí mùi khai và kết tủa trắng Nh4HSO4.                 \(Ba{\left( {OH} \right)_2} + {\left( {N{H_4}} \right)_2}S{O_4} \to BaS{O_4} \downarrow  + 2N{H_3} \uparrow  + 2{H_2}O\)

+ Còn lại là HCl.

Cho H2SO4 vào nhóm II:

+ Mẫu có kết tủa trắng là BaCl2, còn lại là NaCl.                  \(BaC{l_2} + {H_2}S{O_4} \to BaS{O_4} \downarrow  + 2HCl\)

1.0. Cách 1:

Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch HCl, có phản ứng sau:                      \(\begin{array}{l}SO_3^{2 – } + 2{H^ + } \to S{O_2} \uparrow  + {H_2}O\\CO_3^{2 – } + 2{H^ + } \to C{O_2} \uparrow  + {H_2}O\end{array}\)

Cho hỗn hợp khí lần lượt qua dung dịch KMnO4 và sau đó dẫn qua ung dịch Ca(OH)2 thì có hiên tượng:

+ Dung dịch KMnO4 bị nhạt màu là do SO2 tham gia phản ứng:     \(5S{O_2} + 2KMn{O_4} + 2{H_2}O \to {K_2}S{O_4} + 2MnS{O_4} + 2{H_2}S{O_4}\)

Chứng tỏ hỗn hợp khí có SO2 suy ra dung dịch A có chứa iom \(SO_3^{2 – }.\)

+ Dung dịch Ca(OH)2 bị vẩn đục hoặc bị vẩn đục rồi trở nên trong suốt là do CO2 phản ứng:     \(\begin{array}{l}C{O_2} + Ca{\left( {OH} \right)_2} \to CaC{O_3} \downarrow  + {H_2}O\\C{O_2} + CaC{O_3} + {H_2}O \to Ca{\left( {HC{O_3}} \right)_2}\end{array}\)

Chứng tỏ hỗn hợp có khí CO2 suy ra dung dịch A có chứa \(CO_3^{2 – }.\)

Cho dung dịch BaCl2 và dung dịch (sản phẩm) của A tác dụng với HCl, nếu kết quả kết tủa trắng chứng tỏ dung dịch A có chứa ion \(SO_4^2.\)                    \(SO_4^{2 – } + B{a^{2 + }} \to BaS{O_4} \downarrow \)

Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch ban đầu và đốt trên ngọn lửa đèn cồn, thì xuất hiện ngọn lửa màu vằng chứng tỏ trong A có chứa ion Na+.

Cách 2:

Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch A, lọc lấy kết tủa C                    \(\begin{array}{l}B{a^{2 + }} + SO_4^{2 – } \to BaS{O_4} \downarrow \\B{a^{2 + }} + SO_3^{2 – } \to BaS{O_4} \downarrow \\B{a^{2 + }} + CO_3^{2 – } \to BaS{O_4} \downarrow \end{array}\)

Cho kết tủa C tác dụng với dung dịch HCl

+ Chất không tan là BaSO4 suy ra dung dịch A có chứa ion \(SO_4^{2 – }\)

+ Hai chất còn lại tan tạo khí:                    \(\begin{array}{l}BaS{O_3} + 2HCl \to BaC{l_2} + S{O_2} \uparrow  + {H_2}O\\BaC{O_3} + 2HCl \to BaC{l_2} + C{O_2} \uparrow  + {H_2}O\end{array}\)

Dẫn hai khí sinh ra đi qua nước brom. Nếu dung dịch nước brom bị nhạt màu chứng ỏ trong hỗn hợp khí có SO2 suy ra dung dịch A chứa ion \(SO_3^{2 – }\)                   \(S{O_2} + B{r_2} \to {H_2}S{O_4} + 2HBr\)

Khí còn lại làm tương tự cách 1.

1.1. Ta có: \({n_{{H^ + }}} = 0,04 \times 0,75 = 0,03\left( {mol} \right)\)

và \({n_{O{H^ – }}} = 0,16 \times \left( {0,08 \times 2 + 0,04} \right) = 0,032\left( {mol} \right)\)

Phản ứng:                     \(\begin{array}{l}{H^ + } + O{H^ – } \to {H_2}O\left( 1 \right)\\0,03 \to 0,03{\rm{                 }}\left( {mol} \right)\end{array}\)

Từ (1):

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {n_{OH{\rm{ dư}}}} = 0,032 – 0,03 = 0,002\left( {mol} \right).\\ \Rightarrow \left[ {O{H^ – }} \right] = \dfrac{{0,002}}{{0,04 + 0,16}} = 0,01\left( {mol/l} \right)\\ \Rightarrow \left[ {{H^ + }} \right] = \dfrac{{{{10}^{ – 14}}}}{{{{10}^{ – 2}}}} = {10^{ – 12}} \\\Rightarrow pH = 12\end{array}\)